Câu hỏi ôn tập sinh 11, bồi dưỡng học sinh giỏi Chủ đề: Câu 1:vì sao để tổng hợp một phân tử glucozo, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn so với thực vật C4 và CAM? Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Đ/a; - để tổng hợp một phân tử glucozo, thực vật C3 cần 18 ATP trong chu trình canvin, còn thực vật C4 cần 24 ATP (18ATP trong chu trình canvin và 6 ATP trong chu trình C4) - khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 vẫn tiếp tục xảy ra ở thực vật C3 và C4 nhưng ở thực vật CAM thì dừng lại thực vật C3 và C4 vì thự vật C3 và C4 không sử dụng tinh bột làm nguyên liệu cho pha tối, trong khi đó thực vật CAM Câu: Hãy giải thích các câu sau: a. khi chưa có phân hóa học, lúc cây lúa làm đòng người nông dân dùng tro bếp để bón cho lúa - lúa làm đòng là giai đoạn lúa ra hoa kết hạt, dùng tro bếp để bón cho lúa để bổ sung kali làm tăng quá trình vận chuyển chất hữu cơ tích lũy về cơ quan dự trữ là hạt do đó làm tăng năng suất kinh tế b. cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày, sau đó trời nắng to thì cây bị héo - khi ngập úng lâu ngày thì rễ cây bị thiếu oxi nên rễ không hô hấp được vì rễ hư hỏng - khi nắng to lá cây thoát hơi nước nhanh trong khi rễ hấp thu nước kém nên cây bị héo c. khi uống nhiều rwouj dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Đúng rượu ức chế tiết ADH→ thận giảm tái hấp thu nước→ mất nước nhiều qua nước tiểu, Ptt dịch cơ thể giảm → gây cảm giác khát d. hệ tuần hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. đúng do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận xa tim vì vậy kích thước cơ thể phải nhỏ e. người thường xuyên ăn mặn dẫn đến cao huyết áp. ĐÚng vì ăn mặn thường xuyên →ptt dịch nội môi tăng →thận tăng giữ nước → tăng thể tích máu → huyết áp cao f. người ta dùng khí cacbogen (5% CO2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở mà không phải O2 nguyên chất. ĐÚng vì CO2 có tác dụng kích thích trung khu hô hấp gián tiếp qua nồng độ H+ tác động lên thụ thể ở xoang động mạch cảnh và cung động mach jchur làm tăng phản xạ hô hấp, nên cần một lượng CO2 nhỏ để gây phản xạ thở Câu: khi người ta buộc hắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thí nghiệm thì hàm đường trong phân và trong nước tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Biết rằng Cacbohidrat và các chât dinh dưỡng khác trong chế độ ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống dẫn dịch tụy chưa gây nguy hiểm cho sự sống của con vật - lượng đường trong phân tăng cao, trong nước tiểu không thay đổi vì: + đường trong thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim amilaza của nước bọt và dịch tụy nên khi thắt ống dẫn tụy làm dịch tụy không tiết ra nên đường chỉ được tiêu hóa một phần nhỏ do đó đường trong phân tăng cao + tụy vẫn tiết được các hoocmon vào máu để điều hòa đường huyết nên đường trong máu vẫn bình thường do đó lượng đường trong nước tiểu vẫn không đổi Câu: a. So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu lượng tim như thế nào? Giải thích? - nhịp tim giảm, lưu lượng tim vẫn như bình thường vì cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng → nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan b. những người bị suy giảm chức năng gan và phụ nữ mang thai thường bị phù, vì sao? - những người bị suy giảm chức năng gan sẽ không tổng hợp đủ protein huyết tương → giảm áp suất keo → dịch ứ đọng trong mô gây phù nề - những người phụ nữ mang thai, khi thai to sẽ chèn vào tĩnh mạch → áp lực ở động mạch tăng → huyết áp tăng, sức cản dòng chảy tăng→ dịch tràn ra ngoài Câu: hãy nêu cơ chế điều hòa giúp cá xương duy trì áp suất thẩm thấu của cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu(môi trường nước ngọt, nước biển) - cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước đi vào cơ thể qua màng và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm thấu bằng cách thải nhiều nước tiểu qua thận và hấp thu tích cực muối qua mang - cá xương ở biển có dịch cơ thể nhược truống với nước biển nên nước đi ra khỏi cơ thể qua \mang và một phần bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì ptt bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất đồng thời vận chuyển tích cực lượng muối thừa qua mang ra ngoài Câu: một cây non trồng bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm. sau một thời gian người ta quan sát thấy thân cây mọc hướng lên thẳng, trong khi đó rễ lại mọc hướng xuống đất. giải thích cơ chế gây ra tính động của thân và rễ trong thí nghiệm này Ngọn cây mọc lên thẳng do hướng sáng dương, còn rễ cây phải mọc theo hướng đất dương ở thân dưới tác động của ánh sáng auxin ở phía trên(phía có ánh sáng)chuyển về dưới(phía không có ánh sáng), mặt dưới của phần thân do tập trung nhiều auxin nên sinh trưởng nhanh hơn làm cho phần ngọn mọc thẳng lên gây ra tính hướng sáng dương - ở rễ mặt dưới của rễ có hàm lượng auxin lại quá caodo lượng auxin từ mặt trên chuyển xuống gây ức chế sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên. Làm cho đỉnh rễ quay xuống hướng đất dương Câu: lấy các hạt thuộc cùng một giống ngô tiến hành 2 thí nghiệm sau: - thí nghiệm1: lấy các hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu - thí nghiệm 2: lấy các hạt đã phơi khô, sau đó đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu Hiệu suất nảy mầm ở thí nghiệm nào sẽ cao hơn? Vì sao? Đ/a: - thí nghiệm 2 có hiệu suất nảy mầm cao ohwn so với thị nghiệm 1 Vi: khi hạt còn tươi, lượng AAB (axit absixic) cao gây ức chế quá trình nẩy mầm nên hiệu suất nảy mầm thấp - khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất nên hiệu suất nảy mầm cao hơn Câu:một nhóm học sinh trồng một loại thực vật trong các chạu vào tiến hành chiếu sáng theo các trường hợp dưới đây: - thí nghiệm 1: chiếu sáng 14 giờ, trong tối 10 giờ cây ra hoa - thí nghiệm 2: chiếu sáng 16 giờ, trong tối 8 giờ cây ra hoa - thí nghiệm 3: chiếu sáng 13 giờ, trong tối 11 giờ cây không ra hoa a. loài cây được tiến hành thí nghiệm trên thuộc nhóm cây nào? Vì sao? b. dự đoán kết quả ra hoa của loài cây trên trong trường hợp sau và giải thích? Chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ(ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ xa vào giữa giai đoạn tối lần lượt là đỏ- đỏ xa- đỏ) a. Loài cây được tiến hành thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày dài vì cây ra hoa khi độ dài đêm tới giới hạn tối đa là 10 giờ b.nếu chiết bổ sung xen kẽ 2 loại ánh sáng(đỏ và đỏ xa) thì lần chiếu cuối cùng là có ý nghĩa và tác dụng quan trọng nhất - cây ra hoa vì ánh sáng đỏ chiếu bổ sung vào lần cuối cùng nên thúc đẩy cây ngày dài ra hoa(ánh sáng đỏ kích thích ra hoa ở cây ngày dài trong điều kiện đêm dài) Câu: tương quan hoocmon nào liên quan đến quá trình sinh lý sau: - hiện tượng ưu thế ngọn: Auxin/Xitokinin - nảy mầm và ngủ nghỉ của hạt:AAB/Giberelin - quá trình rụng hoa, quả:Auxin/ etilen - quá trình già hóa tế bào: Xitokinin/ AAB Câu: A. Tại sao sử dụng thuốc tránh thai dạng hỗn hợp gồm Ostrogen và Progesteron mang lại hiệu quả cao hơn so với dạng chỉ chứa ostrogen? Phụ nữ dùng thuốc tránh thai dạng hỗn hợp như trên thì vẫn xuất hiện kinh nguyệt, vì sao? Đ/a: trong chu trình kinh nguyệt khi nồng độ ostrogen thấp thì có tác dụng ức chế tuyến yên, còn khi ở nồng độ cao gây kích thích. Hỗn hợp ostrogen và progesteron thì có tác dụng ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên. Do vây, thuốc tránh thai dạng hỗn hợp ostrogen và progesteron gây ức chế lên vùng dưới đồi →ức chế tuyến yên tiết FSH và LH → trứng không chín và rụng → không mang thai - trong giai đoạn đầu dùng thuốc, hàm lượng ostrogen và progesteron cao → kích thích niêm mạc tử cung phát triển - trong giai đoạn sau, khi nồng độ ostrogen và progesteron giảm đột ngột → tử cung bong ra → kinh nguyệt B. người ta tiến hành nghiên cứu của hai loại thuốc A,B. kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng thuốc A thì cơ bị kích thích co liên tục, còn thuốc B làm cho cơ mất khả năng co(kể cả khi bị kiasch thích điện). em hãy cho biết, tác động của mỗi loại thuôc lên quá trình truyền tin qua xinap như thế nào? Đ/a: Thuốc A: gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh → làm cho quá trình truyền tin qua \xinap thần kinh cơ diễn ra liên tục →cơ tăng cường co rút gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza →axetincolin không bị phân giải mà kích thích liên tục lên màng sau xinap → làm cho quá trình truyền tin qua xinap thần kinh cơ diễn ra liên tục → cơ tăng cường co rút Thuốc B: làm Ca2+ không vào được tế bào → axetincolin không giải phóng ra ở chùy xinap→xung thần kinh không truyền qua tế bào cơ phía sau xinap →dẫn đến cơ không co được phong bế màng sau xinap → axetincolin không gắn được lên thụ thể ở màng sau → xung thần kinh không truyền uqa tế bào xuất hiện phía sau xinap → dẫn đến cơ không co được Câu:hãy giải thích các hiện tượng sau: - tại sao hầu hết các tập tính học được đều có ở động vật bậc cao Đ/a: động vật bậc cao có số lượng xinap nhiều nên hình thành những động tác phức tajop. Chúng có tuổi thọ cao - tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác Đ/a: Ca2+ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xinap ra khe xinap → tác đọng vào màng sau của khe xinap →xuất hiện điện động trên màng sau của xinap - thiếu Ca2+ → quá trình giải phòng chất môi giới gảm → xung thần kinh không truyền uqa các noron → không có cảm giác Câu: trường hợp nào sau đây làm thay đổi điện thế nghỉ: - sử dụng một loại thuốc làm giảm hoạt động của bơm Na-K Đ/a: đọ phân cực giảm(chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào giảm) vì bơm Na-K hoạt động yếu làm nồng độ K+ trong noron giảm, K+ đi ra khỏi tế bào ít làm bên trong ít âm hơn - khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na+ trên màng tế bào Đ/a: gây mất điện thế nghỉ(mất phân cực). khi kênh Na+ mở, do nồng độ Na+ bên ngoài màng cao hơn bên trong nên Na+ mang điện tích dương khuếch tán vào bên trong tế bào, làm trung hòa điện tích âm, gây mất phân cực Câu: tại sao người bị cường giáp lại có những biểu hiện như run tay, sút cân, ra mồ hôi nhiều? Đ/a: người bị cường giáp → giải phóng quá nhiều tiroxin → tăng cường quá trình phân giải các chất và giairt phóng năng lượng ATP và nhiệt → sút cân, đổ mồ hôi nhiều, run tay Câu: trong chu trình phát triển ở sâu bướm, thiếu loại hoocmon nào thì sự biến đổi sâu thành nhộng và bướm không xảy ra? Tại sao? Đ/a: thiếu hoocmon ecdixon thì sự biến đổi sâu nhộng thành bướm không xảy ra. Vì có hai hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của côn trùng đó là juvenin và ecdixon. Juvenin ức chế biến đổi sâu nhộng thành bướm. khi juvenin ngừng tiết thì ecdixin gây lột xác, biến sâu thành nhộng và sau đó thành bướm Câu: điều gì xảy ra cho sự vận chuyển của nước nếu có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ? Đ/a: lực hấp dẫn, lực liên kết giữa các phân tử H2O trong mạch gỗ là kết quả của sự hình thành các cầu nối hidro tạo cột nước liên tục từ rễ lên lá. Do vậy, một bọt khí hình thành trong mạch sẽ làm đứt gãy sự liên tục của dòng nước. nước ở phần trên của bọt khí có thể dâng cao lên nhưng sẽ không có các phân tử H2O thay thế vào, các phân tử nước ở dưới bọt khí bị bẻ gãy do lực kết bám bị ngừng trệ nên dòng nước qua mạch gỗ không thể vận chuyển xa hơn nữa, nước từ đất không lên lá được Câu: tính lượng nitơ bón cho lúa để đạt 60taasn