Câu hỏi ôn tập Chương I môn Hóa học Lớp 8

doc 4 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Chương I môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập Chương I môn Hóa học Lớp 8
a. TRẮC NGHIỆM chương 1
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:
a) Những chất do một ............ tạo nên, gọi là đơn chất. Những chất có .. gồm các nguyên tử khác loại liên kết với nhau gọi là . 
b)  là hạt đại diện cho chất, gồm một số . liên kết nhau tạo nên. Khối lượng của phân tử tính theo đơn vị cacbon gọi là .. .. 
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Trong mỗi nguyên tử luôn có số proton bằng số nơtron.
B. Trong mỗi nguyên tử luôn có số proton bằng số eletron.
C. Trong mỗi nguyên tử luôn có số nơtron nhiều hơn số proton.
D. Trong mỗi nguyên tử luôn có nguyên tử khối gấp 2 lần số proton.
Câu 3: Hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết?
A. NaCl. B. Dung dịch NaCl.	 C. Nước dừa.	D. Nước khoáng.
Câu 4: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng
A. Số nơtron trong hạt nhân. B. Số proton trong nhạt nhân.
C. Số proton và số nơtron trong hạt nhân. D. Khối lượng nguyên tử.
Câu 5: Một hợp chất (X) gồm 2 nguyên tố S và O biết . Công thức hóa học đúng của hợp chất (X) là
A. S2O3.	B. S3O2.	 C. SO2.	 D. SO3.
Câu 6: Hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố oxi là XO2; hợp chất của nguyên tố Y với nguyên tố hiđro là YH3. Công thức hóa học của hợp chất gồm X liên kết với Y là:
A. XY.	B. X2Y3.	 C. X3Y2.	 D. X3Y4.
Câu 7: Hợp chất của nguyên tố R với nhóm hiđroxit có dạng R(OH)3. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố R đó với nguyên tố oxi là
A. R2O3.	B. R3O2.	 C. RO3.	 D. RO2.
Câu 8: Hai nguyên tử của nguyên tố X có khối lượng là 1,336.10-22 gam. Giả thiết 1đvC = 1,67.10-24 gam. Ký hiệu hóa học của nguyên tố X là
A. Na.	B. Ca.	C. Mg.	D. Fe.
Câu 9: Dãy gồm toàn các công thức hóa học của hợp chất là:
A. CuO, NH3, O3.	B. N2, KCl, H2SO4. C. Fe, N2, O2.	D. H2O, K2O, CO2.
Câu 10: Hợp chất có phân tử khối bằng 44 đvC là
A. CH4.	B. C3H4.	C. C3H8.	D. C5H8.
Câu 11: Một học sinh phát biểu “Nước là hợp chất, vì nước có nhiệt đội sôi là 1000C”. Phát biểu trên là đúng hay sai?
A. Ý 1 đúng; ý 2 sai.	 B. Ý 1 sai, ý 2 đúng.	
C. Cả 2 ý đều đúng, và ý 2 giải thích cho ý 1.
D. Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích được cho ý 1.
Câu 12: Hóa trị của nguyên tố R trong hợp chất RxOy là:
A. Hóa trị x.	 	B. Hóa trị y.	C. Hóa trị .	D. Hóa trị .
Câu 13: Cho các nguyên tử X, Y, Z, M, W có số proton và số nơtron trong hạt nhân như sau: X (p= 8,n = 8); Y (p =11, n =12); Z (p =8, n =9); M (p =13, n =14); W (p = 8, n =10). Các nguyên tử trên thuộc bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 14: Cách viết nào dưới đây biểu diễn 5 phân tử hiđro ? 
A. 5H. 	B. 2H5. 	C. 10H. 	D. 5H2.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?
A.Trong phân tử nước cũng như phân tử khí SO2 đều chứa nguyên 
tố oxi	.	B. Phân tử oxi được tạo bởi 2 nguyên tố oxi.
C. Phân tử nước được tạo bởi 3 nguyên tử của 2 nguyên tố.
D. Phân tử khối của nước là 18 đvC.
Câu 16: Hợp chất tương ứng với mức hóa trị IV của nguyên tố nitơ là
A. NO2.	B. N2O5.	C. HNO3.	D. N2O.
Câu 17: Cách viết nào dưới đây dùng biểu diễn đúng 4 phân tử nước?
A. 4H2O.	B. 4HO2.	C. 4H2O2.	D. 2H2O.
Câu 18: Nguyên tử Y có số điện tích hạt nhân là 13+. Nguyên tử Y thuộc nguyên tố hóa học nào?
A. Kali.	B. Natri.	C. Magie.	D. Nhôm.
Câu 19: Nguyên tử X có tổng số hạt e, p, n bằng 34 hạt. Hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Số hạt proton trong nguyên tử X là:
A. 13	B.12	C. 11	D. 10.
Câu 20: Hợp chất RO có phân tử khối gấp 20 lần phân tử hiđro. Ký hiệu của R là:
A. Ca.	B. Fe.	C. Mg.	D. Cu.
Câu 21: Cho các chất có công thức hóa học như sau: H2O, N2, O3, CO2, Fe, HCl, Al. Số phân tử có trong dãy trên là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 22: Số nguyên tử hiđro có trong 6.1023 phân tử nước là
A. 6.1023. 	 B. 9.1023.	 C. 12.1023.	 D. 3.1023.
Câu 23: Công thức của khí cacbon đioxit (hay còn gọi là khí cacbonic) là CO2. Vậy khí cacbonic là
A. Đơn chất.	B. Hỗn hợp.	C. Cả A và B đúng.	D. Cả A và B sai.
Câu 24: Dãy nào gồm các công thức hóa học đều viết đúng cho mỗi chất?
 A. CuO, Fe, H.	C. Cu2O3, FeO, CaO. B. Cu, FeO, H2.	D. K2O, CuO, O.
Câu 25: Hợp chất của nguyên tố R với nguyên tố oxi có dạng RO. CTHH của hợp chất tạo bởi nguyên tố R đó với nhóm photphat là
A. R2PO4.	B. R3(PO4)2.	C. R2(PO4)3.	D. RPO4.
Câu 26: Tổng số hạt proton có trong phân tử nhôm oxit Al2O3 là
A. 21. 	B. 34.	C. 50.	D. 102. 
Câu 27: Hố nước vôi trong nếu để lâu ngày thì thấy có một lớp ván trắng đục nổi lên trên. Hiện tượng trên chứng tỏ sự có mặt của chất khí nào trong hỗn hợp không khí?
A. Khí Cacbonic.	B. Khí Oxi.	C. Khí Nitơ.	D. Khí hiếm.
Câu 28: Phân tử khối của kali pemanganat KMnO4 là
A. 158 gam.	B. 110 đvC.	C. 158 đvC.	D. 110 gam.
Câu 29: Lớp vỏ của nguyên tử X có các electron phân bố như sau: 2e/8e/7e. Nguyên tử X thuộc nguyên tố hóa học nào?
A. Nitơ.	B. Cacbon.	C. Clo.	D. Photpho.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
a. Phân tử nước có khối lượng nặng gấp 9 lần phân tử khí hiđro.
b. Phân tử nước được tạo bởi hai nguyên tử của hai nguyên tố.
c. Nước là một hỗn hợp.
d. Trong mỗi nguyên tử đều có số hạt nơtron không ít hơn số hạt proton.
Số phát biểu sai là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D.4.
Câu 31: Cho các công thức hóa học của một số chất như sau: Br2, AlCl3, MgO, Zn, KNO3, NaOH, O3. Số đơn chất là:
A. 4 chất.	B. 3 chất.	C. 2 chất.	D. 1 chất.
Câu 32: Cho biết X và Y tạo được các hợp chất như sau: X2(SO4)3 và YH3. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y là
A. X2Y3.	B. X3Y2.	C. XY3.	D. XY.
Câu 33: Khi đốt cháy một hợp chất (X) trong khí oxi, chỉ thu được khí CO2 và H2O. Hợp chất X có thể tạo thành từ những nguyên tố nào?
A. Cacbon.	B. Hiđro.	 C. Cacbon, hiđro.	D. Cacbon, hiđro, có thể có oxi.
Câu 34: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng từng chất bằng cách cho hỗn hợp vào nước, khuấy kỹ, sau đó lọc và cô cạn?
A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và bột sắt. C. Đường và muối. 	D. Giấm ăn và rượu.
Câu 35: Rượu etylic (cồn) sôi ở 78,30C, nước sôi ở 1000C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp với nước thì có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
 A. Lọc. 	 B. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 800C. C. Đun sôi hỗn hợp. D. Sử dụng phễu chiết.
Câu 36: Các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau là nhờ có loại hạt nào?
A. Electron. 	B. Proton. 	C. Nơtron. 	D. Tất cả đều sai.
Câu 37: Dựa vào tính chất nào cho dưới đây mà ta khẳng định được chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi.B. Không tan trong nước.
C. Có màu hoặc có mùi. 	D. Có nhiệt độ sôi nhất định.
B: TỰ LUẬN lớp 8
Bài 1: Nguyên tử Natri có số hạt proton, nơtron lần lượt là 11, 12. Xem khối lượng của mỗi hạt proton và mỗi hạt nơtron có giá trị xấp xỉ 1,67.10-24 (gam), khối lượng mỗi hạt electron xấp xỉ 9,1.10-28 (gam).
a) Tính khối lượng hạt nhân nguyên tử Natri.
b) Tính khối lượng nguyên tử Natri.
c) Từ các kết quả tính được ở trên, em có nhận xét gì? 
Bài 2: Hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ cấu tạo các nguyên tử heli, 
nitơ, clo, nhôm (trong đó mỗi electron được biểu diễn bằng một chấm đen (—), mỗi lớp electron được biểu diễn bằng một đường tròn đi qua các chấm đen).
Dựa vào hình vẽ trên, hãy cho biết số proton, số electron, số lớp electron, số lectron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử?
Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron, proton, nơtron bằng 21, số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính số electron, số proton, số nơtron trong một nguyên tử X? Cho biết tên và ký hiệu của X.
Bài 4: Nguyên tử Y có tổng số hạt electron, số proton, số nơtron là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. 
a) Tính số proton, số electron, số nơtron của nguyên tử Y và ký hiệu hóa học của nguyên tử Y.
b) Tính khối lượng theo gam của 5 nguyên tử nguyên tố Y. Giả thiết 1 đvC có khối lượng bằng 1,67.10-24 gam.
Bài 5: Nguyên tử Y có tổng số hạt electron, số proton, số nơtron là 40 hạt. Biết trong nguyên tử Y có số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện. Hãy xác định Y thuộc nguyên tố hóa học nào? 
Bài 6: Một hợp chất (A) có phân tử gồm 2 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y. Biết tổng số proton trong phân tử là 30. Số proton của nguyên tử X hơn số proton của nguyên tử Y là 3 hạt.
a) Xác định X, Y thuộc nguyên tố hóa học nào? Viết CTHH của hợp chất.
b) Tính khối lượng theo gam của 5 phân tử X2Y, giả thiết 1 đvC có khối lượng bằng 1,67.10-24 gam.
Bài 7: Ba nguyên tử cùng loại của nguyên tố R có khối lượng bằng khối lượng của sáu nguyên tử cacbon. Tính nguyên tử khối, cho biết tên, ký hiệu của nguyên tố R? (Cho nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC).
Bài 8: Nguyên tử Y có tổng số hạt electron, proton, nơtron là 46 hạt. Biết nguyên tử khối của Y bé hơn 32 đvC. Hỏi Y thuộc nguyên tố hóa học nào?
Bài 9: Viết sơ đồ cấu tạo phân tử của các hợp chất sau đây: SO2, SO3, H2SO4, NH3, H2O, HNO3, H3PO4, CH4, CO2. 
Bài 10: Hợp chất (A) gồm 2 nguyên tố Fe và O, biết nguyên tố oxi chiếm 30% theo khối lượng. Tìm công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Bài 11: Lập công thức hóa học? Tính phân tử khối và % theo khối lượng của nguyên tố kim loại trong hợp chất (nếu có).
a) Hợp chất gồm S (hóa trị VI) và O. 
b) Hợp chất gồm nhôm và nhóm sunfat (=SO4).
c) Hợp chất có tên amoni sunfat (amoni: - NH4) 
d) Hợp chất có tên canxi photphat ( ºPO4).
e) Hợp chất gồm Na và oxi.	
g) Hợp chất gồm Al và S (hóa trị II). 
Bài 12: Điền công thức hóa học đúng vào các ô trống trong bảng dưới đây?
– Cl
= O
= SO4
º PO4
K
H
Ca
Al
Bài 13: Một học sinh viết một số công thức hóa học như sau: C2O, CuO2, Al2SO4, KNO3, CaO, NO2, Na3O, Fe2O3. Hãy cho biết công thức nào viết sai? Viết lại dạng đúng của công thức?
Bài 14: Một hợp chất có công thức R2O3, biết phân tử khối của hợp chất nặng gấp 5 lần phân tử oxi. Xác định nguyên tố R.
Bài 15: Các công thức hóa học sau đây cho biết những ý gì?
a) Canxi cacbonat: CaCO3	b) Khí metan: CH4	
c) Nhôm sunfat: Al2(SO4)3 	d) Khí Ozon: O3
Bài 16: Tính hóa trị của các nguyên tử N và P trong các hợp chất sau đây và vẽ công thức cấu tạo của mỗi chất: NO2, N2O5, N2O3, HNO3, NH3, P2O5, PH3, P2O3, H3PO4. 
Bài 17: Một hợp chất gồm kim loại R (có hóa trị £ III) và nhóm SO4, trong đó nguyên tố R chiếm 28% theo khối lượng. Tìm tên nguyên tố R và viết công thức hóa học của hợp chất.
Bài 18: Hãy cho biết mỗi phân tử Cacbon dioxit CO2, nước H2O, khí metan CH4 nặng hay nhẹ hơn phân tử khí oxi O2 bao nhiêu lần?
Bài 19: Nguyên tử A có tổng số hạt electron, proton, nơtron là 58. Biết rằng số hạt mang điện chiếm 65,52% tổng số hạt trong nguyên tử. Tính số nơtron, số proton và nguyên tử khối của A (không tra bảng).

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_chuong_i_mon_hoa_hoc_lop_8.doc