Chuyên đề Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề 2: Nhiễm sắc thể (Có đáp án)

docx 24 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 579Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề 2: Nhiễm sắc thể (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề 2: Nhiễm sắc thể (Có đáp án)
CHUYÊN ĐỀ II. NHIỄM SẮC THỂ
Chủ đề 1. Cấu tạo nhiễm sắc thể
A. Phương pháp giải
1. Đặc điểm
a. Cấu tạo hóa học
   - NST là cấu trúc trong nhân tế bào bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
   - Thành phần chính của NST là ADN và prôtêin.	
b. Đặc trưng
   - Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước. Trong 1 cặp NST tương đồng một NST có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
   - Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng là bộ NST 2n. Bộ NST của các giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng gọi là bộ n.
   - Tế bào mỗi loài sinh vật đều có 1 bộ NST đặc trưng về hình thái và số lượng và không thể hiện trình độ tiến hoá của loài.
   Ví dụ: Người 2n = 46; tinh tinh 2n = 48; ruồi giấm 2n = 8; gà 2n = 78; ngô 2n = 20; lúa nước 2n = 24; 
   - Tuỳ theo mức độ duỗi hoặc đóng xoắn mà chiều dài của NST ở các thời điểm cũng khác nhau. Tại kì giữa, NST đóng xoắn cực đại cho NST có hình dạng đặc trưng nhất.
   - Tại kì giữa của quá trình phân bào: NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động.
2. Chức năng
   - NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN do đó có vai trò bảo quản thông tin di truyền đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua	
B. Bài tập tự luận
Câu 1: NST là gì? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST.
Trả lời
   - Nhiễm sắc thể (NST) là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi nhuộn bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
   - Hình thái của NST quan sát rõ ràng nhất tại kì giữa phân bào. Lúc này, mỗi NST ở trạng thái kép chứa 2 crômatit. Mỗi crômatit gồm 1 ADN kết hợp với prôtêin loại histôn. Hai cr ô matit liên kết với nhau tại tâm động.
   - Chức năng của NST là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 2: Tính đặc trưng cho loài của bộ NST được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Trả lời
   Bộ NST loài đặc trưng bởi các yếu tố số lượng và hình dạng của các NST.
Câu 3: Nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Hãy mô tả cấu trúc của NST tại kì đó.
Trả lời
   Nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào.
   Cấu trúc của NST tại kì giữa:
   - NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.
   - Tâm động là nơi đính vào sợi tơ vô sắc.
   - Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
Câu 4: Cặp NST tương đồng là gì? Cặp NST tương đồng thường tồn tại ở những tế bào nào?
Trả lời
   - Cặp NST tương đồng là cặp NST có hình thái, kích thước giống nhau. Cặp NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
   - Trong cơ thể, cặp NST tương đồng tồn tại ở các tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục.	
C. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng
Câu 1: NST là cấu trúc có ở
A. Bên ngoài tế bào	B. Trong các bào quan	C. Trong nhân tế bào	D. Trên màng tế bào
Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. Hình que	B. Hình hạt	C. Hình chữ V	D. Nhiều hình dạng
Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
A. Vào kì trung gian	B. Kì đầu	C. Kì giữa	D. Kì sau
Câu 4: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:
A. một crômatit	B. một NST đơn	C. một NST kép	D. cặp crômatit
Câu 5: Thành phần hoá học của NST bao gồm:
A. Phân tử Prôtêin	B. Phân tử ADN	
C. Prôtêin và phân tử ADN	D. Axit và bazơ
Câu 6: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:
A. Biến đổi hình dạng	B. Tự nhân đôi	
C. Trao đổi chất	D. Co, duỗi trong phân bào
Câu 7: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ	B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng	
C. Luôn co ngắn lại	D. Luôn luôn duỗi ra
Câu 8: Cặp NST tương đồng là:
A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.	
B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.	
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.	
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 9: Bộ NST 2n = 48 là của loài:
A. Tinh tinh	B. Đậu Hà Lan	C. Ruồi giấm	D. Người
Câu 10: Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:
A. Có hai cặp NST đều có Hình que	B. Có bốn cặp NST đều Hình que	
C. Có ba cặp NST Hình chữ V	D. Có hai cặp NST Hình chữ V
Câu 11: Chọn câu đúng trong số các câu sau:
1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.
3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.
4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
Số phương án đúng là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 12: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?
A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực	B. Hợp tử.	
C. Tế bào sinh dục chín	D. Tế bào sinh dục sơ khai
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?
A. Crômatit chính là NST đơn.	
B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.	
C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.
D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.
Câu 14: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh
A. mức độ tiến hoá của loài.	B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.	
C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.	D. số lượng gen của mỗi loài.
Câu 15: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.	B. số lượng, hình thái NST.	
C. số lượng, cấu trúc NST.	D. số lượng không đổi.
Đáp án và hướng dẫn giải
1. C
4. B
7. B
10. D
13. A
2. D
5. C
8. A
11. B
14. C
3. C
6. B
9. A
12. A
15. A
Chủ đề 2. Phân bào
A. Phương pháp giải
1. Nguyên phân
a. Chu kì tế bào
   - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
   - Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).	
b. Diễn biến cơ bản của nguyên phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Hoạt động của tế bào chất
Kì trung gian
- NST đơn ở trạng thái dãn xoắn tiến hành nhân đôi
- Tế bào thực hiện các hoạt động nhằm tăng trưởng kích thước và chuẩn bị cho phân bào.
Kì đầu
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
- Màng nhân và nhân con tiêu biến.
- Thoi phân bào đính vào tâm động.
Kì giữa
- NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Thoi vô sắc được hình thành.
Kì sau
- Các crômatit trong NST kép tách nhau ở tâm động và đi về hai cực của tế bào thành 2 NST đơn
- Các sợi tơ vô sắc co rút làm các NST đi về 2 cực tế bào.
Kì cuối
- NST dãn xoắn
- Thoi vô sắc biến mất.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại, hình thành 2 nhân.
- Tế bào chất phân chia và tạo thành 2 tế bào mới
c. Kết quả:
   - Từ 1 tế bào con ban đầu tạo thành 2 tế bào con có giống nhau và giống tế bào mẹ về nhân.	
d. Ý nghĩa:
   - Đối với các sinh vật đơn bào, nguyên phân chính là phương thức sinh sản của những sinh vật này.
   - Đối với các sinh vật đa bào, nguyên phân là phương thức giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển; đồng thời nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
   - Đối với các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là phương thức tạo ra cơ thể con có kiểu gen giống cơ thể mẹ.
   - Góp phần cùng với các cơ chế khác duy trì bộ NST 2n của loài qua các thế hệ, ổn định tính trạng của loài qua các thế hệ.
2. Giảm phân
a. Đặc điểm
   - Giảm phân là hình thức phân bào có thoi phân bào, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
   - Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.	
b. Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Kì
Giảm phân I
Giảm phân II
Trung gian
- NST đơn nhân đôi
- Diễn ra rất ngắn, các NST không tiến hành nhân đôi.
Kì đầu
- NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.
- Các cặp NST thể kép trong cặp tương đồng bắt cặp theo chiều dọc, tiếp hợp với nhau và trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit không cùng chị em.
- Cuối kì đầu hai NST kép tách nhau ra.
-NST bắt đầu đóng xoắn.
-Màng nhân và nhân con tiêu biến.
-Thoi vô sắc xuất hiện.
Kì giữa
- NST tiếp tục co xoắn cực đại, NST có hình thái đặc trưng cho loài.
- Thoi vô sắc đính vào tâm động ở một bên của NST.
- Các cặp NST tương đồng tập trung và thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép co xoắn cực đại và tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Thoi vô sắc dính vào 2 phía của NST kép.
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng di chuyển độc lập về hai cực của tế bào và chúng phân li độc lập với nhau.
- NST tách nhau tại tâm động trượt trên thoi vô sắc di chuyển về hai cực tế bào.
Kì cuối
- Sau khi di chuyển về hai cực của tế bào NST bắt đầu dãn xoắn, màng nhân và nhân con hình thành.
- NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành. Tạo ra hai tế bào con.
Kết quả
- Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép sinh ra 2 tế bào con có bộ NST n kép.
- Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2 tế bào mang bộ NST n đơn.
c. Ý nghĩa
   - Nhờ sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST, hiện tượng trao đổi đoạn và hoán vị gen đã tạo ra tính đa dạng và phong phú cho giao tử, từ đó xuất hiện các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau. Có vai trò quan trọng trong việ hình thành tính đa dạng ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính.	
Các công thức thường gặp
1. Số NST, crômatit, tâm động trong nguyên phân và giảm phân
   Gọi số NST ở tế bào xôma của loài là 2
a. Nguyên phân
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
NST đơn
0
0
0
4n
4n
NST kép
2n
2n
2n
4n
4n
Crômatit
4n
4n
4n
0
0
Tâm động
2n
2n
2n
4n
4n
b. Giảm phân
2. Các bài toán liên quan đến quá trình nguyên phân
   Một tế bào tiến hành nguyên phân k lần.
   - Số tế bào con được sinh ra: 2k tế bào
   - Số NST trong các tế bào mới là: 2n x 2k (NST)
   - Số NST mới được hình thành hoặc môi trường nội bào cung cấp là: 2n x (2k - 1) (NST)	
B. Bài tập tự luận
Câu 1: Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
Trả lời
a. Giống nhau
   - Có sự nhân đôi của NST tạo thành NST kép (kì trung gian).
   - Có sự tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.
   - Trải qua các kì phân bào tương tự nhau (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối).
   - Có sự biến đổi hình thái NST như đóng xoắn và tháo xoắn.
   - Kì giữa, NST tập trung ở 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào.
   - Giảm phân 2 có tiến trình giống nguyên phân.	
b. Khác nhau:
Đặc điểm
Nguyên phân
Giảm phân
Vị trí
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, trong suốt đời sống cá thể.
- Xảy ra ở TB sinh dục (2n) ở thời kì chín.
Số lần phân bào
- Gồm 1 lần phân bào.
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
Số hàng NST ở kì giữa
- Kì giữa, NST tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì giữa 1, NST tập trung 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Hiện tượng trao đổi chéo
- Không có hiện tượng trao đổi chéo.
- Kì đầu 1 có hiện tượng trao đổi chéo.
Kết quả
- Từ 1 tế bào sinh dưỡng (2n NST) qua nguyên phân hình thành 2TB con có bộ NST giống tế bào mẹ (2n).
- Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua giảm phân hình thành 4 TB con có bộ NST đơn bội. (n NST) bằng 1/2 NST của tế bào mẹ.
Ý nghĩa
- Duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào, duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở các sinh vật sinh sản vô tính.
- Cùng với quá trình thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở các sinh vật sinh sản hữu tính.
Câu 2: Bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ vào quá trình nào? Giải thích.
Trả lời
a. Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng
   - Nhờ cơ chế nguyên phân mà bản chất là sự nhân đôi của ADN, NST và sự phân li đồng đều NST cho hai tế bào con đã đảm bảo cho bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ.	
b. Đối với các loài sinh sản hữu tính.
   Nhờ sự kết hợp giữa các cơ chế giảm phân – thụ tinh – nguyên phân
   - Cơ chế giảm phân bao gồm các quá trình nhân đôi, phân li đồng đều các NST cho các giao tử đơn bội.
   - Cơ chế thụ tinh mà thực chất là việc tái tổ hợp NST theo từng đôi của các NST trong giao tử đực và cái, phục hồi lại bộ NST 2n cho hợp tử.
   - Cơ chế nguyên phân làm cho các thế hệ tế bào trong cơ thể được phát sinh từ hợp tử có bộ NST 2n được đặc trưng.
Câu 3: Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của nguyên phân
Trả lời
   Sự biến đổi của NST ở các kì của nguyên phân:
   - Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
   - Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
   - Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
   - Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
Câu 4: Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của giảm phân I
Trả lời
   Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của giảm phân I
   - Kì đầu:
   + Các NST kép xoắn, co ngắn.
   + Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
   - Kì giữa: Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
   - Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào.
   - Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép.	
C. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng
Câu 1: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian	B. Kì đầu	C. Kì giữa	D. Kì sau
Câu 3: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
A. 1 hàng	B. 2 hàng	C. 3 hàng	D. 4 hàng
Câu 4: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình Nguyên phân như thế nào?
A. Đóng xoắn cực đại	B. Bắt đầu đóng xoắn	C. Dãn xoắn	D. Bắt đầu tháo xoắn
Câu 5: Kết thúc quá trình Nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn	B. Lưỡng bội ở trạng thái kép	
C. Đơn bội ở trạng thái đơn	D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 6: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. 12.	B. 48.	C. 46.	D. 45.
Câu 7: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.	
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.	
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.	
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 8: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4	B. 8	C. 16	D. 32
Câu 9: Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở:
A. Tế bào sinh dưỡng	B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín	
C. Tế bào mầm sinh dục	D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 10: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần	B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần	
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần	D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
Câu 11: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn	B. Đơn bội ở trạng thái đơn	
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép	D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 12: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
A. Kì trung gian của lần phân bào I	B. Kì giữa của lần phân bào I	
C. Kì trung gian của lần phân bào II	D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 13: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
A. Nhân đôi NST	
B. Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng	
C. Phân li NST về hai cực của tế bào	
D. Co xoắn và tháo xoắn NST
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 14 đến số 18
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở(I) của .(II)Trong giảm phân có.(III).. phân chia tế bào. Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ tạo ra.(IV)tế bào con. SốNST có trong mỗi tế bào con(V)so với số NST của tế bào mẹ.
Câu 14: Số (I) là:
A. thời kì sinh trưởng	B. thời kì chín	C. thời kì phát triển	D. giai đoạn trưởng thành
Câu 15: Số (II) là:
A. tế bào sinh dục	B. hợp tử	C. tế bào sinh dưỡng	D. tế bào mầm
Câu 16: Số (III) là:
A. 1 lần	B. 2 lần	C. 3 lần	D. 4 lần
Câu 17: Số (IV) là:
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 18: Số (V) là:
A. bằng gấp đôi	B. bằng một nửa	C. bằng nhau	D. bằng gấp ba lần
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi 19, 20
Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 crômatit trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
Câu 19: Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 20: Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành trong cả quá trình trên?
A. 31	B. 32	C. 33	D. 63
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 21 đến 23
Ở một nhóm tê bào mầm sinh dục của ruồi giấm 2n = 8 đang tiến hành giảm phân tạo ra các giao tử chứa 64 NST.
Câu 21: Nếu các tế bào trên là tế bào mầm sinh dục đực, có bao nhiêu tế bào tiến hành giảm phân?
A. 4	B. 8	C. 16	D. 32
Câu 22: Nếu các tế bào trên là tế bào mầm sinh dục cái, có bao nhiêu tế bào tiến hành giảm phân?
A. 4	B. 8	C. 16	D. 32
Câu 23: Nếu các tế bào trên đều là các tế bào mầm sinh dục đực và đều được sinh ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai, tính số NST mới được hình thành trong quá trình trên.
A. 52 NST	B. 56 NST	C. 60 NST	D. 64 NST
Câu 24: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra 128 tế bào con. Số đợt nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp trong quá trình trên là:
A. 7 và 1792.	B. 7 và 1764.	C. 6 và 882.	D. 6 và 896.
Câu 25: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là:
A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
Đáp án và hướng dẫn giải
1. C
6. B
11. B
16. B
21. A
2. A
7. B
12. A
17. A
22. C
3. A
8. C
13. D
18. B
23. B
4. C
9. B
14. B
19. C
24. B
5. B
10. A
15. A
20. D
25. B
Chủ đề 3. Giao tử và thụ tinh
A. Phương pháp giải
1. Phát sinh giao tử
a. Phát sinh giao tử ở động vật
b. Phát sinh giao tử ở thực vật có hoa
   Quá trình phát sinh giao tử ở thực vật hết sức phức tạp:
   - Sau khi tế bào mẹ tiểu bào tử (2n) giảm phân cho 4 tiểu bào tử (n) thì các tiểu bào tử này còn nguyên phân thêm 1 lần nữa cho 2 nhân đơn bội rồi mới phát triển thành hạt phấn hoàn chỉnh.
   - Sau khi tế bào mẹ đại bào tử (2n) giảm phân cho 4 đại bào tử (n); 3 trong số 4 đại bào tử này sẽ bị thoái hoá; đại bào tử còn lại sẽ trải qua 3 lần nguyên phân nữa tạo ra túi phôi gồm 1 trứng (giao tử cái), 2 trợ bào; 2 nhân cực và 3 tế bào đối cực.
   2. Thụ tinh
   - Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực vào một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử.
   - Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
   3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
   - Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính; đồng thời tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá.	
Công thức thường gặp
   Các bài toán liên quan đến quá trình giảm phân và thụ tinh.
1. Số giao tử được hình thành
   - Đối với các tế bào sinh tinh, mỗi tế bào sinh tinh sau khi giảm phân cho 4 tinh trùng nên a tế bào giảm phân cho 4a tinh trùng.
   - Đối với tế bào sinh trứng, mỗi tế bào sinh trứng sau khi giảm phân cho 1 trứng nên a tế nào giảm phân cho a trứng.
2. Số hợp tử được tạo ra
   - Số hợp tử được tạo ra = Số trứng được thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh.
   - Số hợp tử XX = Số tinh trùng X thụ tinh.
   - Số hợp tử XY = Số tinh trùng Y thụ tinh.
   - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng đã thụ tinh: Tổng số tinh trùng được tạo ra.
   - Hiệu thụ tinh của trứng = Số trứng đã thụ tinh: Tổng số trứng được tạo ra.	
B. Bài tập tự luận
Câu 1: So sánh Quá trình phát sinh giao tử ở động vật giữa giống đực và cái?
Trả lời
a. Giống nhau:
   - Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
   - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.	
b. Khác nhau
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn), chỉ có 1 tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh.
- Kết quả: Từ 1 noãn bậc 1 giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng (n NST).
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng, đều tham gia quá trình thụ tinh.
- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST).
Câu 2: Quá trình thụ tinh là gì? Ý nghĩa của quá trình thụ tinh?
Trả lời
   - Thụ tinh là quá trình một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
   - Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
   Ý nghĩa:
   - Góp phần duy trì tính ổn định của bộ NST qua các thế hệ con.
   - Nhờ sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh mà tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Câu 3: Hai tế bào sinh dục của gà (2n =78) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào có 39624 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 32 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác đinh giới tính của cá thể nói trên.
Trả lời
a. Xác định số đợt nguyên phân của nhóm tế bào trên
   Gọi k là số lần nguyên phân của 2 tế bào.
   Theo đề bài, ta có:
   2. 2n x (2k – 2) = 39624
   2. 78 x (2k – 2) = 39624
→k = 8
   Vậy 2 tế bào ban đầu đã nguyên phân 8 lần	
b. Xác định giới tính của cá thể
   Số tế bào sinh giao tử = 2 x 28 = 2 x 256 = 512 (tế bào)
   Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% với số hợp tử được tạo thành là 32, nên số giao tử được tạo thành là:
   Vì 512 tế bào sinh giao tử x 4 giao tử = 2048 giao tử.
   Do đó, cá thể trên là 1 cá thế đực.
Câu 4: Một tế bào sinh dục sơ khai Ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng.
a) Xác định số tinh trùng tạo ra?
b) Số nhiễm sắc thể có trong các tinh trùng là bao nhiêu?
Trả lời
a. Xác định số tinh trùng tạo ra
   Mỗi tế bào sinh tinh sau khi giảm phân đều cho 4 tinh trùng.
   Số tế bào sinh tinh là: 24 = 16 (tế bào)
   Số tinh trùng được tạo ra là: 16 x 4 = 64 (tinh trùng)	
b. Số NST có trong các tinh trùng
   Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8, trong các giao tử bộ NST là bộ đơn bội n = 4.
   Số NST trong các tinh trùng là: 64 x 4 = 256 (NST)	
C. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng
Câu 1: Giao tử là:
A. Tế bào dinh dục đơn bội.	
B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.	
C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.	
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là:
A. Nguyên phân	B. Giảm phân	
C. Thụ tinh	D. Nguyên phân và giảm phân
Câu 3: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:
A. 1 trứng và 3 thể cực	B. 4 trứng	
C. 3 trứng và 1 thể cực	D. 4 thể cực
Câu 4: Nội dung nào sau đây sai?
A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.	
B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.	
C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.	
D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.
Câu 5: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:
A. 10 và 192.	B. 8 và 128.	C. 4 và 64.	D. 12 và 192.
Câu 6: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?
A. 38.	B. 34.	C. 68.	D. 36.
Câu 7: Ở một loài động vật (2n=40). Có 5 tế bào sinh dục chín thực hiện quá trình giảm phân. Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con sau giảm phân là:
A. 300.	B. 200.	C. 100.	D. 400.
Câu 8: Ở ruồi giấm(2n=8). Một tế bào sinh trứng thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Cho các nhận xét sau
(1). Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.
(2). Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 crômatit.
(3). Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.
(4). Ở kì cuối của quá trình giảm phân I, lúc tế bào đang phân chia có 16 nhiễm sắc thể đơn.
(5). Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 nhiễm sắc thể kép.
(6). Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 16 crômatit.
(7). Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 tâm động.
Số ý đúng là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6
Câu 9: Trong 1 tế bào sinh dục của1 loài đang ở kỳ giữa I, người ta đếm có tất cả 16 crômatit. tên của loài nói trên là:
A. Đậu Hà Lan	B. Ruồi giấm	C. Bắp	D. Củ cải
Câu 10: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì:
A. Bằng nhau	B. Bằng 2 lần	C. Bằng 4 lần	D. Giảm một nửa
Dùng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 11, 12
Có 1 số trứng và một số tinh trùng tham gia thụ tinh, biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Có 20 hợp tử được tạo thành.
Câu 11: Số trứng và tinh trùng được thụ tinh là:
A. 20.	B. 50.	C. 320.	D. 40.
Câu 12: Số tế bào sinh tinh là
A. 320	B. 160.	C. 80.	D. 40.
Dùng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 13 đến 15
Gọi a là số tế bào tham gia quá trình giảm phân và 2n là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài
Câu 13: Nếu số tế bào trên là các tinh bào bậc 1 thì số tinh trùng sinh ra và số NST đơn môi trường cần phải cung cấp lần lượt là:
A. a và a.2n	B. 4a và a.2n	C. 3a và a.2n	D. 4a và 4.an
Câu 14: Nếu là các noãn bào bậc 1 thì số trứng sinh ra và số NST môi trường cần cung cấp lần lượt là:
A. a và 4.an	B. a và a.2n	C. 2a và 4.an	D. 4a và a.2n
Câu 15: Số thoi phân bào xuất hiện và bị phá huỷ
A. 0 và 3a	B. 3a và 0	C. 3a và 3a	D. 3a và a
Câu 16: Có 3 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân số thể định hướng đã tiêu biến là
A. 12.	B. 3.	C. 9.	D. 1.
Câu 17: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi 10 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân, các trứng sinh ra đều thụ tinh và đã tạo ra 2 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong quá trình tạo trứng và trong các trứng thụ tinh là bao nhiêu?
A. 380.	B. 760.	C. 230.	D. 460.
Câu 18: Quá trình hình thành giao tử từ 7 tế bào sinh tinh đã hình thành và phá huỷ bao nhiêu thoi phân bào?
A. 7.	B. 14.	C. 21.	D. 28.
Câu 19: Ở một loài, giả sử một lần thụ tinh có 100000 tinh trùng tham gia. Cá thể cái sau thụ tinh đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định số hợp tử được tạo thành.
A. 100000.	B. 25.	C. 100002.	D. 15.
Câu 20: Một thỏ cái đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ cho quá trình thụ tinh nhưng chỉ có 50% trứng được thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. Tính số hợp tử tạo thành.
A. 24.	B. 48.	C. 12.	D. 6.
Đáp án và hướng dẫn giải
1. D
5. D
9. B
13. B
17. A
2. A
6. B
10. C
14. B
18. C
3. A
7. D
11. A
15. C
19. B
4. D
8. A
12. C
16. C
20. A
Chủ đề 4. Xác định giới tính
A. Phương pháp giải
1. NST giới tính
   - NST giới tính là cặp NST mang các gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính và một số tính trạng khác. NST giới tính tồn tại trong tế bào có thể ở trạng thái cặp tương đồng (XX) hoặc cặp ko tương đồng (XY hoặc XO).
   Ví dụ: tính trạng giới tính: Ở người, NST Y mang gen SR Y còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, NST X lại mang gen xác định bệnh máu khó đông.
   - Giới tính ở nhiều loài được xác định nhờ sự có mặt của cặp XX hay XY trong tế bào
   Ví dụ: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me,  NST giới tính ở giống đực là XY, giống cái là XX. Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây,  NST giới tính của giống cái là XY, giống đực là XX.
2. Cơ chế xác định giới tính
a. Cơ chế xác đinh
   - Ở đa số các loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.
   Nhờ sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình hình thành giao tử, cơ thể chỉ cho một loại giao tử thuộc giới đồng giao tử (ví dụ ở người, nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X), cơ thể cho 2 loại giao tử thuộc giới dị giao tử (ví dụ ở người, nam giới cho hai loại tinh trùng, một loại mang NST X còn một loại mang NST Y).
   - Tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1: 1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh diễn ra một cách ngẫu nhiên.
   - Tuy nhiên, trong các nghiên cứu ở người, tỉ lệ 1: 1 này không hoàn toàn chính xác mà thay đổi theo các độ tuổi khác nhau.	
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
   - Thuyết NST xác định giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trong và ngoài lên sự phân hoá giới tính.
   - Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính, người ta có thể chủ động điề

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_sinh_hoc_lop_9_chuyen_de_2_nhiem_sac_the_co_dap_an.docx