thóc/ ha. Biết rằng để thu hoạch 1 tạ thóc cần bón 1,5kg N. hệ số sử dụng nitơ là 65%. Lượng phân nitơ còn tồn dư là 20kgN/ha. a. nếu dùng phân bón NH4NO3 có 34,5% N thì cần bao nhiêu kg loại phân này? b. nếu dùng phân bón KNO3 có 13% N thì cần bao nhiêu kg loại phân này? Câu: dùng phần thịt lá tươi, giã nhỏ, chiết rút sắc tố rồi thiết kế 4 ống nghiệm như sau: ống nghiệm Thành phần hỗn hợp Điều kiện 1 2ml clorophin+axit ascorbic+1ml đỏ metyl Che tối 2 2ml cồn + axit ascorbic + 1ml đỏ metyl Che tối 3 2ml clorophin + axit ascorbic+1ml đỏ metyl Chiếu sáng `4 2ml cồn + axit ascorbic + 1ml đỏ metyl Chiếu sáng Theo dõi diễn biến của 4 thí nghiệm trong 30 phút. Cho biết thay đổi màu của mỗi ống nghiệm chứng tỏ điều gì? Vì sao? Đ/a: sự thay đổi màu của mỗi ống nghiệm chứng tỏ: - ống nghiệm 1,2,4 vẫn giữ nguyên màu đỏ( trạng thái oxi hóa) như ban đầu. ống nghiệm 3 ban đầu có màu đỏ, khoảng 30 phút sau chuyển dần sang màu lục. chứng tỏ clorophin sau khi tách khỏi phức hệ sắc tố vẫn có khả năng hoạt động quang hóa vì: clorophin khi được chiếu sáng đã bị kích thích, điện tử bậc ra khỏi Metyl đỏ. Metyl đỏ bị khử đã mất màu đỏ và màu lục của clorophin xuất hiện Câu: ở động vật hoạt động tuần hoàn có nhóm gắn liền với trao đổi khí, có nhóm tách rời với trao đổi khí, nêu sự khác nhau của 2 kiểu tuần hoàn này về: cấu tạo hệ mạch, áp lực của máu trong động mạch, sắc tố và cho biết ý nghĩa của sự khác nhau đó Phân biệt Tuần hoàn hở Tuần hoàn kín Cấu tạo hệ mạch Cấu trúc tim và hệ mạch đơn giản, không có mao mạch Cấu trúc tim và hệ mạch phức tạp và hoàn thiện dần(tim 2 ngăn →tim 3 ngăn→tim 4 ngăn ), có mao mạch Áp lực của máu trong động mạch Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào →tốc độ máu chảy chậm → khả năng điều hòa và phân phối máu đến cơ quan chậm Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao nhờ lực co bóp của tim và sự nhu động của hệ mạch →tốc độ máu chảy nhanh →khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh Sắc tố Máu chứa sắc tố hô hấp như hemoxianin màu xanh nhạt Máu chứa sắc tố hô hấp như hemoglubin máu đỏ * ý nghĩa: - sự khác nhau cho thấy mức độ hoàn chỉnh dần không nhữn về cấu tạo của cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể mà còn tiến hóa hơn về các chức năng sinh lý của các bộ phận đó - ở hệ tuần hoàn hở, máu phân phối đến cơ quan chậm nên chỉ phù hợp với cơ thể có kích thước bé, ít hoạt động Câu: một người bị phù được hội chuẩn chính xác là do rối loạn chức năng gan, cơ chế sinh học nào giải thích hiện tượng này Đ/a: hầu hết các dạng protein trong huyết tươngđược sinh và phân hủy trong gan nên gan có thể điều hòa nòng độ protein Albumin là loại protein chiếm chủ yếu, nó có tác dụng điều hòa Ptt - xu hướng là Albumin là tăm ptt của huyết tương so với ptt của dịch mô, giúp giữ nước và giúp dịch mô thấm trở lại máu - nêu rối loạn chức năng gan → protein huyết tương giảm, ptt giảm →nước ứ đọng phù nề Câu: giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa? khi biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn? Đ/a: Auxin được sản xuất ra ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng Auxin ở thân các tế bào đã phân hóa tốc độ phân hcia kém →sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự chênh lệch lớn * ứng dụng: - hướng đất: làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu - hướng sáng: trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau để lá vươn theo ánh sáng → quang hợp tốt Câu: người ta chia 30 chậu cây X tương tự như nhau thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cây. Mỗi nhóm được xử lý chế độ ánh sáng. Sau một tháng số cây ra hoa ở mỗi nhóm được nêu ở bảng dưới đây: Nhóm cây thí nghiệm Chế độ chiếu sáng Kết quả ra hoa 1 12 giờ 12 giờ Tất cả 10 cây đều ra hoa 2 14 giờ 10 giờ 