Chuyên đề luyện thi hidrocacbon no: Dạng I: Bài tập phản ứng thế bởi halogen ( khí Cl2; hơi Br2 )

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 14430Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi hidrocacbon no: Dạng I: Bài tập phản ứng thế bởi halogen ( khí Cl2; hơi Br2 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề luyện thi hidrocacbon no: Dạng I: Bài tập phản ứng thế bởi halogen ( khí Cl2; hơi Br2 )
DẠNG I: BÀI TẬP PHẢN ỨNG THẾ BỞI HALOGEN ( Khí Cl2; Hơi Br2 )
Câu 1: Cho propan tác dụng với khí clo ( askt ) theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 2: Cho n- butan tác dụng với khí clo ( askt ) theo tỉ lệ mol 1: 1 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 3: Cho hợp chất 2,2 – đimetyl butan tác dụng với Clo ( askt ) theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4: Khi cho 2 – metylbutan tác dụng với Clo theo tỉ lệ mol 1:1 thì sản phẩm chính thu được là?
	A. 1-clo -2-metylbutan	B. 2-clo -2-metylbutan	C. 1-clo -3-metylbutan	D. 2-clo -3-metylbutan
Câu 5: Cho iso-pentan tác dụng với Br2 (hơi) theo tỉ lệ mol 1:1 (askt) thì sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là?
	A. CH3CHBrCH(CH3)2	B. (CH3)2CHCH2CH2Br	C. CH3CH2CBr(CH3)2	D. CH3CH(CH3)CH2Br
Câu 6: Cho neo –pentan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?
	A. 1	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 7: Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của HC là?
	A. 2,2-đimetylpropan	B. 2-metylbutan	C. n-pentan	D. 2,3-đimetyletyl
Câu 8: Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1:1 thu được 1 sản phẩm thế monoclo duy nhất. Tên gọi của HC là?
	A. 2,2-đimetylpropan	B. 2-metylbutan	C. n-pentan	D. 2,3-đimetyletyl
 Câu 9: Khi clo hóa 1 ankan có CTPT là C6H14, chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC là?
	A. 2,2-đimetylbutan	B. 2,3-đimetylbutan	C. 2-etylbutan	D. 2-etyl-3- metyl-propan
Câu 10: Hidrocacbon X mạch hở trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn và có 2 nguyên tử C bậc 3. Đốt cháy 1 thể tích X thu được 6 thể tích CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khi cho X tác dụng với Clo ( theo tỉ lệ mol 1:1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là?
	A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 11: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan là?
	A. Etan và propan	B. Propan và iso –butan	C. Iso-butan và n-pentan	D. Neo-pentan và etan
Câu 12: Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo ( askt ) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 2 dẫn xuất monoclo?
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
Câu 13: Khi clo hóa 1 ankan thu được hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo và 4 dẫn xuất điclo. Tên của ankan là?
	A. Propan	B. 2-metylpropan	C. n-butan	D. Etan
Câu 14: Khi clo hóa 1 ankan thu được hỗn hợp 3 dẫn xuất monoclo và 7 dẫn xuất điclo. CTCT nào thỏa mãn?
	A. CH3CH2CH2CH2CH2CH3	B. (CH3)2CHCH2CH2CH3
	C. (CH3)3CCH2CH3	D. (CH3)2CHCH(CH3)2
Câu 15: Cho ankan X phản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỉ khối so với H2 bằng 61,5. Tên của Y là?
	A. Butan	B. Propan	C. Pentan	D. Hexan
Câu 16: Brom hóa 1 ankan X thu được 1 dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối so với H2 = 75,5. Tên của X?
	A. 3,2-đimetylpropan	B. 2,2-đimetylpropan	C. 3,3-đimetylpropan	D. 2-metylbutan
Câu 17: Cho ankan X ( trong phân tử có % khối lượng H = 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 (askt) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Tên của X?
	A. 3-metylpentan	B. 2,3-đimetylbutan	C. 2,3,4-trimetylpropan	D. 2,2-đimetylbutan
Câu 18: Clo hóa 1 ankan X chỉ thu được môt dẫn xuất monoclo duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 = 53,25. Tên của X?
	A. 3,3-đimetylhexan	B. Isopentan	C. 2,2-đimetylpropan	D. 2,2,3-trimetylpentan
Câu 19: Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với hơi brom có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa 2 sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với không khí bằng 4. Tên của X?
	A. 3,2-đimetylpropan	B. 2,2-đimetylpropan	C. 3,3-đimetylpropan	D. 2-metylbutan
Câu 20: Cho ankan A phản ứng vừa đủ với khí Clo ở nhiệt độ cao thu được 1 chất khí có thể tích gấp 14 lần thể tích của hơi A. Xác định CTPT của A?
	A. C4H10	B. C3H8	C. C5H12	D. C6H14
Câu 21: 
a. Cho ankan A phản ứng với khí Clo có chiếu sáng theo tỉ lệ thể tích là 1:2 thu được chất hữu cơ B có tỉ khối so với He = 21,25. Xác định CTPT của A?
	A. C3H8	B. C2H6	C. CH4	D. C4H10
b. Cho 2,688 lít khí A (đktc) tác dụng với khí Clo (askt) thu được hỗn hợp X chứa các dẫn xuất có 1; 2; 3 nguyên tử clo và tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:3. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X?
DẠNG II: BÀI TẬP ĐỐT CHÁY ANKAN
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam một ankan X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
	A. CH4	B. C2H6	C. C3H8	D. C4H10
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một ankan X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
	A. C2H6	B. C3H8	C. C4H10	D. C5H12
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam một ankan X thu được 1,44 gam H2O. Công thức phân tử của X là
	A. C2H6	B. C3H8	C. C4H10	D. C5H12
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một ankan mạch không nhánh (X) thu được CO2 và H2O có = 4 : 5. X là 
	A. Propan	B. Butan	C. Isobutan	D. Pentan
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 15 cm3 một ankan A thu được 105 cm3 hỗn hợp CO2 và H2O. Biết các thể tích đều được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định A và thể tích O2 đã dùng?
	A. C3H8, 75 cm3	B. C3H8, 120 cm3	C. C2H6, 75 cm3	D. C4H10, 120 cm3
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Vậy A là 
	A. CH4	B. C2H4	C. C2H6	D. C3H8
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A được CO2 và H2O trong đó VOxi = 1,75VCO2 (đktc).Vậy A là?
	A. C4H12	B. C3H8	C. C4H10	D. C2H6
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được số mol H2O bằng 1,5 lần số mol CO2. Vậy A là
	A. CH4	B. C2H6	C. C3H6	D. C4H6
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol một hidrocacbon A thấy thể tích CO2 (đktc) sinh ra tối đa là 33,6 lít.Vậy công thức của A không thể là?
	A. CH4	B. C2H2	C. C4H8	D. C3H6
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol một hidrocacbon A thấy khối lượng CO2 sinh ra ít nhất là 44 gam. Vậy A không thể là
	A. C3H8	B. C4H10	C. C5H10	D. C6H12
Câu 11: Trộn một hidrocacbon A với một lượng vừa đủ khí O2 thu được một hỗn hợp X nặng 28,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 22,4 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O. Tính tỉ khối của Y so với Heli?
	A. 7,10	B. 28,40	C. 14,20	D. 3,55
Câu 12: Trộn một hidrocacbon A với một lượng vừa đủ khí O2 thu được m gam hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có . Xác định giá trị của m?
	A. 31,0	B. 77,5	C. 12,4	D. 6,2
Câu 13: Trộn một hidrocacbon A với một lượng vừa đủ khí O2 thu được 8,4 gam hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được V lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có dY/NO = 1,12. Xác định giá trị của V?
	A. 11,20	B. 5,60	C. 3,36	D. 1,12
Câu 14: Trộn etan với O2 trong một bình kín thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn etan trong hỗn hợp X thu được hỗn hợp các chất có trong bình. Đưa bình về 0oC thu được hỗn hợp khí Y và áp suất trong bình lúc này là 0,6 atm. Tính tỉ khối của hỗn hợp Y so với Heli?
	A. 5,0	B. 9,6	C. 10,0	D. 10,4
Câu 15: Trộn một hidrocacbon A với khí O2 vào trong một bình kín thu được 8,96 lít hỗn hợp X (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn A trong hỗn hợp X. Khi phản ứng kết thúc đưa bình về 0oC thu được hỗn hợp khí Y (trong đó số mol của các chất bằng nhau) và áp suất trong bình lúc này là 380 mm Hg. Vậy % nguyên tố Hidro (theo khối lượng) trong phân tử hidrocacbon A là?
	A. 25%	B. 20%	C. 10%	D. 4%
Câu 16: Nén 10 ml một hidrocacbon A và 55 ml O2 trong một bình kín. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn thu được (V+30) ml hỗn hợp X rồi sau đó làm lạnh hỗn hợp X thu được V ml hỗn hợp khí Y. Biết tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol. Vậy công thức phân tử của A và giá trị của V có thể là
	A. C3H8 và 60 ml	B. C3H6 và 40 ml	C. C2H6 và 60 ml	D. C4H6 và 40 ml
Câu 17: Đốt cháy hết V lít khí etan (đktc) rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 có dư thu được 5 gam kết tủa. Thể tích khí etan đem đốt là
	A. 6,72 lít	B. 2,24 lít	C. 0,56 lít	D. 1,12 lít
Câu 18: Đốt cháy hết một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O.Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) thu được 90 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 39,6 gam. A là
	A. C3H6	B. C4H10	C. C6H8	D. C4H6
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O.Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư) thu được 39,4 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng 12,4 gam.Vậy Acó thể là?
	A. C2H2	B. C2H4	C. C4H6	D. C3H8
Câu 20: Đốt cháy hoàn một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong bình đựng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Phản ứng xong thấy nồng độ mol/l của NaOH còn 0,2M đồng thời khối lượng bình tăng 14,2 gam. Vậy A là?
	A. C4H12	B. C2H6	C. C3H9N	D. C3H8
Câu 21: Đốt cháy hoàn một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong bình đựng H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng lên 9 gam, đồng thời khí thoát ra khỏi bình cho vào 556 gam dung dịch Ca(OH)2 37% thì sau phản ứng nồng độ phần trăm của Ca(OH)2 còn 26,344%. Vậy A có thể là
	A. C3H6	B. C4H10	C. C5H8	D. C6H6
Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A (ở thể khí trong điều kiện thường) nhận thấy mA= mnước. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong lấy dư thì khối lượng bình tăng lên bao nhiêu gam?
A. 17,6 gam	B. 20 gam	C. 40 gam	D. 23 gam
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 2,92 gam hh X gồm 2 ankan kế tiếp thu được H2O và 4,48 lít CO2 (đktc).Vậy X là
	A. CH4 và C2H6	B. C2H6 và C3H8	C. C3H8 và C4H10	D. C4H10 và C5H12
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau cần vừa đủ 16,8 lít oxi (đktc).Hai ankan là
	A. CH4 và C2H6	B. C2H6 và C3H8	C. C3H8 và C4H10	D. C2H6 và C4H10
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp hai ankan khí có tỉ lệ mol 1 : 5 thu được 6,6 gam CO2. Hai ankan là 
	A. CH4 và C2H6	B. CH4 và C3H8	C. C2H6 và C3H8	D. CH4 và C4H10
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan đồng đẳng ở thể khí cần hết 3,584 gam O2 thu được 4,576 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy X không thể là
	A. CH4 và C3H8	B. C2H6 và C4H10	C. C3H8 và C4H10	D. CH4 và C4H10.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan A và B (trong đó MA < MB và nA = 1,5 nB) thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và 41,4 gam H2O. Vậy A, B lần lượt là
	A. CH4 ; C5H12	B. C2H6 ; C4H10	C. C3H8 ; C4H10	D. C2H6 ; C6H14
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan A và B (trong đó nA : nB = số nguyên tử C trong A : số nguyên tử C trong B) thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có . Vậy A, B lần lượt là
	A. CH4 ; C3H8	B. C2H6 ; C4H10	C. CH4 ; C4H10	D. C2H6 ; C3H8
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu được 17,92 lít (đktc) CO2 và 23,4 gam H2O. Vậy công thức phân tử của hai hidrocacbon trong hỗn hợp X lúc đầu là
	A. CH4 và C2H6	B. C2H6 và C3H8	C. C2H2 và C3H4	D. C3H8 và C4H10
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp cần 45,92 lít O2 (đktc) được CO2 và 30,6 gam H2O. Vậy công thức phân tử của hai hidrocacbon trong hỗn hợp X lúc đầu là
X là hỗn hợp hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 1,1 mol CO2 và 1,6 mol H2O. Xác định dãy đồng đẳng, tính m và công thức phân tử của hai hidrocacbon 
	A. Ankan; m = 16,4 gam; C2H6 và C3H8	B. Ankan; m = 15,8 gam; C2H6 và C3H8
	C. Anken; m = 18,2 gam; C2H4 và C3H6	D. Anken; m = 24,5 gam; C3H6 và C4H8
Câu 31: Đốt cháy một hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A, B mạch hở, đồng đẳng kế tiếp thu được 63,8 gam CO2 và 33,3 gam H2O. CTPT của A, B là
	A. C3H6 và C4H8	B. C3H8 và C4H10	C. C4H10 và C5H12	D. C4H8 và C5H10
Câu 32 : Đốt cháy hoàn toàn 31,44 gam hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp cần 113,28 gam O2 thu được CO2 và H2O. Vậy công thức phân tử của hai hidrocacbon trong hỗn hợp X lúc đầu là
	A. C3H4 và C4H6	B. C3H6 và C4H10	C. C2H6 và C3H8	D. C3H8 và C4H10
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon đồng đẳng và có tỉ lệ mol 1 : 4 cần 6,496 lít O2 (đktc) thu được 11,72 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy công thức phân tử của hai hidrocacbon trong hỗn hợp X lúc đầu là
	A. CH4 và C4H10	B. C2H6 và C3H8	C. CH4 và C2H6	D. CH4 và C3H8
Câu 34: Đốt cháy hết hỗn hợp gồm hai hidrocacbon đồng đẳng A và B có nA : nB = 1 : 2 được = 0,625. Vậy công thức phân tử của A và B trong hỗn hợp lần lượt có thể là
	A. C2H6 và CH4	B. C2H6 và C3H8	C. C3H8 và CH4	D. CH4 và C3H8
Câu 35: Đốt hỗn hợp hai hidrocacbon A và B cùng đồng đẳng và nA – nB = 0,2 mol thu được 1,8 mol hỗn hợp X gồm CO2 và H2O có . Vậy A, B lần lượt là?
	A. CH4 và C2H6	B. C2H6 và CH4	C. C4H10 và CH4	D. C2H6 và C4H10
Câu 36: Trộn hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon với hỗn hợp B gồm O2 và O3 theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 1,5 : 3,2. Bật tia lửa điện đốt cháy hoàn toàn thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ gồm CO2 và H2O có =1,3 : 1,2.Tính ,biết = 19?
	A. 6	B. 12	C. 24	D. 18
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Tính m? 
	A. 1,48 gam	B. 2,48 gam	C. 14,8 gam	D. 24,7 gam
Câu 38: Trộn a mol hỗn hợp A gồm (C2H6 và C3H8) với b mol hỗn hợp B gồm (C3H6 và C4H8) thu được 0,35 mol hỗn hợp C rồi đem đốt cháy hoàn toàn thu được = 0,2 mol. Vậy giá trị của a, b lần lượt là?
	A. 0,15 và 0,20	B. 0,25 và 0,10	C. 0,10 và 0,25	D. 0,2 và 0,15
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X gồm metan và etan (có = 9,4) cần V lít O2 (đktc). Giá trị V là?
	A. 35,84	B. 33,60	C. 44,80	D. 51,52
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là?
	A. 5,60	B. 6,72	C. 4,48	D. 2,24
Câu 41: Để đơn giản ta xem xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan và không khí gồm 80% N2 và 20% O2 (theo thể tích). Tỉ lệ thể tích xăng (hơi) và không khí cần lấy là bao nhiêu để xăng được cháy hoàn toàn trong các động cơ đốt trong ?
	A. 1: 9,5	B. 1: 47,5	C. 1:48	D. 1:50
DẠNG III: TOÁN PHẢN ỨNG TÁCH ANKAN ( CRACKING, ĐỀ HIDRO)
Câu 1: Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon có dX/He = 9,0625.Hiệu suất phản ứng crackinh? 
	A. 20%	B. 40%	C. 60%	D. 80%
Câu 2: Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H6, C3H8 có dX/He = 10. Hiệu suất phản ứng là?
	A. 10%	B. 20%	C. 30%	D. 40%
Câu 3: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là?
	A. 39,6	B. 23,16	C. 2,315	D. 3,96
Câu 4: Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H8 có dX/He = k. Biết hiệu suất phản ứng crackinh là 90%. Vậy giá trị của k là:
	A. 9,900	B. 5,790	C. 0,579	D. 0,990
Câu 5: Crackinh 40 lít butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là
	A. 40%	B. 20%	C. 80%	D. 20%
Câu 6: Crackinh 560 lít C4H10 thu được 1036 lít hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon. Biết các thể tích cùng đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh là?
	A. 80%	B. 85%	C. 75%	D. 50%
Câu 7: Crackinh hỗn hợp A gồm propan và butan (trong đó có số mol bằng nhau, phần trăm mỗi phản ứng bằng nhau và có hiệu suất crackinh là 70%) thì thu được hỗn hợp X gồm H2 và các ankan, anken. Vậy khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X (tính theo đơn vị gam/mol) là
	A. 30	B. 40	C. 50	D. 20
Câu 8: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan có tỉ khối so với hidro bằng 20,25 được nung nóng trong bình chứa chất xúc tác để thực hiện phản ứng đehidro hóa, thu được hỗn hợp khí B gồm H2, các ankan và anken có tỉ khối so với hidro bằng 16,2. Tính hiệu suất phản ứng đehidro hóa biết phần trăm phản ứng của etan và propan là bằng nhau
	A. 40%	B. 35%	C. 30%	D. 25%
Câu 9: Nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp khí X gồm: CH4, H2 và C2H2 có dX/He = 2,5. Hiệu suất phản ứng? 
	A. 50%	B. 60%	C. 70%	D. 80%
Câu 10: Nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp khí X gồm: CH4, H2 và C2H2. Giá trị dX/He có thể phù hợp là?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 11: Crackinh hoàn toàn 11,2 lít (đktc) một ankan A thu được 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với không khí bằng 1. Tên gọi của A là:	
	A. 2-metylbutan	B. butan	C. neopentan	D. pentan
Câu 12: Khi crackinh hoàn toàn 1 mol ankan X thu được 3 mol hỗn hợp Y; tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
	A. C6H14	B. C3H8	C. C4H10	D. C5H12
Câu 13: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được bốn thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 10,75. Công thức phân tử của X là
	A. C6H14	B. C3H8	C. C4H10	D. C5H12
Câu 14: Crakinh hoàn toàn ankan A thu được hỗn hợp X gồm H2 và các anken, ankan có dX/He = 7,25. Vậy A là
	A. C5H12	B. C6H14	C. C3H8	D. C4H10	
Câu 15: Khi crackinh hoàn toàn ankan X thu được hỗn hợp Y gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 14,5. Công thức phân tử của X là
	A. C6H14	B. C3H8	C. C4H10	D. C5H12 
Câu 16: Một hỗn hợp X gồm hai ankan A, B đồng đẳng kế tiếp. Crackinh 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 22,4 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm ankan, anken và H2, tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 8,2. Vậy công thức phân tử và số mol của A, B lần lượt là:
	A. C3H8 (0,2 mol); C4H10 (0,3 mol)	B. C2H6 (0,3 mol); C3H8 (0,2 mol)
	C. C2H6 (0,1 mol); C3H8 (0,4 mol)	D. C2H6 (0,4 mol); C3H8 (0,1 mol)
Câu 17: Crackinh hoàn toàn 17,6 gam propan thu được hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon. Cho X qua 2 lít nước Br2. Khí thu được khi qua khỏi bình Br2 có tỉ khối đối với CH4 bằng 1,15. Tính nồng độ mol của dung dịch Br2.
	A. 0,15M	B. 0,12M	C. 0,18M	D. 0,16M.
Câu 18: Khi crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan thu được hỗn hợp khí X. Cho X lội chậm vào 250 ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí (đktc) và có tỉ khối so với CH4 bằng 1,1875. Vậy nồng độ mol của dung dịch Br2 lúc đầu và giá trị của V là?
	A. 0,4M và 2,24	B. 0,4M và 4,48	C. 0,8M và 4,48	D. 0,2M và 4,48
Câu 19: Crackinh khí butan sau một thời gian thu được 45 lít hỗn hợp X gồm: CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Cho toàn bộ X lội chậm qua dung dịch Br2 dư, phản ứng kết thúc thấy có thoát ra 30 lít hỗn hợp khí Y. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ,áp suất. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh butan là
	A. 66%	B. 20%	C. 33%	D. 50%
Câu 20: Crackinh propan thu được hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì khi phản ứng xong thấy có khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so với H2 là 10,8. Hiệu suất phản ứng crackinh là
	A. 20%.	B. 40%	C. 60%	D. 80%
Câu 21: Crackinh 11,2 lít pentan (đktc) thu được hỗn hợp X trong đó có chứa 1 hidrocacbon mà khi đem đốt cháy hết toàn bộ hidrocacbon này thì thu được 0,5 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh là
	A. 95%	B. 90%	C. 85%	D. 80%
Câu 22: Crackinh 0,8 mol pentan (với hiệu suất 75%) thu được hỗn hợp khí X gồm các anken và ankan. Cho toàn bộ X hấp thụ hết vào trong bình đựng dung dịch Br2 dư thì khi kết thúc phản ứng thấy có thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hidro bằng 18,5 đồng thời khối lượng bình tăng m gam và số mol Br2 đã phản ứng là a mol. Giá trị của m và a là
	A. 28 và 0,6	B. 35,4 và 0,8	C. 28 và 0,8	D. 35,4 và 0,6
Câu 23: Crackinh butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Giá trị của x là
	A. 140	B. 70	C. 80	D. 40
Câu 24: Crackinh C4H10 thu được 35 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Cho toàn bộ X đi qua dung dịch nước Brom dư thấy thoát ra 25 lít hỗn hợp Y. Các khí đều đo ở đktc.Hiệu suất phản ứng crackinh? 
	A. 20%	B. 40%	C. 60%	D. 80%
Câu 25: Crackinh m gam C4H10 thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O. Vậy giá trị của m là
	A. 2,6	B. 5,8	C. 11,6	D. 23,2
Câu 26: Crackinh 0,25 mol C5H12 thu được hỗn hợp X gồm : CH4,C2H6,C3H8,C5H10, C4H8,C3H6,C2H4,C5H12 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Vậy giá trị của x và y lần lượt là
	A. 55 và 180	B. 44 và 18	C. 44 và 27	D. 55 và 27
DẠNG IV: BÀI TẬP VỀ ĐIỀU CHẾ ANKAN
Câu 1: Cho 2,296 gam muối natri của axit hữu cơ ( RCOONa ) phản ứng hoàn toàn với lượng dư NaOH có CaO là xúc tác thu được 0,6272 lít khí X (đktc). Xác định CTPT của X ?
	A. C2H6	B. C3H8	C. C4H10	D. CH4
Câu 2: Điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 11,52 gam muối RCOONa với điện cực trơ, màng ngăn xốp thu được 1,344 lít H2 (đktc). Xác định CTPT của hidrocacbon thu được sau phản ứng ?
	A. C2H6	B. C3H8	C. C4H10	D. CH4
Câu 3: Cho 42,925 gam dẫn xuất RCl phản ứng với Na dư trong ete khan thu được 9,52 lít khí (đktc). Xác định CTPT của X?
	A. C2H6	B. C3H8	C. C4H10	D. CH4
Câu 4: Cho 50,4 gam Al4C3 chứa 10% tạp chất trơ vào nước dư thu được V(l) khí ở đktc. Tính V ?
	A. 22,4	B. 21,168	C. 22,468	D. 20,08
Câu 5: Trộn 1 lít anken X với 2 lít khí H2 rồi cho vào bình kín chứa bột Ni. Sau đó nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 11,5. Xác định CTPT của ankan thu được ?
	A. C2H6	B. C3H8	C. C4H10	D. CH4 
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp X chứa Al và Al4C3 vào dung dịch NaOH dư thu được V lít hỗn hợp Y chứa H2 và CH4 và dung dịch Z. Cho khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 13,26 gam kết tủa Al(OH)3. Tính V ?
	A. 3,696 	B. 33,6	C. 3,36	D. 2,464 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_trac_nghiem_ankan_tong_hop.doc