PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.” Trích Cây tre Việt Nam Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Nêu tác giả của văn bản Cây tre Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào khi viết: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” ? 2) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.” 3) Các từ: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị là những từ thuộc từ loại nào ? 4) Giải nghĩa từ: nhũn nhặn. 5) Nêu ý nghĩa của văn bản Cây tre Việt Nam. II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm Ngôi trường đã trở thành hình ảnh thân thuộc với mỗi học sinh chúng ta. Em hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. --- HẾT --- Họ và tên học sinh: ....... Số báo danh: PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN 6 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm Câu Nội dung Điểm 1 Câu 1 - Nêu tác giả của văn bản Cây tre Việt Nam: Nhà văn Thép Mới - Tác giả đã sử dụng phép tu từ Nhân hóa khi viết: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.” 0,5 0,25 0,25 2 Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.” Chủ ngữ: mái đình, mái chùa cổ kính Vị ngữ: thấp thoáng 0,5 0,25 0,25 3 Các từ: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị là những từ thuộc từ loại Tính từ 0,5 4 Giải nghĩa từ: nhũn nhặn Thái độ khiêm tốn, nhún nhường; ở đây nói về màu xanh bình dị, tươi mà không rực rỡ của cây tre 0,5 5 Nêu ý nghĩa của văn bản Cây tre Việt Nam. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam (HS có thể nêu theo ý hiểu, nếu đủ ý vẫn cho điểm tối đa). 1,0 II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm ý Nội dung Điểm Ngôi trường đã trở thành hình ảnh thân thuộc với mỗi học sinh chúng ta. Em hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. Yêu cầu chung: - Miêu tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. - Học sinh biết vận dụng văn miêu tả (với các kĩ năng: quan sát, lựa chọn, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ ...) để 7,0 làm một bài văn tả cảnh trường em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, gắn với thực tế sinh động của từng trường. - Tuỳ theo thực tế, học sinh miêu tả: có thể là tả thực, có thể kết hợp tả thực với tưởng tượng - khi chấm bài, giáo viên lưu ý đến yêu cầu này. - Biết bố cục một bài văn miêu tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: - Giới thiệu quang cảnh chung trường em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời (khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của học sinh). 1,0 2 Thân bài: Yêu cầu: học sinh biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đã quan sát được để miêu tả, biết miêu tả theo một trình tự hợp lí về thời gian, không gian, biết kết hợp các yếu tố so sánh, nhân hoá, tưởng tượng ... để bài văn tả cảnh thêm sinh động. - Tả lại quang cảnh chung ngôi trường vào buổi sáng mùa hè đẹp trời qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh ... - Lựa chọn để miêu tả lại những hình ảnh tiêu biểu về ngôi trường từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa (hình ảnh cổng trường, sân trường, hàng cây, khuôn viên đến dãy phòng học), kết hợp miêu tả cảnh với miêu tả người (hình ảnh và hoạt động của các thầy cô giáo, các bạn học sinh) - Kết hợp miêu tả cảnh với nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về ngôi trường, về thầy cô giáo và các bạnKhuyến khích bài làm sáng tạo, biết quan sát để miêu tả quang cảnh ngôi trường gắn với thực tế 5,0 2,0 2,0 1,0 3 Kết bài: - HS nêu cảm nghĩ với ngôi trường, cảm nghĩ về thầy cô và các bạn 1,0 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN Điểm 7: Học sinh vận dụng rất tốt văn miêu tả để làm bài, có nhiều sáng tạo trong miêu tả cảnh, kết hợp với miêu tả người. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả quang cảnh ngôi trường. Đồng thời biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 5 - 6: Học sinh vận dụng tốt văn miêu tả để làm bài, ngôn ngữ sáng tạo. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả quang cảnh ngôi trường. Đồng thời biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 3 - 4: Học sinh biết vận dụng văn miêu tả để làm bài. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả quang cảnh ngôi trường. Đồng thời biết bố cục văn bản, diễn đạt tương đối tốt, trình bày tương đối đẹp, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn miêu tả để làm bài, có đoạn còn lạc sang kể lể lan man. Bố cục văn bản chưa chặt chẽ, diễn đạt, trình bày chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Chú ý tới mức độ với hs lớp 6 (không yêu cầu cao với các em), khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong miêu tả cảnh; không cho điểm cao với những bài học sinh sao chép lại văn mẫu có sẵn trong các tài liệu tham khảo - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.
Tài liệu đính kèm: