Chuyên đề: Kim loại tác dụng với axit

docx 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3561Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Kim loại tác dụng với axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Kim loại tác dụng với axit
CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
A – Axit không có tính oxi hóa mạnh: HCl, H2SO4 loãng
KL + H+ (HCl, H2SO4 loãng) g Muối + H2
OXIT KL + H+ (HCl, H2SO4 loãng) g Muối + H2O
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch ta được m (g) muối khan. Giá trị của m là:
	A. 4,29 g	B. 2,87 g	C. 3,19 g	D. 3,87 g
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan:
	A. 23,1g	B. 36,7g	C. 32,6g	D. 46,2g
Câu 3: Cho 6,05 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,15 gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 73 gam	B. 36,5 gam	C. 73,365 gam	D. 36,69 gam
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 11,08g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:
	A. 0,896 lít	B. 1,344 lít	C. 1,568 lít	D. 2,016 lít
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 4 kim loại Mg, Fe, Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 20,74g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:
	A. 3,360 lít	B. 3,136 lít	C. 3,584 lít	D. 4,480 lít
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 78,7g	B. 75,5g	C. 74,6g	D. 90,7g
Câu 7: Cho 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch X chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 8,736 lít H2 (đktc), cô cạn dung dịch B sẽ thu được bao nhiêu gam muối
	A. 41,68 gam	B. 49,49 gam	C. 49,71 gam	D. Kết quả khác
Câu 8: Hòa tan hết 3,87 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 250ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 4,368 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
	A. 19,465 gam	B. 14,965 gam	C. 21,85 gam	D. 18,65 gam
Câu 9: Cho 2,54 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit FeO, MgO, Al2O3 tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 7,34g	B. 5,82g	C. 2,94g	D. 6,34g
Câu 10: Cho 38,3 gam hỗn hợp gồm 4 oxit kim loại Fe2O3, MgO, ZnO và Al2O3 tan vừa đủ trong 800ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch thì thu được a gam muối khan. Giá trị của a là:
	A. 68,1g	B. 86,2g	C. 102,3g	D. 90,3g
Câu 11: Đem oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp ba oxit B. Hòa tan hết B trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch D. Cô cạn D thu được hỗn hợp muối khan là:
	A. 99,6 gam	B. 49,7 gam	C. 74,7 gam	D. 100,8 gam
Câu 12: Cho 55,2 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại tác dụng với FeO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 98,8g	B. 167,2g	C. 136,8g	D. 219,2g
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dd X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là:
	A. 13,7g	B. 18,46g	C. 12,78g	D. 14,62g
Câu 14: Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị không đổi n) tác dụng với 0,15 mol O2. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
	A. Al	B. Fe	C. Mg	D. Cu
Câu 15: Oxi hóa 10 gam một kim loại thu được 12,46 gam một oxit. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 loãng 9,8% vừa đủ để hòa tan lượng oxit trên
	A. 117,6 gam	B. 153,75 gam 	C. 176,4 gam	D. 307,5 gam 

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHUYEN_DE_Kim_loai_tac_dung_voi_axit.docx