BÀI TẬP CƠ NĂNG Bài tập 1: Người ta thả vật 500g cho rơi tự do, biết vận tốc lúc vật vừa chạm đất là 36km/h. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật lúc chạm đất là bao nhiêu? Bài tập 2: Một hòn bi m = 25g được ném thẳng đứng lên cao với v = 4,5m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, g = 10m/s2. a. Tính Wđ, Wt, W tại lúc ném vật. b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. Bài tập 3: Vật m = 2,5kg được thả rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s2. a. Tính động năng lúc chạm đất. b. Ở độ cao nào vật có Wd = 5.Wt. Bài tập 4: Thả vật rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất. b. Tính độ cao của vật khi Wd = 2Wt Bài tập 5: Một vật có khối lượng 2 kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng AB dài 10 m và nghiêng 450 so với mặt phẳng ngang. a. Tính vận tốc và động năng của vật ở chân mặt phẳng nghiêng b. Tính vận tốc của vật tại điểm C là trung điểm của AB. c. Tính độ cao của điểm D so với mặt phẳng ngang biết tại đó động năng bằng nửa thế năng. Bài tập 6: Một vật có khối lượng 0,1kg được thả rơi ở độ cao 20m so với mặt đất. Lấy g=10m/s a. Xác định cơ năng của vật ở vị trí ban đầu ? (1đ) b. Xác định độ cao và vận tốc của vật ở vị trí vật có động năng bằng thế năng ? (1đ) Bài tập 7: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính: a. Độ cao h. b. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. c. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng. Bài tập 8: Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2. a. Tìm cơ năng của vật. b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. c. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó. d. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó. Bài tập 9: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc a=450 rồi thả tự do. Tìm vận tốc của con lắc khi nó đi qua: a. Vị trí ứng với góc a =300. b. Vị trí cân bằng Bài tập 10: Một con lắc đơn có chiều dài 1m, kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 450 rối thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi: a. Sợi dây qua vị trí cân bằng. b. Sợi dây hợp với đường thẳng đứng một góc 300 c. Tính lực căng dây khi qua vị trí cân bằng. Cho khối lượng vật m = 50g. Cho g = 10 m/s2.
Tài liệu đính kèm: