Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 7 - Chuyên đề II: Bài toán về hệ hai gương tạo với nhau một góc (tiếp theo) - Chuyên đề III: Bài toán gương quay; tia tới quay

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1790Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 7 - Chuyên đề II: Bài toán về hệ hai gương tạo với nhau một góc (tiếp theo) - Chuyên đề III: Bài toán gương quay; tia tới quay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 7 - Chuyên đề II: Bài toán về hệ hai gương tạo với nhau một góc (tiếp theo) - Chuyên đề III: Bài toán gương quay; tia tới quay
PHẦN I: QUANG HỌC
CHUYÊN ĐỀ II: BÀI TOÁN VỀ HỆ HAI GƯƠNG TẠO VỚI NHAU MỘT GÓC (t.theo)
CHUYÊN ĐỀ III: BÀI TOÁN GƯƠNG QUAY; TIA TỚI QUAY
----ĐỀ SỐ 04----
BT1: 
Cho điểm sáng S nằm giữa hai gương phẳng M và N có mặt phản xạ quay vào nhau ( h/vẽ). Gọi S1 và S2 lần lượt là ảnh của S qua gương M và N.
Chứng tỏ rằng S; S1; S2 cùng nằm trên 1 đường tròn tâm O, bán kính OS
Biết khoảng cách S1S2= 40cm và S cách mỗi gương là 20cm. Hãy tính góc hợp bởi 2 gương 
 ĐS: 1200
BT2: 
Cho ba gương phẳng G1; G2 và G3 được ghép thành tam giác cân ABC ( cân tại B). Trên gương G1 có một lỗ nhỏ S người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với G1. Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài theo lỗ S và không bị lệch so với tia chiếu vào.
Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau ( tức là tính các góc của tam giác cân)
 ĐS: 720; 720; 360
BT3:
Hai gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau và hợp với nhau 1 góc α. Tiết diện vuông góc với cạnh chung là 1 tam giác cân AOB ( cân tại O). Điểm sáng S được đặt ở trung điểm của AB.
 Xác định α để mọi tia sáng từ S chỉ phản xạ một lần và ra khỏi tam giác AOB của hệ gương.
 ĐS: α > 1200
BT4:
Cho hai gương phẳng G1 và G2 cắt nhau tại O và hợp với nhau 1 góc 300 . Một điểm sáng S nằm trong khoảng giữa hai gương. Khi chiếu tia sáng từ S đến gương G1 tại I phản xạ tới gương G2 tại J rồi tiếp tục truyền theo phương JR.
Hỏi ta phải quay gương G2 quanh trục O một góc là bao nhiêu và theo chiều nào để:
SI // JR
SI vuông JR 	ĐS: 600; 150
BT5:
Chiếu 1 tia sáng SI đến gương phẳng G (h.v)
Hãy xác định góc phản xạ
Người ta làm quay gương một góc 100 xung quanh điểm tới I. Hỏi tia phản xạ mới sẽ hợp với tia tới 1 góc là bao nhiêu?
 ĐS: 1400 hoặc 1000
BT6:
Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng nằm ngang. Nếu giữ nguyên tia này rồi quay gương đi một góc α xung quanh trục O nằm trong mặt phẳng gương và vuông góc với mặt phẳng tới thì tia phản xạ sẽ quay một góc bằng bao nhiêu? Xét hai trường hợp:
Trục O đi qua điểm tới I
Trục O không đi qua điểm tới I	Đs: 2 α
BT7:
Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng ( như hình vẽ). Khi cho gương quay một góc 300 xung quanh trục O thì ảnh của S di chuyển trên đường nào? Đoạn thẳng OS’ quay được một góc là bao nhiêu? ( với S’ là ảnh của S qua gương G lúc gương chưa quay).
 ĐS: 600
BT8:
Chiếu 1 tia sáng SI đến gương phẳng (h/v). Nếu quay tia này xung quanh điểm sáng S một góc α thì tia phản xạ sẽ quay một góc là bao nhiêu?
 ĐS: α
BT9:
Một tia sáng chiếu tới gương phẳng nằm ngang với góc tới i= 300. Góc hợp bởi tia phản xạ với mặt phẳng nằm ngang là bao nhiêu?
	Nếu tia tới cố định, để có tia phản xạ nằm ngang thì phải quay gương 1 góc nhỏ nhất là bao nhiêu?	ĐS: 300
BT10: 
Chiếu một tia sáng tới gương phẳng:
Nếu quay tia tới quanh điểm tới I một góc α thì tia phản xạ sẽ quay một góc là bao nhiêu?
Nếu đặt thêm một gương phẳng nữa hợp với gương trước 1 góc nhọn thì khi tia tới trên quay một góc α sẽ làm tia phản xạ trên gương thứ hai sẽ quay một góc bằng bao nhiêu?
ĐS: α

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Vat_li_7_so_4.doc