Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, 8

Nguyên tử: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé cấu tạo nên các chất và không mang điện.

Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử có dạng hình cầu, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

Thể tích nguyên tử được tính theo công thức:

V = 4 p R3

 

3

(R là bán kính của nguyên tử)

Vỏ nguyên tử: Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electronchuyển động xung quanh hạt nhân

 

Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và có giá trị bằng 1 điện tích nguyên tố (1 điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 culông), được biểu diễn là -1

 

Hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân nằm ở trung tâm của nguyên tử và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.

 

Hạt nhân nguyêntử tạo bởi proton (p) mang điện tích dương,có giá trị bằng +1 và neutron (n) không mang điện tích

Điện tích của proton bằng điện tích của electron về độ lớn nhưng khác dấu Như vậy trong nguyên tử: Số p = Số e

Chú ý: - Với 82 nguyêntố đầu thì 1 £ n

 

p

£ 1,52

Sự chuyển động của electrontrong nguyên tử

 

Trong nguyên tử, các electronchuyển động rất nhanh quanghạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định (kích thước hạt nhân chỉ bằng khoảng 10-5 đến 10-4 kích thước nguyên tử)

 

- Số e tối đa cho mỗi lớp được xác định là :2.n 2 (n là lớp e), được sắp xếp từ trong ra ngoài, lớp trong đầy thì mới sắp xếp đến lớp tiếp theo. Nhưng từ nguyên tố thứ21 trở đi do có sự chèn mức năng lượng nên các nguyên tố trước đó (20 nguyên tố đầu có p = 1 đến p = 20) có số e tối đa ở lớp 3 là 8 e.

 

Nguyên tử luôn có xu hướngđạt trạng thái bền vững, thường có 8 e (hoặc 2e) lớp ngoài cùng => các e lớp ngoài cùng gây nên tính chất hóa học cho nguyên tố.

Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhận thêm x electronhoặc góp chung electron với nguyên tử khác để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính phi kim

Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhường x electron ngoài cùng để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính kim loại

docx 93 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 03/08/2024 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, 8
MỤC LỤC
Chuyên đề
Nội dung
Trang
PHẦN A:
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
2
CHUYÊN ĐỀ 1
NGUYÊN TỬ
2
CHUYÊN ĐỀ 2
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
7
CHUYÊN ĐỀ 3
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
12
CHUYÊN ĐỀ 4
PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
16
CHUYÊN ĐỀ 5
LIÊN KẾT HÓA HỌC
22
CHUYÊN ĐỀ 6
HÓA TRỊ, CÔNG THỨC HÓA HỌC
27

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC
28
DẠNG 1
VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
28
DẠNG 2
NÊU CÁC THÔNG TIN CỦA CÔNG THỨC HÓA HỌC
32
DẠNG 3
BIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC TÍNH PHẦN TRĂM KHỐI LƯỢNG CÁC
NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT
37
DẠNG 4
BIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ, XÁC
ĐỊNH HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ CÒN LẠI
40
DẠNG 5
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT KHI BIẾT HÓA TRỊ
CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TẠO THÀNH
44
DẠNG 6
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT KHI BIẾT KHỐI
LƯỢNG PHÂN TỬ
47
DẠNG 7
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT KHI BIẾT PHẦN
TRĂM KHỐI LƯỢNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
51
PHẦN B
LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
55-93

PHẦN A: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI CHUYÊN ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ
LÝ THUYẾT CẦN BIẾT
Nguyên tử: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé cấu tạo nên các chất và không mang điện.
Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử có dạng hình cầu, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Thể tích nguyên tử được tính theo công thức:
V = 4 p R3
3
(R là bán kính của nguyên tử)
Vỏ nguyên tử: Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân
Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và có giá trị bằng 1 điện tích nguyên tố (1 điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 culông), được biểu diễn là -1
Hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân nằm ở trung tâm của nguyên tử và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton (p) mang điện tích dương, có giá trị bằng +1 và neutron (n) không mang điện tích
Điện tích của proton bằng điện tích của electron về độ lớn nhưng khác dấu Như vậy trong nguyên tử: Số p = Số e
Chú ý: - Với 82 nguyên tố đầu thì 1 £ n
p
£ 1,52
Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh quang hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định (kích thước hạt nhân chỉ bằng khoảng 10-5 đến 10-4 kích thước nguyên tử)
- Số e tối đa cho mỗi lớp được xác định là :2.n 2 (n là lớp e), được sắp xếp từ trong ra ngoài, lớp trong đầy thì mới sắp xếp đến lớp tiếp theo. Nhưng từ nguyên tố thứ 21 trở đi do có sự chèn mức năng lượng nên các nguyên tố trước đó (20 nguyên tố đầu có p = 1 đến p = 20) có số e tối đa ở lớp 3 là 8 e.
Nguyên tử luôn có xu hướng đạt trạng thái bền vững, thường có 8 e (hoặc 2e) lớp ngoài cùng => các e lớp ngoài cùng gây nên tính chất hóa học cho nguyên tố.
Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhận thêm x electron hoặc góp chung electron với nguyên tử khác để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính phi kim
Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhường x electron ngoài cùng để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính kim loại
Khối lượng nguyên tử
Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ nên người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử là amu 1 amu = 1,6605.10-24 (gam)
m(nguyên tử) = mp + mn + me
Nhưng do me <<mp = mn nên khối lượng hạt nhân coi là khối lượng nguyên tử (khối lượng 1 hạt p, n nặng gấp khoảng 1820 lần khối lượng 1 hạt e) nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân. Hay : m(nguyên tử) = mp + mn
Chú ý: Riêng nguyên tử hydrogen chỉ có 1 hạt proton nên khối lượng nguyên tử của hydrogen là 1 amu
MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài 1: Cho sơ đồ nguyên tử sau
Hãy chỉ ra số lớp lectron và số eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử trên
Tính số hạt có trong hạt nhân nguyên tử? Biết trong hạt nhân số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện 1 đơn vị.
Bài làm:
Nguyên tử có 2 lớp e và có 6e ở lớp ngoài cùng
Hạt nhân có điện tích +8 => Có 8 hạt proton
Hạt không mang điện là neutron (n) nhiều hơn số hạt prôtn là 1 => Có 9 hạt neutron
Bài 2: Vẽ sơ đồ nguyên tử của nguyên tố có
6 proton trong hạt nhân
Điện tích hạt nhân là 11+
Vỏ nguyên tử có 13 electron
Bài làm:
Nguyên tử có 6 hạt p => Lớp vỏ có 6 hạt e và điện tích hạt nhân là +6 Sơ đồ nguyên tử là
Điện tích hạt nhân là 11+ => Hạt nhân có 11 proton, lớp vỏ có 11 electron Sơ đồ nguyên tử
Vỏ nguyên tử có 13e => Trong hạt nhân có 13 proton, điện tích hạt nhân là +13 Sơ đồ nguyên tử.
Bài 3: Nguyên tử nitrogen (nitơ) có tổng các hạt mang điện là 14. Xác định số hạt proton, electron và vẽ mô hình nguyên tử nitrogen này
Bài làm:
Gọi số proton, số electron lần lượt là p, e
Ta có: p + e = 14	(I)
Trong nguyên tử, số electron bằng số proton => p = e (II) Từ (I), (II) => p = e = 7
Sơ đồ nguyên tử
Bài 4: Nguyên tử soudium (Natri) có tổng các hạt (proton, electron, neutron) là 34. Trong hạt nhân có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
Xác định số p, e, n của nguyên tử
Vẽ sơ đồ nguyên tử
Dự đoán soudium là kim loại hay phi kim? Vì sao?
Bài làm:
Gọi số proton, electron, neutron trong nguyên tử lần lượt là p, e, n Trong nguyên tử: p + e + n = 34 (I)
p = e	(II)
Trong hạt nhân:	n – p = 1	(III) Từ (I), (II), (III) => p = e = 11; n = 12
Sơ đồ nguyên tử:
Soudium là 1 kim loại. Vì lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử có 1 electron
Bài 5: Tính khối lượng nguyên tử trong các trường hợp sau
Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron trong hạt nhân
Nguyên tử Aluminium có 13 proton và 14 neutron trong hạt nhân
Nguyên tử soudium có 11 proton và 12 neutron trong hạt nhân
Bài làm:
Khối lượng nguyên tử của carbon là: 6.1 + 6.1 = 16 (amu).
Khối lượng nguyên tử của Aluminium là: 13.1 + 14.1 = 27 (amu).
Khối lượng nguyên tử của soudium là: 11.1 + 12.1 = 23 (amu).
Bài 6: Tổng số hạt trong một nguyên tử là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tìm số hạt của mỗi loại.
Bài làm:
Gọi số lượng hạt proton, neutron, electron của nguyên tử lần lượt là p, n, e (p, n, e ÎN) Tổng số các loại hạt: p + n + e = 48 Þ 2p + n = 48 (I) (vì p = e)
Trong nguyên tử số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện:
Þ p + e = 2n Þ 2p = 2n Þ p = n	(II) Từ (I), (II) Þ p = n = e = 16
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Từ mô hình nguyên tử carbon cho sau
Quy ước: - electron: 
neutron:
proton:	
Hãy cho biết 1 nguyên tử carbon có bao nhiêu hạt electron, neutron, proton
Tính khối lượng nguyên tử
Bài 2: Nguyên tử lithium có 3 proton
Có bao nhiêu electron trong nguyên tử lithium
Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 hạt neutron, tính khối lượng nguyên tử lithium theo đơn vị amu và đơn vị gam
Bài 3: Mô tả sự khác nhau giữa cấu tạo một nguyên tử hydrogen và một nguyên tử helium
Bài 4: a. Vẽ sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố có điện tích hạt nhân là: +3, +9, +12, +18, +20.
b. Cho biết số p, số e trong nguyên tử.
c. Nguyên tử nào là kim loại? phi kim? Nguyên tử nào có cấu tạo bền nhất.
Bài 5: Cho sơ đồ cấu tạo nguyên tử A, B. Cho biết số p, số e, số lớp e và số e ở lớp ngoài cùng mỗi nguyên tử là bao nhiêu?
(B)
Bài 6: Một nguyên tử có tổng ba loại hạt là 34. Biết rằng tổng số hạt trong hạt nhân là
23. Tìm số hạt mỗi loại. Xác định số p, số e, số n trong nguyên tử
Bài 7: Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử là 21, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại?
Bài 8: Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử là 26, trong hạt nhân đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 2. Tính số hạt mỗi loại?. Cho biết nguyên tử đó thuộc nguyên tố nào?
Bài 9: Nguyên tử A có tổng các loại hạt là 13. Trong đó số hạt proton bằng 80% số hạt notron. Tìm số hạt mỗi loại.
Bài 10: Nguyên tử X có tổng các loại hạt là 41. Trong đó số hạt không mang điện bằng 36,67% số hạt mang điện. Tìm số hạt mỗi loại.
Bài 11: a. Biết 1 amu = 1,6605.10-24 (gam).
Tính khối lượng bằng gam của các nguyên tử Na (23 amu), Mg (24 amu), Cl (35,5amu), Cu (64 amu), N (14 amu).
b. khối lượng nguyên tử của C bằng 3
4
khối lượng nguyên tử của O. Khối lượng nguyên
tử của O bằng 1
2
khối lượng nguyên tử của S. Tính
khối lượng bằng gam của S, O. Biết khối lượng nguyên tử của C là 12 amu
Bài 12: Một nguyên tử kim loại X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 58. Xác định số hạt mỗi loại của nguyên tử X. Cho biết số p, số e, số n trong nguyên tử.
Bài 13: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử X?
Tính khối lượng nguyên tử của X, biết mp » mn » 1,013 amu?
Tính khối lượng bằng gam của X.
Bài 14: Một nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử R
Cho biết số electron trong mỗi lớp của nguyên tử R
Tính nguyên tử khối của R, biết mp ≈ mn ≈1,013 amu
Tính khối lượng bằng gam của R.
Bài 15: Tổng số hạt proton, electron, neutron trong hai nguyên tử kim loại A, B là 94, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử B là 14. Xác định số hạt proton trong hai kim loại A, B.
CHUYÊN ĐỀ 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
LÝ THUYẾT CẦN BIẾT
Nguyên tố hóa học
Cho các sơ đồ nguyên tử sau
(B)	(C) Proton:	Neutron:	Electron: 
Hãy hoàn thành bảng
Nguyên tử
Số p
Số e
Số n
So sánh số p, số n
A




.
.
.
.
B



C




Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân
Như vậy, một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử
Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau
Nếu biết số p ta xác định được đó là nguyên tố nào (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 25 SGK/ Cánh Diều)
Tên nguyên tố
Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi riêng (Bảng 2.1 trang 17 SGK)
Kí hiệu hóa học (KHHH):
Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hoặc 2 chữ cái trong tên nguyên tố. Chữ cái đầu tiên được viết chữ in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng chữ thường.
Ví dụ: carbon (C), oxygen (O), Aluminium (Al),...
Trong một số trường hợp, KHHH của nguyên tố không tương ứng theo tên IUPAC. Ví dụ: potassium là K (tên la tinh: kalium), copper là Cu (tên la tinh: cuprum), ...
Kí hiệu hóa học còn được dùng để biểu diễn công thức hóa học của chất
Ví dụ: Trong hợp chất copper (II) oxide tạo nên từ 2 nguyên tố Cu và O và có công thức hóa học được biểu diễn là CuO
MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
Bài 1: Hoàn thành bảng thông tin sau (Dựa vào bảng 2.1 trang 17 và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 25 SGK)
Nguyên tố hóa học
Kí hiệu
Số p
Khối lượng nguyên tử
Ghi chú
Carbon




Kí hiệu có 1 chữ cái
Hydrogen



Nitrogen



Phosphorus



Sulfur



Magnesium




Kí hiệu có 2 chữ cái
Silicon



Calcium



Zinc



Barium




Bài làm:
Nguyên tố hóa học
Kí hiệu
Số p
Khối lượng nguyên tử
Ghi chú
Carbon
C
6
12

Kí hiệu có 1 chữ cái
Hydrogen
H
1
1
Nitrogen
N
7
14
Phosphorus
P
15
31
Sulfur
S
16
32
Magnesium
Mg
12
24

Kí hiệu có 2 chữ cái
Silicon
Si
14
28
Calcium
Ca
20
40
Zinc
Zn
30
65
Barium
Ba
56
137

Bài 2: Xác định tên, KHHH của các nguyên tố có đặc điểm của nguyên tử như sau:
Điện tích hạt nhân là +11
Vỏ nguyên tử có 17 electron
Vỏ nguyên tử có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron
Tổng các hạt p, e, n cấu tạo nên nguyên tử là 19. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
Bài làm:
Điện tích hạt nhân là + 11 => Trong hạt nhân có 11 proton Nguyên tố là sodium (Natri), KHHH là Na
Vỏ nguyên tử có 17 electron => Trong hạt nhân có 17 proton Nguyên tố là chlorrine, KHHH là Cl
Số electron ở vở nguyên tử là: 2 + 8 + 6 = 16 => Trong hạt nhân có 16 proton Nguyên tố là sulfur, KHHH là S
Theo đề ra ta có: p + e + n = 19 (I)
n – p = 1	(II)
Trong nguyên tử: p = e	(III) Từ (I), (II), (III) => p = e = 6; n = 7
Với p = 7 => Nguyên tố là nitrogen (nitơ), KHHH là N
Bài 3: Cho bảng thông tin các nguyên tử A, B, C, D, E như sau
Số e
Số p
Số n
Khối lượng nguyên tử
A
7

8

B

8
8

C

9
10

D
8

8

E

8
10

Hoàn thành bảng thông tin trên
Cho biết những nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học? Vì sao?
Xác định tên và KHHH của các nguyên tố tương ứng
Bài làm:
Hoàn thành bảng thông tin

Số e
Số p
Số n
Khối lượng nguyên tử
A
7
7
8
15 amu
B
8
8
9
17 amu
C
9
9
10
19 amu
D
8
8
8
16 amu
E
8
8
10
18 amu
Nguyên tử B, D, E thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. Vì các nguyên tử này đều có 8 proton trong hạt nhân.
Biết số p ta xác định được nguyên tố
Nguyên tử A có p = 7 là nitrogen (nitơ), KHHH là N
Nguyên tử B, D, E có p = 8 là oxygen, KHHH là O
Nguyên tử C có p = 9 là fluorine, KHHH là F
Bài 4: Tổng ba loại hạt trong một nguyên tử là 60, trong đó số hạt không mang điện
chiếm 1
3
tổng các hạt tạo thành. Tìm số hạt mỗi loại. Cho biết nguyên tử thuộc nguyên
tố nào, viết KHHH của nguyên tố đó?
Bài làm:
Gọi số lượng hạt proton, neutron, electron của nguyên tử lần lượt là p, n, e Tổng số các loại hạt: p + n + e = 60
Với p = e Þ 2p + n = 60	(I)
Trong nguyên tử số hạt không mang điện chiếm 1 tổng các hạt tạo thành
3
Þ n = 1
3
(p + n +e) Þ n = p	(II)
Từ (I), (II) Þ p = n = e = 20
Với p = 20 là nguyên tử thuộc nguyên tố calcium, KHHH là Ca
Bài 5: Tổng số hạt proton, neutron và electron trong 1 nguyên tử như sau: Trong nguyên tử A là 58, trong nguyên tử B là 16. Tìm số proton, neutron và khối lượng nguyên tử của
A, B, D. Giả sử sự chênh lệch giữa số proton với số neutron trong mỗi nguyên tử không quá 1 đơn vị.
Bài làm:
Xét nguyên tử A:
Gọi số lượng hạt proton, notron, electron của nguyên tử A lần lượt là pA, nA, eA Tổng số các loại hạt: pA + nA + eA = 58
Với pA = eA Þ 2pA + nA = 58 Þ nA = 58 – 2pA
Mà: pA ≤ nA ≤ 1,52pA Þ PA ≤ 58 – 2PA ≤ 1,52PA
Þ ì pA £ 58 – 2 pA
Þ ì pA ³ 16, 47
í
í
Với pA = eA = 17 => nA = 24 (loại) Với pA = eA = 18 => nA = 22 (loại)
Với pA = eA = 19 => nA = 20 (thỏa mãn)
î58 – 2 pA £ 1,52 pA
î pA £ 19,33
Vậy khối lượng nguyên tử của A là: 19 + 20 = 39 amu
Xét nguyên tử B:
Gọi số lượng hạt proton, notron, electron của nguyên tử B lần lượt là pB, nB, eB Tổng số các loại hạt: pB + nB + eB = 36
Với pB = eB Þ 2pB + nB = 16 Þ nB = 16 – 2pB Mà: pB ≤ nB ≤ 1,52pB Þ pB ≤ 16 – 2pB ≤ 1,52pB
í
í	í
Þ ì pB £16 – 2 pB	Þ ì3,52 pB ³ 16 Þ ìPB ³ 4,5
î16 – 2 pB £ 1,52 pB	î3 pB £ 16	îPB £ 5,3
Þ pB = eB = 5; nB = 6 (thỏa mãn)
Vậy khối lượng nguyên tử của B là: 5 + 6 = 11 amu
Bài 6: Tổng các hạt mang điện trong phân tử hợp chất A2B là 60. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 3. Hãy viết công thức phân tử của hợp chất theo cách viết ở trên trên.
Bài làm:
Trong phân tử hợp chất có 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B
Gọi số proton, neutron, electron có trong nguyên tử 1 nguyên tử A lần lượt là pA, nA, eA. Tổng số hạt mang điện trong 2 nguyên tử A là: 2pA + 2eA = 4pA
Gọi số proton, neutron, electron có trong nguyên tử 1 nguyên tử B lần lượt là pB, nB, eB. Tổng số hạt mang điện trong 1 nguyên tử B là: pB + eB = 2pB
A2B có số hạt mạng điện là 60 => 4pA + 2pB = 60 (I)
Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A (pA) nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B (pB) là 3
Ta có: pA	- pB = 3	(II)
Từ (I), (II) => pA	= 11 là sodium (natri), KHHH là Na pB = 8	là Oxygen, KHHH là O
Vậy CTHH của hợp chất là: Na2O
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Cho biết tên, KHHH của nguyên tố A. Biết nguyên tử A có
8 hạt p trong hạt nhân	b. 6 hạt e
c. Tổng số hạt mang điện là 26	d. Có 3 lớp e và ở lớp ngoài cùng có 2e Bài 2: Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện và tổng số hạt trong nguyên tử X là 49 hạt. Xác định nguyên tố X.
Bài 3: Cho biết tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử của nguyên tố A lớn hơn trong nguyên tử nguyên tố B là 24 hạt. Tổng số hạt mang điện của nguyên tử A và B là 52. Số hạt không mang điện của nguyên tử B ít hơn nguyên tử A là 8 hạt. Hỏi A, B là những nguyên tố nào?
Bài 4: Cho biết tổng số hạt proton, neutron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A và B là những nguyên tố nào? Bài 5: A và B là hai nguyên tố kim loại, tổng số hạt cơ bản của cả hai nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn B là 12. Tìm A và B
Bài 6: Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có khối lượng nguyên tử < 40. Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào?
Bài 7: Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8. Hãy viết công thức phân tử của hợp chất trên.
Bài 8: Hợp chất A có công thức R2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X.
Bài 9: Muối A tạo từ 2 nguyên tố và có công thức XY2, tổng số hạt cơ bản trong A là 140, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Cũng trong phân tử này thì số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X cũng là 44 hạt. Xác định công thức phân tử của A. Bài 10: Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Xác định công thức phân tử của MX2.
CHUYÊN ĐỀ 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử
Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất tương tự nhau.
Cấu tạo bản tuần hoàn
Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố
Ô nguyên tố cho biết các thông tin về nguyên tố đó
Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số e trong nguyên tử Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Khối lượng nguyên tử
Kí hiệu hóa học
Tên nguyên tố
Chu kì: Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron: Chu kì 1 có 1 lớp e, chu kỳ 2 có 2 lớp e, chu kì 3 có 3 lớp electron, ....
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì: Các chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ, các chu kì 4,5,6,7 là chu kì lớn
Nhóm: Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Bảng tuần hoàn có 18 cột, trong đó có 8 cột là nhóm A (IA-VIIIA) và 10 cột là nhóm B.
Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
Số thứ tự của nhóm A bằng số e lớp ngoài cùng: Nhóm IA có 1 e ngoài cùng, nhóm IIA có 2e ngoài cùng, ...
Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần toàn
Tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi theo chu kỳ và nhóm
Trong một chu kì đi từ trái qua phải qua phải: Tính kim loại giảm dần, tím phi kim tăng dần
Đầu chu kì là một kim loại mạnh, kết thúc chu kì là khí hiếm (nhóm VIIIA)
Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới: Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn
- Biết các thông tin của một nguyên tố hóa học
Vị trí của nguyên tố hóa học
Cấu tạo nguyên tử
Nhận ra nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Chú ý: Nếu 2 nguyên tố A, B thuộc cùng một phân nhóm (pA < pB) và ở 2 chu kì liên tiếp thì
A, B thuộc chu kì nhỏ: Khi 14 £ pA + pB £ 28 => pB – pA = 8
A thuộc chu kì nhỏ (chu kì 3) và B thuộc chu kỳ lớn (chu kì 4)
* Khi 30 £ pA + pB £ 32 => pB – pA = 8
* Khi 44 £ pA + pB £ 54=> pB – pA = 18
MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
Bài 1: Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ. Hãy cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen và cho biết nó ở chu kì nào và nhóm nào trong bảng tuẩn hoàn.
Bài làm:
Kí hiệu hoá học H, ở chu kì 1, nhóm IA.
Bài 2: Nguyên tố X (Z=11) là nguyên tố có trong thành phẩn của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuẩn hoàn?
Bài làm:
X là natri (Na). Nguyên tử X có 3 lớp electron, 1 electron ở lớp ngoài cùng. X thuộc chu kì 3, nhóm IA. Mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố X:
Bài 3: Hãy tìm hiểu và cho biết:
Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điếu kiện thường. Dựa vào bảng tuân hoàn, hãy cho biết nguyên tố đó ở ô số bao nhiêu.
Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin (chất có khả năng vận chuyển khí oxygen từ phổi đến các tế bào), nếu thiếu nguyên tố này cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh thiếu máu. Hãy kể ra ít nhất 3 ứng dụng trong đời sống của nguyên tố kim loại đó.
Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố khí hiếm dùng để bơm vào bóng bay hoạc khinh khí cầu.
Bài làm:
Nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường là Hg, thủy ngân (mercury), ô số 80.
Nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin là sắt, KHHH là Fe
Ứng dụng: Làm đồ dùng cá nhân, gia đình như dao, kéo, ; làm đồ nội thất như cửa, cầu thang
Nguyên tố khí hiếm được bơm vào bóng bay là helium, KHHH là He
Bài 4: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e
Cho biết vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn và xác định X
Cho biết A là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài làm:
X thuộc chu kì 3, nhóm III
X có tổng số hạt p = 2+ 8 + 3 = 13
=> X là nguyên tố nhôm (Al)
Aluminium là một kim loại
Bài 5: Nguyên tử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử bằng 17
Vẽ sơ đồ nguyên tử A
Cho biết vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn
Cho biết A là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài làm
Vẽ sơ đồ nguyên tử: Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi 3 lớp e Lớp trong cùng có 2e
Lớp thứ 2 có 8e
Lớp ngoài cùng có 7e
A có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3
A có 7e lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VII
=> A là nguyên tố Chlorine (Cl)
Cl ở cuối chu kì 3 nên là một phi kim điển hình (hoạt động mạnh)
Bài 6: Nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố Y có số thứ tự 17.
Chúng thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn
Cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm
Bài làm:
Xác định vị trí của X, Y
Nguyên tố X: Nguyên tử có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 elctron
=> Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VI (S)
Nguyên tố Y: Nguyên tử có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron
=> Z thuộc chu kỳ 3, nhóm VII (Cl)
Các nguyên tố X, Y đều là phi kim
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Hãy cho biết tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố ở nhóm VA, chu kì 3 và nguyên tố ở nhóm VIIIA chu kì 2.
Bài 2: Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trên Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong cát và là chất hoá học phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Hãy cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố silicon và cho biết nó ở chu kì nào và nhóm nào trong bảng tuẩn hoàn?
Bài 3: Viết kí hiệu hoá học và tên của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, VIIA và VIIIA ở chu kì 2.
Bài 4: Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Hỏi nguyên tử của nguyên tố Mg có bao nhiêu lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
Bài 5: Biết nguyên tố P ở nhóm VA, chu kì 3. Hãy cho biết nhận định sau đúng hay sai và giải thích: "Nguyên tử P có 5 lớp electron và 3 electron ở lớp ngoài cùng".
Bài 6: Nguyên tố X (Z=20) là thành phẩn không thể thiếu trong sản phẩm sữa. Sự thiếu hụt một lượng rất nhỏ của X trong cơ thể đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng, nhưng nếu cơ thể thửa nguyên tố X lại có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng. Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuẩn hoàn.
Bài 7: Dựa vào bảng tuẩn hoàn, hãy cho biết trong số các nguyên tố: Na, K, Mg, Ba, Be, B, C, N, O, Ar.
Những nguyên tố nào thuộc cùng chu kì, đó là chu kì nào?
Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm, đó là nhóm nào?
Bài 8: X là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Hãy cho biết tên, kí hiệu hoá học và vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 9: Hãy cho biết vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuẩn hoàn, biết vỏ nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Từ đó cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 10: Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên tử Cl. Từ đó cho biết chlorine là kim loại, phi kim hay khí hiếm
Bài 11: Biết nguyên tử M có 3 lớp e và lớp ngoài cùng có 2e. Hãy cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Gọi tên và viết KHHH của M.
Bài 12: Cho nguyên tố R có điện tích hạt nhân là 17+. Xác định chu kì, nhóm, tên và KHHH của R.
Bài 13: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố A có số thứ tự Z = 8, nguyên tố B có số thứ tự Z = 15. Xác định vị trí, cho biết tên của A, B
Bài 14: Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử một nguyên tố là 21. Hãy xác định tên, KHHH của nguyên tố đó
Bài 15: Phân tử M có công thức YX2, cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố X, Y. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong phân tử M bằng 96 hạt. Hạt nhân nguyên tử X, Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp. Xác định công thức phân tử M. Bài 16: Nguyên tố X có số thứ tự 8, nguyên tố Y có số thứ tự 17, nguyên tố Z có số thứ tự 19
Vẽ sơ đồ nguyên tử của chúng
Chúng thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn
Cho biết tên, KHHH của X, Y, Z
Bài 17: A, B là 2 nguyên tố ở cùng phân nhóm và thuộc 2 chu kì lên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số p trong hai hạt nhân nguyên tử A và B bằng 32. Hãy xác định A, B
Bài 18: Cho 2 nguyên tố A và B cùng nằm trong một nhóm chính của 2 chu kì liên tiếp, tổng điện tích hạt nhân của A và B bằng 24.
Hai nguyên tố C và D đứng kế tiếp nhau trong một chu kì, tổng số khối của chúng là 51, số neutron của D lớn hơn của C là 2, số e của C bằng số neutron của nó. Xác định các nguyên tố trên
Bài 19: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố A có số thứ tự Z = 8, nguyên tố B có số thứ tự Z = 15
Vẽ sơ đồ nguyên tử của A, B
Xác định vị trí, cho biết tên, KHHH của A, B
Cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm
Bài 20: Nguyên tử của các nguyên tố: A có 3 lớp e và 3 e lớp ngoài cùng, B có 3 lớp e và có 6 e lớp ngoài cùng, C có 2 lớp e và có 4 e lớp ngoài cùng. Hãy vẽ sơ đồ nguyên tử, xác định vị trí và tên của A, B, C
CHUYÊN ĐỀ 4: PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
LÝ THUYẾT CẦN BIẾT
Phân tử:
Khái niệm phân tử: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Ví dụ về một số phân tử:
Nước được hợp thành từ các phân tử nước có hai nguyên tử H, một nguyên tử O Hình dạng:
Quy ước: - H:
- O:
H 4.1
Oxygen được hợp thành từ các phân tử oxygen có hai nguyên tử O gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học
Hình dạng:
H 4.2
Từ H 4.1 và H 4.2 ta thấy:
Các phân tử của cùng một chất giống nhau về thành phần, hình dạng, kích thước và do đó có tính chất giống nhau
- Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau (H 4.2) hoặc khác nhau (H 4.1)
Khối lượng phân tử
Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử. Đơn vị của khối lượng phân tử là amu.
Ví dụ: Từ H 4.1 ta thấy trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O Khối lượng phân tử nước là: 2.1 + 1.16 = 18 (amu)
Đơn chất
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học Ví dụ về một số đơn chất
Đơn chất hydrogen được hợp thành từ các phân tử hydrogen có 2 nguyên tử H gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học
Mô hình các phân tử:
H 4.3
Đơn chất copper (đồng): Mẩu kim loại đồng được hợp thành từ tập hợp các nguyên tử đồng liên kết với nhau hay một nguyên tử đồng đều là đơn chất đồng
Mô hình mẩu kim loại đồng và nguyên tử đồng
H 4.4a	H 4.4b
Chú ý: - Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó
Một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiều đơn chất, được gọi là các dạng thù hình của một nguyên tố
Mỗi nguyên tử kim loại, phi kim rắn cũng mang đầy đủ tính chất hóa học của đơn chất kim loại đó và do đó nó có vai trò như một phân tử
Hợp chất: Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành Ví dụ về một số hợp chất
Hợp chất carbon dioxide do 2 nguyên tử O gắn kết với 1 nguyên tử C Mô hình phân tử
H 4.5
Quy ước: carbon (C)	
Hợp chất sulfuric acid do 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo nên
Mô hình phân tử
Quy ước: S	
Nhóm nguyên tử =SO4 được gọi là gốc acid, một số nhóm nguyên tử gây ra tính chất hóa học đặc trưng cho chất.
MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài 1: Hoàn thành bảng sau

Đặc điểm nhận dạng

- Do một nguyên tố hóa học tạo nên	có thể là nguyên tử
hoặc 
Ví dụ:
Phân tử
- Do một số nguyên tử liên gắn kết với nhau tạo nên và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Phân tử có thể là đơn chất hoặc 
Ví dụ:

- Do hai hoặc nhiều . hóa học tạo nên,	là phân tử
Ví dụ:

Bài làm:
Đặc điểm nhận dạng
Đơn chất
- Do một nguyên tố hóa học tạo nên. Đơn chất có thể là nguyên tử hoặc
phân tử
Ví dụ: - Đơn chất copper do các nguyên tử Cu tạo nên
- Đơn chất hydrogen do các phân tử H2 tạo nên
Phân tử
- Do một số nguyên tử liên gắn kết với nhau tạo nên và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Phân tử có thể là đơ

Tài liệu đính kèm:

  • docxboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_8.docx