9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa 3 16 giờ 8 giờ Cả 10 cây đều không ra hoa Dựa vào thông tin nêu trên hãy xác định a. cây X thuộc nhóm cây nào? Cây X là cây ngày ngắn, vì thực chất cây ngày ngắn là cây đêm dài. Độ dài thời gian tối tới hạn mà cây X cần có để ra hoa là tối thiểu 10 giờ b. nếu 2 nhóm được xử lý 1 phút bằng ánh sáng đỏ vào giữa giai đoạn tối trong một tháng thì kết quả thế nào? Vì sao? - hầu hết các cây trong nhóm này sẽ không ra hoa vì: + ánh sáng đỏ kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn + trong trường hợp của loài cây này, số giờ tối liên tục phải bằng hoặc lớn hơn 10 giờ. Khi bị chiếu sáng trong đêm, số giờ tối của cây không đủ 10 giờ liên tục nên cây không thể ra hoa c. dựa vào thuyết quang chu kỳ, hãy giải thích các biện pháp sau đây trong trồng trọt: - thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng hoa các vào mùa thu Đ/a: hoa cúc ra hoa vào mùa thu. Vào màu thu thời gian ban đêm dài hơn ban ngày→thích hợp cho hoa cúc ra hoa. Thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm → cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm hơn vào mùa đông sẽ\ có cuống hoa dài hơn, đóa hoa to đẹp hơn → thu lợi cao hơn - thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng thanh long vao mùa đông Đ/a: thanh long ra hoa vào mùa hè. Vào màu hè, thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày →thích hợp cho thanh long ra hoa. Còn mùa đông, ban đêm dài hơn ban ngày →thanh long không ra hoa. Đểv thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông. Nên phải thắp đèn vào ban đêm để tạo thời gian ban đêm ngắn→ thanh long ra hoa trái vụ→ thụ lợi cao Câu: tại sao ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh? Đ/a: hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch ít có tế bào thần kinh, cấu tạo đơn giản nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm kém, đồng thời chúng có tuổi thọ ngắn nên ít thời gian học tập và rút kinh nghiệm Câu: hãy giải thích tại sao trong suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt? Đa:sau khi trứng rụng phần còn lại của nang trứng biến thành thể vàng tiết progesteron, cùng với Ostrogen sẽ tác động đến niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên, tích đầy máu để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con Nếu trứng không được thụ tinh, thể hoàng thoái hóa đi→ không còn progesteron →niêm mạc tróc ra→chảy máu gọi là hiện tượng kinh nguyệt Trong quá trình mang thai → hợp tử phát triển thành phôi bám chặt vào niêm mạc dạ con hình thành nhau thai. Nhau thai tiết HCG (hoocmon kích dục nhau thai) có tác dụng duy trì thể vàng → tiết tục tiết progesteron v nêm mạc không tróc→không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt Câu: thí nghiệm của Stannus thắt nút ở tim ếch tiến hành như sau: phá hủy tủy soogns để làm ếch bất động - ghim ếch nằm ngửa trên khay mổ và mổ lộ tim - cắt xoang bao tim - dùng sợi chỉ thắt nút trong các trường hợp sau: + dùng sợi chỉ thắt một nút giữa xoang tĩnh mạch và tim + thắt một nút ở mõm tim + sau đó tháo nút thắt ở tim và cắt rời tim khỏi cơ thể, cắt tim thành 3 phần: phần xoang, phần nhĩ thất, phần tâm thất và cho vào đĩa petri đựng dung dịch Ringer Dựa vào tính tự động của tim ếch, hãy xác định kết quả thí nghiệm ở trên và giải thích Đ/a: * dùng sợi chỉ thắt một nút giữa xoang tĩnh mạch và tim - vùng xoang nhĩ vẫn đập bình thường - vùng tâm nhĩ và tâm thất dừng lại một thời gian ngắn rồi tiếp tục đập Do hạch xoang nhĩ là một hệ trung tâm nơi phát ra xung tạo nhịp cho toàn bộ tim. Khi bị mất liên lạc với hạch tự động chính Remark ở xoang tĩnh mạch thì tim sẽ ngừng đập. nhưng sau đó tim đập trở lại nhờ có hạch tự động phụ Ludwig-Bidder nhưng với nhịp chậm hơn bình thường * thắt một nút ở mõm tim Toàn bộ phần phía trên nút thắt co bóp, còn phần dưới nút thắt thì ngừng co bóp. Do trong mỏm tim không có hạch tự động * sau đó tháo nút thắt ở tim và cắt rời tim khỏi cơ thể, cắt tim thành 3 phần: phần xoang, phần nhĩ thất, phần tâm thất và cho vào đĩa petri đựng dung dịch Ringer - vùng xoang nhĩ, tâm nhĩ có hạch vẫn đập, phần tâm thất không có hạch ngừng đập hoàn toàn Câu: hãy nêu 2 phương pháp để xác định nhiều hạt lúa đang nảy mầm và chưa nảy mầm? Câu: Rubisco là gì? Trong điều kiện đầy đủ CO2 hoặc thiếu CO2 thì hoạt động của Rubisco như thế nào? Câu: vì sao thực vật “tắm mình trong biển nitơ” nhưng vẫn thiếu đạm? Đ/a: vì thực vật chỉ hấp thụ được nito ở dạng NO3- và NH4+ mà không hấp thụ được nito ở dạng N2 *trong tự nhiên nhờ quá trình nào mà thực vật lấy được nitơ khí quyển sử dụng cho hoạt động sống của chúng? Nhờ quá trình cố định nito của vi khuẩn cố định đạm và quá trình phóng điện do sấm sét đã oxi hóa N2 thành nitrat mà thực vật mới lấy được nito khí quyển để sử dụng hco hoạt động sống của mình Câu: cho các dấu hiêu sau: a. lá hóa vàng từ lá già đến lá non, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ ở mặt lá.Đ/a: K b. lá có màu xanh nhạt và hóa vàng, bắt đầu từ lá non nhất Đ/a: S c. ở gân lá xuất hiện màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng, rồi lá rụng nhanh chóng. Đa/: Fe d. lá cây trở nên nhỏ hơn, có màu lục đậm, sinh trưởng của rễ bị tiêu giảmĐ/a: P hãy xác định dấu hiệu nào là biểu hiện thiếu các nguyên tố nào trong cây? Câu:tại sao động vật sống trên cạn không thể thải NH3 theo nước tiểu, trong khi các động vật sống trong nước ngọt có thể thải NH3 \theo nước tiểu? Đ/a: NH3 là chất rất độc, nồng độ thấp đã có thể gây rối loạn hoạt động của tế bào. Để tránh tác động có hại của NH3 cơ thể phải loại thải NH3 dưới dạng dung dịch càng loãng càng tốt. Động vật sống trên cạn không có đủ nước để pha loãng NH3 và thải nó cùng với nước tiểu. Động vật sống trong môi trường nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với môi trường nước nên nước có xu hương đi vào cơ thể, vì thế chúng có thể thải nhiều nước tiểu loãng chứa NH3 Câu: tại sao những người bị tiểu đường thường tiểu tiện nhiều? ĐA:nồng độ đường cao trong máu tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào máu làm tăng thể tích máu dẫn đến tăng áp lực lọc máu ở cầu thận. Nồng độ đương cao trong máu tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô và ống thận làm tăng lượng nước tiểu. Cả 2 yếu tố trên làm tổn thương đến thận nên tiểu tiện nhiều Câu: người hẹp van nhĩ thất hoặc hở van nhĩ thất thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Vì sao? Đa: hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả là lượng máu mỗi lần bơm lên động mạch giảm. Hở van nhĩ thất làm hco lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi khiến thể tích tâm thu giảm vì khi tâm thất co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất vào tâm nhĩ. Thể tích tâm thu giảm nên hịp tim tăng lên đảm bảo đưa đủ máu đến các cơ quan Câu: nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. máu trong tĩnh mạch trên gan có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bã và có rất ít chất dinh dưỡng?Đúng ở chỗ vì máu trong tĩnh mạch trên gan cóm àu đỏ thẫm vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi troa đổi khí ở các cơ quan sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đỗ vào tĩnh mạch chủ dưới về tim sai ở chỗ rất ít chất dinh dưỡng vì máu trong tĩnh mạch trên gan tuy có nhiều CO2 và chất bã nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng vừa được hấp thụ từ ruột non b. não giữa là trung tâm chính điều hòa hô hấp. Sai vì trung tâm điều hòa hô hấp ở hành não c. lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. Sai vì lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng d. động tác thở ra hoàn toàn có tính chất thụ động. Đúng vì động tác thở ra là do cơ hoành và cơ liên sườn ngoài dãn, các xương sườn hạ xuống, thể tích lồng ngực giảm đi, phổi co hẹp lại, áp suất trong phế nang cao hơn áp suất khí quyển, đẩy không khí từ phổi ra ngoài Câu: thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tương trên Đa;ý nghĩa: - dễ dàng trung hòa lượng axit trong thức ăn từ dạ dày đi xuống với một lượng ít thức ăn, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột - để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thười gian tiêu hóa lượng thức ăn đó, đủ thwofi gian hấp thụ các chất dinh dưỡng * cơ chế; - sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng - phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống (từ kiềm sang axit) Câu: phân biệt hiện tượng xòe lá và khép lá ở cây phượng lúc sáng và chiều tối với hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ khi va chạm Câu: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a.sự sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở cây một lá mầm b. gỗ lõi thực sự là mô mạch vận chuyển nước và ion khoáng c. vòng sinh trưởng trong sinh trưởng thứ cấp vào mùa xuân có màu sẫm hơn so với vòng sinh trưởng vào mùa hè d. sinh trưởng thứ cấp làm cho thân cây tăng về chiều ngang Câu: hãy cho biết tỷ lệ các loại hoocmon sau đây có tác dụng sinh lý như thế nào? a. tỷ lệ của Auxin/xitokinin b. tỷ lệ của AAB/GA c. tỷ lệ của Auxin/Etilen d. tỷ lệ của Xitokinin/AAB Câu: trồng một cây ngày nắn và một cây ngày dài ở cùng một môi trường trong đó ánh sáng được chiếu theo một chu kì như sau trong 24 giờ: 8 giờ sáng: 8 giờ tối; 1 giờ sáng- 7 giờ tối Trong điều kiện này, sự ra hoa sẽ xảy ra như thế nào? Vì sao? Thực tế cần chú ý đến những yếu tố nào quyết định sự ra hoa của cây? Câu: có rất nhiều trường hợp khi bị ngộ độc thịt(do bị nhiễm vi khuẩn) rất nguy hiêm đến tính mạng. Dựa vào kiến thức về sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap giải thích hiện tượng trên Câu: quá trình quang hợp diễn ra ở bào quan nào của tế bào thực vật? Nêu cấu tạo của bào quan đó? - xảy ra ở lục lạp. Lục lạp có màng kép, bên trong chứa cơ chất. Có nhiều đĩa bé xếp chồng lên nhau (grana), trong đĩa bé chứa tilacoit giàu diệp lục, các đĩa lớn là stroma giàu cơ chất Pha sáng và pha tối của quang hợp giống và khác nhau như thế nào? + giống: cùng xảy ra ở lục lạp, đều là phản ứng oxi hóa khử có sự tham gia của nhiều enzim + khác: Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng Nơi diễn ra Hạt granna Chất nền (Stroma) Nguyên liệu H2O, NADP+, ADP CO2, ATP, NADPH Sản phẩm ATP, NADPH, O2 Đường glucozơ... Năng lượng Chuyển quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH Chuyển hóa năng trong ATP, NADPH thành hóa năng trong glucozo và chất hữu cơ khác Cơ chế và ý nghĩa của quá trình quang phân li nước trong quang hợp? 4H2O→4H+ + 4e- + 4OH- 4OH- → 2H2O2 2H2O2 → 2H2O + O2 * ý nghĩa: - cung cấp O2 cho môi trường - cung cấp H+ cho NADP+ tạo chất khử NADPH2 - bù e- bị mất cho diệp lục Đối với thực vật ở cạn, nước tham gia vào quá trình quang hợp đi qua những con đường nào và do cơ chế nào? Con đường Cơ chế Từ đất vào lông hút của rễ qua các tế bào sống của nhu mô rễ vào bó mạch Chênh lệch ptt Từ các mạch gỗ của rễ lên thân, lá Nhờ lực hút của tán lá, lực liên kết giữa các phân tử H2O và áp suất rễ Từ các gân lá qua các tế bào nhu mô lá đến lỗ khí thoát ra ngoài Nhờ sự thoát hơi nước ở lá Câu: sự tiêu hóa protein trong ống tiêu hóa ở người? + ở dạ dày: - dịch vị làm biến tính protein - HCl làm pepsinogen biến thành pepsin - pepsin cắt protein thành peptit + ở ruột non: - Enterokinaza biến tripsinogen thành tripsin - tripsin cắt protein thành các peptit - Chymotripsin cắt protein thành các peptit - Cacboxipeptidaza cắt các peptit thành a.a - Aminopeptidaza cắt các peptit thành a.a Câu: sự phá hủy hồng cầu trong cơ thể người? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng da và vàng niêm mạc mắt ở cơ thể người? - Sự phá hủy hồng cầu: + hồng cầu được sản xuất liên tục ở tủy xương và chúng có thể tồn tại đến 120 ngày. Các hồng cầu già bị phá hủy bởi các đại thực bào có ở nhiều nơi trong cơ thể, nhưng chủ yếu là gan, lách, tủy xương + khi hồng cầu bị phá hủy, hemoglubin bị phân hủy thành các nguyên tử sắt, các a.a và một loại sắc tố vàng gọi là bilirubin + các nguyên tử sắt và các a.a được cơ thể sử dụng lại + Bilirubin giải phóng vào trong máu làm cho huyết tương có màu vàng. Các tế bào gan tách bilirubin ra khỏi máu và chuyển nó xuống mật, rồi đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng các sắc tố mật - triệu chứng vàng da và vàng niêm mạc mắt xuất hiện khi nồng độ bilirubin tăng cao trong máu. Điều này xảy ra khi hồng cầu bị phân hủy quá nhanh, do bệnh gan hay tắc đường dẫn mật Câu: tại sao vòng sinh trưởng của cây vùng ôn đới có vân màu sáng, có vân màu sẫm? Đ/a: vòng sinh trưởng hằng năm của thân cây và rễ ở các cây thân gỗ do hoạt động của tầng phát sinh. Các vùng đó gồm vùng có các yếu tố mạch rộng hơn-sản phẩm của tầng phát sinh hoạt động về mùa xuân (lớp sáng hơn). Tiếp theo là vùng có yếu tố mạch hẹp hơn- sản phẩm của tầng phát sinh hoạt động vào mùa hè(lớp sẫm hơn). Quá trình này được lặp lại hằng năm và ta có thể căn cứ vào vòng sáng tối để tính tuổi cây Câu: để cho táo, lê, hồng, đu đủ ra hoa sớm, nhiều và làm tăng năng suất quả người ta cần làm gì? Đ/a: tạo, lê hồng khi xử lý ADHS (axit Dimetyl Hydrazid Sucxinic) nồng độ 500-5000ppm có tác dụng kích thích ra hoa sớm và làm tăng năng suất quả Đu đủ phun axit benzotiazon axetic nồng độ 30-50ppm sẽ ra hoa nhiều, tăng năng suất quả Câu: phân biệt bệnh suy giáp và bệnh cường giáp? Bệnh nào có nguyên nhân thiếu iot trong thức ăn? Tại sao? Đ/a: bệnh suy giáp: người bệnh bị nhược năng tuyến giáp do HM tiroxin tiết ra ít. Nếu tuyến giáp bị suy trong thời kỳ sơ sinh và trẻ em, cơ thể sẽ phát triển chậm, gây ra bệnh lùn dị dnagj, không cân đối, đôi khi lưỡi to đến mức khó nuốt, khó thở, chuyển hóa cơ sở giảm, sinh nhiệt giảm, buồn ngủ, trí nhớ kém, đần độn Bệnh cường giáp: người bệnh bị ưu năng tuyến giáp do HM tiroxin tiết ra quá nhiều gây các biểu hiện như bướu cổ, lồi mắt, tăng chuyển hóa cơ sở, tim đập nhanh, huyết áp tăng, chân tay run, thân hiệt tăng, ra nhiều mồ hôi, hay hồi hộp, lo lắng, khó ngủ, giảm trọng lượng cơ thể Bệnh có nguyên nhân thiếu iot trong thức ăn là bệnh suy giáp. Do thiếu it nên lượng tiroxin không đủ để ức chế tuyến yên tiết ra HM kích giáp TSH. TSH sẽ làm tăng số lượng và kích thích nang tuyến, làm tăng tiết dịch nang. Kết quả là tuyết giáp phình to như bướu cổ Tại sao bướm thường không gây hại, còn sâu lại phá hại mùa màng rất dữ, nhưng người nông dân lại dùng đèn bẫy bướm? Đ/a: vì mỗi con sâu khi phát triển thành bướm có thể để hàng vạn trứng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở thành sâu non, để tiếp tục vòng đời và phá hoại trên diện rộng. Do đó ngoài việc diệt sâu bằng biện pháp sinh học hoặc hóa học, còn dùng đèn để bẫy bướm, diệt trừ tận gốc sâu hại Cơ sở khoa học của việc dùng đèn bắt bướm dựa vào đặc tính nào của động vật? Thiếu hoocmon nào thì sự biến đổi sâu thành nhộng và bướm không xảy ra? Vì sao? Đ/a: Cơ sở khoa học của việc dùng đèn bắt bướm dựa vào tính cảm ứng của côn trùng trong giai đoạn bướm; đó là tính hướng sáng của bướm, có cơ chế là phản xạ và chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thần kinh Thiếu hoocmon Ecdixon thì sự biến đổi sâu nhộng thành bướm không xảy ra vì có 2 loại HM ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của côn trùng đól à Juven
Tài liệu đính kèm: