Các đề thi Hóa học học kì II lớp 11

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4400Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các đề thi Hóa học học kì II lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề thi Hóa học học kì II lớp 11
CÁC ĐỀ THI HÓA HỌC HKII LỚP 11
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Cho các chất sau: (1) ancol etylic; (2) Cu; (3) Na2CO3; (4) dung dịch AgNO3/NH3; (5) Mg(OH)2. Axit fomic tác dụng được những chất nào? Viết các phương trình minh họa.
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng mất nhãn sau:
(1) ancol etylic; (2) phenol; (3) axit axetic; (4) stiren; (5) benzen
Viết các phương trình minh họa
Câu 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi điều kiện nếu có:
Al4C3 CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOH
 CH3COOC2H5 C2H5OH CH3CHO
Câu 4: Cho 7,4 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit no đơn chức, mạch hở liên tiếp nhau tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 64,8 gam kết tủa Ag. 
a. Xác định CTPT, CTCT của 2 anđehit.
b. Đốt cháy hòa toàn 7,4 gam hỗn X ở trên, dẫn sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?
Câu 5: Hidro hóa hoàn toàn 1 axit không no (1 liên kết), mạch hở, đơn chức X thu được chất hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn V lit Y thu được 4V khí CO2 ở cùng điều kiện. Viết tất cả các CTCT phù hợp của X.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Bằng 1 chất hóa học, hãy trình bày phương pháp và phương trình nhận biết các chất lỏng sau:
(1) benzen; (2) toluen; (3) stiren
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi điều kiện nếu có:
CH3COONa CH4 CH3Cl CH3OH HCHO HCOOH HCOOCH=CH2 HCOONa HCOOH
Câu 3: Viết các phương trình sau (chỉ ghi sản phẩm chính):
a. Propen + HCl 
b. Glucozo 
c. Axit axetic + ancol etylic 
d. But-1,3-đien 
Câu 4: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen vào dung dịch Br2 dư thì nhận thấy có 48 gam Br2 phản ứng và có 6,72 lít khí (đktc) thoát ra.
a. Viết các phương trình phản ứng
b. Tính % thể tích và % khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp X.
c. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Câu 5: Từ Metan và các chất vô cơ cần thiết, các điều kiện coi như có đủ, viết sơ đồ và phương trình điều chế vinyl axetat.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí mất nhãn:
(1) etan; (2) etilen; (3) axetilen; (4) SO2; (5) NH3
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi điều kiện nếu có:
Axetilen eten 1,2-điclo etan etilen glicol anđehit oxalic axit oxalic natri oxalat axit oxalic đietyl oxalat
Câu 3: Giải thích các hiện tượng sau:
a. Cho natri vào dung dịch phenol thấy sủi bọt khí và thu được dung dịch X trong suốt, thổi khí CO2 dư vào dung dịch X thì thấy dung dịch đục dần.
b. Rót từ từ dung dịch axit axetic vào một mẫu đá vôi thấy có sủi bọt khí.
Câu 4: Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và ancol etylic tác dụng với natri dư thu được 2,24 lít khí không màu (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong A
b. Cho 14 gam A tác dụng với dung dịch Br2 dư thì thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m.
Câu 5: So sánh nhiệt độ sôi (có giải thích) của các chất lỏng sau
(1) ancol etylic; (2) axit axetic; (3) anđehit axetic; (4) etan
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Giải thích vì sao:
a. Nhóm –OH của phenol tác dụng được dung dịch NaOH còn nhóm –OH của ancol thì không tác dụng được.
b. Benzen không tác dụng dung dịch Br2 nhưng vòng phenyl –C6H5 của phenol lại tác dụng được.
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi điều kiện nếu có:
Ancol etylic axit axetic canxi axetat axit axetic etyl axetat natri axetat axeton propan-2-ol propen
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất mất nhãn sau:
(1) CH3COOH; (2) CH2=CH-COOH; (3) CH3-CH2-OH; (4) CH2=CH-CH2-OH
Câu 4: Tính pH của dung dịch axit axetic 0,1M biết Ka= 1,75.10-5 và axit axetic điện li yếu theo phương trình sau:
CH3COOH CH3COO- + H+
Câu 5: Cho hỗn hợp B gồm 2 hidrocacbon mạch hở cùng dãy đồng đẳng liên tiếp nhau (không quá 3 liên kết trong mỗi phân tử) lội thật từ từ qua dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, sau phản ứng không thấy khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn V lít B thu được 3,5V lít CO2 (đktc).
a. Xác định các CTCT có thể có của 2 hidrocacbon trong B
b. Tính % khối lượng trong hỗn hợp B.
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Viết các phương trình sau dạng công thức cấu tạo:
a. 2-metyl but-1-en + H2O sản phẩm chính
b. 2-Brom butan + KOH sản phẩm chính
c. Axetilen + H2O 
d. Ancol etylic + CuO 
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau:
(1) etilen glicol; (2) propan-2-ol; (3) phenol; (4) stiren; (5) anđehit axetic
Câu 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi điều kiện nếu có:
CH3COOH CH3COONa CH4 C2H2 C6H6 C6H5Cl C6H5ONa C6H5OH axit picric
Câu 4: Viết tất cả các đồng phân ancol và ete có cùng công thức C4H10O
Câu 5: Cho m gam một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở A tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,6 gam muối khan.
a. Xác định CTPT, CTCT của A.
b. Cho 7,4 gam A tác dụng với 13,8 gam ancol etylic với xúc tác H2SO4 đun nóng và hiệu suất phản ứng là 75%. Tính khối lượng este thu được sau phản ứng.
ĐỀ SỐ 6:
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện:
Butan etilen ancol etylic axit axetic etyl axetat
Câu 2: Nhận biết các chất lỏng mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
(1) etilen glicol ; (2) benzen ; (3) axit axetic ; (4) phenol ; (5) benzanđehit
Câu 3: Viết các đồng phân và gọi tên các hợp chất chứa vòng benzen có CTPT C7H8O
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp A gồm phenol và ancol etylic tác dụng vừa đủ với Natri thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp A ở trên tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. 
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
b. Biết m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 400gam dung dịch Br2 x%. Tìm x.
Câu 5: Cho ba chất X, Y, Z đều có cùng công thức C3H6O. Biết:
- X tác dụng được Na tạo khí H2
- Y tác dụng được dung dịch Br2 tạo hợp chất Y’ làm đỏ quỳ tím
- Z không tác dụng với Na và dung dịch Br2 nhưng phản ứng được H2 với xúc tác Ni, đun nóng thu được sản phẩm tác dụng được Natri.
a. Xác định CTCT X, Y, Y’, Z
b. Viết các phương trình xảy ra.
ĐỀ SỐ 7:
Câu 1: Từ đất đèn CaC2 và các chất vô cơ, các điều kiện có đủ, viết các phương trình điều chế Cao su BuNa.
Câu 2: Viết các phương trình chứng minh:
a. Anđehit axetic vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
b. Axit cacbonic mạnh hơn phenol nhưng yếu hơn axit axetic.
Câu 3: Nhận biết các khí không màu sau bằng phương pháp hóa học:
(1) SO2 ; (2) CH4 ; (3) C2H2 ; (4) NH3 ; (5) O2
Câu 4: Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 13,8 gam ancol etylic với hiệu suất phản ứng là 75% thu được m gam este.
a. Tính giá trị của m.
b. Đốt cháy hoàn toàn m gam este đó rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Dung dịch thu được giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu?
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một ancol no, đơn thức, mạch hở X rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 và bình (2) chứa KOH dư. Kết thúc các thí nghiệm, bình (1) tăng 5,4 gam và bình (2) tăng 8,8 gam. 
a. Viết tất cả các phương trình đã xảy ra.
b. Xác định CTPT và CTCT của ancol X
c. Viết các phương trình của X tác dụng CuO(t0) và HCOOH (H2SO4, t0)
ĐỀ SỐ 8:
Câu 1: Tách nước từ 2 ancol metylic và etylic tạo được tối đa bao nhiêu ete? Viết các phương trình phản ứng, gọi tên các ete thu được.
Câu 2: Cho chất X (C,H,O) có những tính chất sau:
(1) Cho a mol X tác dụng với Na dư thì thu được a mol H2. 
(2) Cho a mol chất X tác dụng vừa đủ với a mol dung dịch NaOH.
(3) Đốt cháy hoàn toàn a mol chất X được 7a mol khí CO2.
Xác định các CTCT của X.
Câu 3: Hoàn thành các phương trình sau: 
a. CH2=CH-C≡CH + dung dịch AgNO3/NH3 
b. CH2=CH-COOH + ancol metylic 
c. Propan-2-ol + CuO 
d. Etilen + dung dịch KMnO4 
Câu 4: Chỉ được dùng dung dịch Br2 trình bày cách nhận biết 3 mẫu khí không màu là etan, eten và etin. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp ancol etylic và glixerol tác dụng Natri dư thì thu được 8,96 lít H2 (đktc). Biết lượng hidro do glixerol sinh ra gấp 3 lần lượng hidro do ancol etylic sinh ra.
a. Tính m và % khối lượng mỗi ancol
b. Hỗn hợp trên hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
ĐỀ SỐ 9:
Câu 1: Sắp xếp các chất sau theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần, giải thích:
(1) axit oxalic; (2) ancol etylic; (3) axit axetic; (4) ancol metylic; (5) anđehit axetic
Câu 2: Viết các phương trình phản ứng sau:
a. Etilen glicol + Cu(OH)2 
b. Brom benzen + NaOHdư 
c. Toluen + dung dịch KMnO4 
d. 2-hidroxyl propanoic + Na 
Câu 3: Nhận biết các chất lỏng mất nhãn bằng phương pháp hóa học:
(1) glixerol; (2) axit axetic; (3) ancol metylic; (4) hex-3-en; (5) phenol
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic, đơn chức, mạch hở. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 70 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 43,4 gam. 
a. Xác định CTPT 2 axit trên
b. Tính khối lượng và % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp.
Câu 5: Từ butan và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình điều chế axit axetic.
ĐỀ SỐ 10:
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, mỗi mũi tên là 1 phản ứng, ghi rõ điều kiện:
 C2H4 C2H6C2H5Cl C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 C2H5OH CH3CHO C2H5OH
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học và các phương trình nhận biết chất khí:
(1) but-1-in; (2) but-2-in; (3) butan; (4) CO2; (5) NH3; (6) SO2
Câu 3: Cho phản ứng este hóa sau:
CH3CH2OH + CH3COOH CH3COOCH2CH3 + H2O
Ta cần làm gì để nâng cao hiệu suất của phản ứng este hóa này?
Câu 4: Cho X là 1 ancol bậc 1, Y là 1 anđehit, Z là 1 axit cacboxylic. Các hợp chất có cùng số C, đều no, đơn chức, mạch hở không phân nhánh. Viết các phương trình chuyển hóa:
X Y Z 
Y X Z
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được 4V CO2 và 3V H2O ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Biết số C của A nhỏ hơn 8.
a. Xác định CTPT của A.
b. Biết X tác dụng được dung dịch B2 dư; dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng. Xác định CTCT của A và viết các phương trình phản ứng trên với dạng CTCT của X.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tham_khao_hoa_11_hk2.doc