CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÍ 8 BÀI 16: CƠ NĂNG Bài 1: Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên. Bài 2: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng. B. Trọng lượng riêng. C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Bài 3: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Bài 4: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Bài 5: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao. Bài 6: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Bài 7: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. Bài 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất. A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D. Cả A, B và C. Bài 9: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng? A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn. B. Vì lò xo có khả năng sinh công. C. Vì lò xo có khối lượng. D. Vì lò xo làm bằng thép. Bài 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất. A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. C. Một máy bay đang bay trên cao. D. Một ô tô đang chuyển động trên đường. Hướng dẫn làm bài Bài 1: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng ⇒ Đáp án A Bài 2: - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. - Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. ⇒ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó. ⇒ Đáp án C Bài 3: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. ⇒ Đáp án B Bài 4: Hòn bi đang lăn trên mặt đất ⇒ Không có thế năng và có động năng Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất ⇒ Có thế năng đàn hồi ⇒ Đáp án C Bài 5: Chiếc bàn không có thế năng do đang đứng yên trên mặt đất ⇒ Đáp án A Bài 6: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn ⇒ Đáp án D Bài 7: Hòn bi nằm yên trên mặt sàn không chuyển động nên không có động năng ⇒ Đáp án A Bài 8: - Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. - Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. ⇒ Đáp án D Bài 9: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại có cơ năng vì lò xo có khả năng sinh công ⇒ Đáp án B Bài 10: - Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay, một ô tô đang chuyển động trên đường ⇒ có động năng. - Một ô tô đang đỗ trong bến xe ⇒ không có động năng vì ô tô đang đỗ. - Một máy bay đang bay trên cao ⇒ có cả động năng và thế năng. ⇒ Đáp án C BÀI 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Bài 1: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ: A. đứng yên so với xe lửa thứ hai. B. đứng yên so với mặt đường. C. chuyển động so với xe lửa thứ hai. D. chuyển động ngược lại. Bài 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t A. giảm 2/3 lần B. tăng 4/3 lần C. giảm 3/4 lần D. tăng 3/2 lần Bài 3: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54 km, với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: A. 2/3 giờ B. 1,5 giờ C. 75 phút D. 120 phút Bài 4: Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học? A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường. D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga. Bài 5: Một người đứng bằng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.104 N/m2. Diện tích của một tấm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2dm2. Bỏ qua khối lượng của tấm ván, khối lượng của người đó tương ứng là A. 40 kg B. 80 kg C. 32 kg D. 64 kg Bài 6: Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. quán tính Bài 7: Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy chịu áp suất: A. nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng. B. như ở trên miệng thùng. C. lớn hơn nước ở miệng thùng. D. nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài. Bài 8: Một vật có khối lượng 3600 g có khối lượng riêng bằng 1,8 g/cm3. Khi thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 8500 N/m3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác – si – mét lên vật có độ lớn bằng A. 17 N B. 8,5 N C. 4 N D. 1,7 N Bài 9: Tìm câu sai trong các câu dưới đây? A. Nước trong đập chắn của nhà máy thủy điện có khả năng sinh công cơ học. B. Hàng ngày người nông dân và công nhân trong quá trình lao động của mình đã tiêu tốn nhiều công cơ học vì họ đã sử dụng sức của cơ bắp. C. Thầy cô giáo khi đi lại trên bục giảng cũng tiêu tốn không ít công cơ học. D. Lực hút của Trái Đất đối với viên bi đã sinh ra một công cơ học làm cho nó chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Bài 10: Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn: A. F1→, F2→ cùng chiều nhau và F3→ ngược chiều với hai lực trên. B. F1→, F3→ cùng chiều nhau và F2→ ngược chiều với hai lực trên. C. F2→, F3→ cùng chiều nhau và F1→ ngược chiều với hai lực trên. D. F1→, F2→ cùng chiều nhau và F3→ cùng chiều hay ngược chiều F1→ đều được. Bài 11: Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là: A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. C. thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn. D. thay lực ma sát nghỉ bằng lực quán tính. Bài 12: Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160 km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao? A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao. B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao. C. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta đã quen với nó. D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó. Bài 13: Câu nào trong các câu sau mô tả cho sự nổi? A. Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước. B. Một vật có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của môi trường xung quanh. C. Trọng lượng của vật lớn hơn sức đẩy vật lên. D. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn lực đẩy vật lên. Bài 14: Trường hợp nào sau đây không có sự bảo toàn cơ năng của vật? A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. B. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nhẵn. D. Một con bò đang kéo xe. Bài 15: Lực là nguyên nhân làm: A. thay đổi vận tốc của vật. B. vật bị biến dạng. C. thay đổi dạng quỹ đạo của vật. D. Cả A, B và C. Bài 16: Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng (có góc hợp bởi phương thẳng đứng một góc α = 0o) ra vị trí biên (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α lớn nhất) là chuyển động có vận tốc: A. giảm dần B. tăng dần C. không đổi D. giảm rồi tăng dần Bài 17: Một cano đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu cano đi ngược dòng nước từ B về A hết 45 phút. Nếu cano tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là: A. 1,5 giờ B. 2,5 giờ C. 2 giờ D. 3 giờ Bài 18: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính? A. Vận tốc của vật luôn thay đổi. B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo đường cong. D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. Bài 19: Khi treo một vật có khối lượng 500 g vào đầu dưới của một sợi dây không co dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định thì dây đứt và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được A. lớn hơn 5000 N B. lớn hơn 5 N C. nhỏ hơn 5 N D. nhỏ hơn 500 N Bài 20: Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để: A. giảm quãng đường B. giảm lực kéo của ô tô C. tăng ma sát D. tăng lực kéo của ô tô Hướng dẫn trả lời Bài 1: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ đứng yên so với xe lửa thứ hai. ⇒ Đáp án A Bài 2: Thời gian t = s/v. Khi tăng vận tốc thành v’ = 1,5v thì thời gian là t' = s/1,5v Tỉ số: ⇒ Đáp án A Bài 3: Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: t = s/v = 54/36 = 1,5 giờ ⇒ Đáp án B Bài 4: Một vật nặng rơi từ trên cao xuống là trường hợp sinh công cơ học ⇒ Đáp án A Bài 5: Trọng lượng của người đó: P = F = p.S = 2.1,6.104.0,02 = 640 N Khối lượng của người đó là: ⇒ Đáp án D Bài 6: Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có lực ma sát nghỉ ⇒ Đáp án B Bài 7: Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy chịu áp suất lớn hơn nước ở miệng thùng. ⇒ Đáp án C Bài 8: - Thể tích vật: - Lực đẩy Ác – si – mét lên vật FA = dl.V = 8500.0,002 = 17 N ⇒ Đáp án A Bài 9: Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, lực hút của Trái Đất đối với viên bi không sinh công cơ học (vì lực này vuông góc với đường đi). ⇒ Đáp án D Bài 10: Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn F1→, F3→ cùng chiều nhau và F2→ ngược chiều với hai lực trên. Khi đó hợp lực của chúng F = F1 + F3 – F2 = 0 ⇒ Đáp án B Bài 11: Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là thay ma sát trượt bằng ma sát lăn vì ma sát trượt lớn hơn nhiều so với ma sát lăn. ⇒ Đáp án B Bài 12: Khi lên cao lớp không khí càng mỏng và loãng nên áp suất giảm, như vậy nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao ⇒ Đáp án A Bài 13: Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước mô tả cho sự nổi ⇒ Đáp án A Bài 14: Một con bò đang kéo xe không có sự bảo toàn cơ năng của vật ⇒ Đáp án D Bài 15: Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc, thay đổi dạng quỹ đạo hay làm vật bị biến dạng ⇒ Đáp án D Bài 16: Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động có vận tốc giảm dần ⇒ Đáp án A Bài 17: Gọi s là độ dài quãng đường AB vcn là vận tốc cano khi nước yên lặng vn là vận tốc dòng nước t1 = 30 phút = 0,5 giờ t2 = 45 phút = 0,75 giờ - Khi cano đi xuôi dòng: s = (vcn + vn).0,5 - Khi cano đi ngược dòng: s = (vcn – vn).0,75 - Khi cano tắt máy trôi theo dòng nước: s = vn.t ⇒ t = s/vn (3) Từ (1), (2) ta có: Thế vào (3) ta được: ⇒ Đáp án D Bài 18: Dấu hiệu của chuyển động theo quán tính là vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều ⇒ Đáp án D Bài 19: Sợi dây treo bị đứt và quả cầu rơi xuống đất. Đó là lực căng lớn nhất mà dây chịu được nhỏ hơn trọng lượng của vật là P = 10.m = 0,5.10 = 5 N ⇒ Đáp án C Bài 20: Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng và do đó giảm lực kéo của ô tô ⇒ Đáp án B B: CÂU HỎI TỰ LUẬN Bài 1: Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ ăng ten phát sóng truyền hình chỉ 738 mmHg. Xác định độ cao của trụ ăng ten biết áp suất của không khí ở chân trụ ăng ten là 750 mmHg. Trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, của không khí là 13 N/m3. Bài 2: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pit – tông nhỏ đi xuống một đoạn 0,3 m