Đề 1 thi học kì 2 năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí. Lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi học kì 2 năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí. Lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi học kì 2 năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí. Lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI HỌC KÌ II
Năm học 2014 – 2015
 Môn: Vật lí. Lớp 9
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm)
Hãy nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Cho ví dụ
Câu 2. (2,5 điểm)
Người cận thị phải đeo kính là loại thấu kính gì? Giải thích tại sao kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? 
Câu 4. (4 điểm)
Đặt một vật AB có dạng một đoạn thẳng có độ dài 2,4cm vuông góc với trục chính của một kính lúp và cách kính lúp một đoạn 8cm, điểm A nằm trên trục chính. Biết kính lúp có kí hiệu 2,5x ghi trên vành kính.
Vẽ ảnh của vật AB qua kính lúp.
Tính khoảng cách từ ảnh đến kính lúp và chiều cao của ảnh. 
----------Hết----------
Câu
Đáp án
Câu 1
(2 điểm)
Tác dụng nhiệtTác dụng quangTác dụng từTác dụng sinh lí
Câu 2
(2,5 điểm)
- Người cận thị phải đeo kính là loại thấu kính phân kì.
- Người cận thị có điểm cực viễn gần mắt hơn so với người có mắt bình thường. 
- Khi đeo kính, ảnh của vật phải nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt. 
- Một vật ở rất xa trước thấu kính sẽ cho ảnh tại tiêu điểm của thấu kính. 
=> Vì vậy kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt để khi nhìn các vật ở xa, ảnh của vật qua kính sẽ nằm tại điểm cực viễn của mắt.
Câu 3
(1,5 điểm)
Tóm tắt đúng
- Áp dụng công thức: 
- Thay số: 
Câu 4
(4 điểm)
Tóm tắt đề:
B
.
.
A’
B’
A
F’
F
I
O
a)
b)
- Tính tiêu cự của kính lúp:
Từ công thức: G = => f = =10cm
Tính khoảng cách từ ảnh đến kính lúp:
Ta có ∆A’B’F’ ~ ∆OIF’ => (1)
Và ta có: ∆A’B’O ~ ∆ABO => (2)
Vì AB = OI, nên từ (1) và (2) ta suy ra:
Thay số và giải ra ta được A’O = 40cm
Tính chiều cao của ảnh:
Thay A’O vào (2) và giải ra ta được A’B’ = 12cm
Chú ý: Học viên làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2.doc