Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
HUYỆN SƠN DƯƠNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ Văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1. (4,0 điểm) Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: 
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào?
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ 2?
Câu 2. (4,0 điểm) 
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của cây đàn thần và niêu cơm thần trong truyện “Thạch Sanh”.
 Câu 3. (12 điểm) 
Hãy đóng vai Mùa xuân kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC 2015 - 2016
 Môn thi: Ngữ văn
Đáp án
 Điểm
Câu 1. (4,0 điểm)
a. Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 
 - Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.	 
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2.
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống.
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...) 
4,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 2. (4,0 điểm) Học sinh cảm nhận được: Truyện “Thạch Sanh” có những chi tiết thần kì, hấp dẫn:
+ Cây đàn thần là một phương tiện kì diệu: 
- Tiếng đàn cất lên từ ngục tối đến tai công chúa và khiến nàng cất tiếng nói.
- Tiếng đàn giúp công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan và vạch tội Lí Thông.
- Tiếng đàn khiến cho quân sĩ mười tám nước chư hầu bủn rủn chân tay, không muốn đánh nhau nữa.
- Âm thanh của tiếng đàn có sức mạnh kì diệu.
-> Đó là tiếng đàn của công lí, tiếng đàn của tình yêu và cũng là tiếng đàn của lòng yêu chuộng hòa bình.
+ Niêu cơm thần kì
- Niêu cơm vô tận (ăn mãi không hết, xới mãi vẫn đầy )
- Niêu cơm của hòa bình và nhân đạo (đối xử khoan hồng tử tế với kẻ bại trận)
- Là khát vọng muôn đời của nhân dân về cơm no áo ấm.
=> Cây đàn và niêu cơm thần kì là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích, góp phần thực hiện ước mơ của nhân dân. Thể hiện quan niệm và văn hóa của nhân dân lao động xưa.
2,0 điểm
2,0 điểm
Câu 3. (12 điểm)
 * Yêu cầu chung:
 - Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
 - Yêu cầu: Đóng vai mình là Mùa xuân kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về. 
 - Hình thức: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu bài viết có bố cục 3 phần.
 * Yêu cầu cụ thể: 
 - Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân.
 - Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: Mùa xuân kể theo ngôi thứ nhất)
a. Mở bài
Giới thiệu chung về nhân vật tôi (mùa xuân) và sự việc (câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên và con nguời mỗi dịp tết dến xuân về.)
b. Thân bài 
 Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân
 + Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời (5 điểm)
 - Mỗi khi mùa Xuân đến, thiên nhiên dang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại. 
 - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân 
 + Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người.
 - Cứ mỗi dịp Tết đến, tôi lại rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.
 - Tôi còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. 
 - Tôi thật hạnh phúc vì mình đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất. 
 - Tôi còn biết gieo vào lòng người những mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. 
c. Kết bài 
 - Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất. 
 - Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người. 
1,0 điểm
10 điểm
5,0 điểm
2,5 điểm
2,5 điểm
5,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_VAN_6_SON_DUONG_1516.doc