thì pit – tông lớn được nâng lên một đoạn 0,01 m. Tính lực tác dụng lên vật đặt trên pit – tông lớn nếu tác dụng vào pit – tông nhỏ một lực f = 750 N. Bài 3: Một vật hình hộp chữ nhật kích thước 40cm x 25cm x 10cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm vật là 18400 N/m3. Tính áp suất lớn nhất tác dụng lên mặt bàn. Bài 4: Một vật chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu, vật đi với vận tốc v1 = 25 km/h. Nửa đoạn đường sau vật chuyển động theo hai giai đoạn: trong nửa thời gian đầu, vật đi với vận tốc v2 = 18 km/h, nửa thời gian sau vật đi với vận tốc v3 = 12 km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường MN. Bài 5: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 18N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 13N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Bài 6: Một thang máy có khối lượng m = 580 kg, được kéo từ đáy hầm mồ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện. a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó. b) Biết hiệu suất của máy là 80%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản. Bài 7: Một máy bơm bơm nước lên cao 5,5 mét. Trong mỗi giây, máy sinh công 7500 J. Tính thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao khi máy hoạt động liên tục trong 1 giờ. Bài 8: Một vật có khối lượng 0,5 kg và khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tìm lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật. Cho trọng lượng riêng của nước dn = 10000 N/m3. Bài 9: Một cục nước đá có thể tích V = 360 cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm3, trọng lượng riêng của nước là dN = 10000 N/m3. Bài 10: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 12 km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 14 km/h và 1/3 đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả đoạn đường AB. Hướng dẫn trả lời Bài 1: - Gọi p1 và p2 là áp suất ở đỉnh và chân trụ ăng ten. - Độ chênh lệch áp suất: p2 – p1 = 750 – 738 = 12 mmHg - Áp suất ứng với độ cao của cột thủy ngân này là: p = h.d = 0,012.136000 = 1632 N/m2 - Độ cao của cột không khí tương ứng (từ chân đến đỉnh trụ ăng ten): Bài 2: - Gọi s, S là diện tích pit – tông nhỏ và pit – tông lớn. - Xem chất lỏng không chịu nén thì thể tích chất lỏng chuyển từ xilanh nhỏ sang xilanh lớn là V = h.s = H.S - Áp suất được truyền đi nguyên vẹn nên: Bài 3: - Từ công thức p = F/S ta thấy khi áp lực F không đổi thì áp suất lớn nhất khi diện tích bị ép (S) nhỏ nhất. - Thể tích vật: V = 40.25.10 = 10000 cm3 = 0,01 m3 - Trọng lượng của vật: P = d.V = 18400.0,01 = 184 N - Mặt bàn đặt nằm ngang nên áp lực có độ lớn bằng đúng giá trị của trọng lượng: F = P = 184 N - Diện tích mặt tiếp xúc nhỏ nhất: S = 25.10 = 250 cm2 = 0,025 m2 - Áp suất lớn nhất: Bài 4: - Gọi s là chiều dài quãng đường AB t1 và t2 là thời gian đi nửa đầu đoạn đường và nửa đoạn đường còn lại. - Ta có: - Thời gian đi với vận tốc v2 và v3 đều là t2/2 - Đoạn đường đi được tương ứng với các thời gian này là: - Ta có: - Thời gian đi hết quãng đường: - Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN: Bài 5: - Khi hệ thống đặt trong không khí, số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của vật: P = F = 18 N ⇒ Khối lượng vật m = P/10 = 18/10 = 1,8 kg - Khi nhúng vật trong nước, số chỉ của lực kế là hiệu của trọng lượng của vật với lực đẩy Ác – si – mét: F’ = P – FA ⇒ FA = P – F’ = 18 – 13 = 5 N Ta có lực đẩy Ác – si – mét: FA = d.V = 10D.V - Suy ra thể tích của vật: - Trọng lượng riêng của vật: Bài 6: a) Muốn kéo thang máy lên thì lực căng F tối thiểu phải bằng trọng lượng của thang: F = P = 10.m = 10.580 = 5800 N Công nhỏ nhất: A = F.s = 5800.125 = 725000 J = 725 kJ b) Từ công thức Công hao phí: A’ = Atp – Aci = 906,25 – 725 = 181,25 kJ Bài 7: 1 lít nước có thể tích 1 dm3 và nặng 1 kg và có trọng lượng 10N. - Khi bơm 1 dm3 nước lên cao 5,5m, máy phải sinh một công bằng: A = F.s = P.s = 10.5,5 = 55 J - Trong 1 giờ = 3600s, công do máy thực hiện: A’ = 7500.3600 = 27000000 J - Lượng nước được máy đẩy lên trong 1 giờ: Bài 8: - Trọng lượng của vật P = 10.m = 10.0,5 = 5N - Thể tích của vật xác định từ công thức: - Lực đẩy Ác – si – mét lớn nhất (khi vật chìm hoàn toàn trong nước): FA = d.V = 10000.0,0000476 = 0,476N - Nhận xét: P > FA ⇒ Vật bị chìm xuống đáy - Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật lúc đó bằng đúng lực đẩy Ác – si – mét lớn nhất: FA = 0,476N Bài 9: - Khối lượng của cục nước đá: m = V.D = 360.0,92 = 331,2 g = 0,3312 kg - Trọng lượng của cục nước đá: P = 10.m = 10.0,3312 = 3,312N - Khi cục đá nổi trọng lượng của cục nước đá bằng đúng trọng lượng của nước bị chiếm chỗ tức bằng lực đẩy Ác – si – mét. - Thể tích phần chìm trong nước: - Thể tích phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước: ΔV = V - V' = 360 - 331,2 = 28,8 cm3 Bài 10: - Gọi s là chiều dài quãng đường AB. - Thời gian để đi 1/3 đoạn đường đầu tiên: - Thời gian để đi 1/3 đoạn đường tiếp theo: - Thời gian để đi 1/3 đoạn đường cuối cùng: - Thời gian tổng cộng đi cả quãng đường AB: - Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB: Thay số:
Tài liệu đính kèm: