Bộ đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 10837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 9
NĂM HỌC: 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau:
Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.
(Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của những câu trả lời trong đoạn trích trên?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Em có đồng tình với câu trả lời của con người trong đoạn trích trên không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Từ câu trả lời của con người trong đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải lao động trong sáng tạo.
Câu 2. (5,0 điểm)
	Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ). Từ đó nhận xét về ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ được thể hiện trong tác phẩm.
----------------------------Hết----------------------------
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 9
NĂM HỌC: 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau:
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng. 
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – 
Nguồn: www. vietgiaitri.com, 4/6/2015)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn:
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi.
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải sống hết mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
	Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ đó nhận xét về bút pháp khắc họa nhân vật của Nguyễn Du
----------------------------Hết----------------------------
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 9
NĂM HỌC: 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Trích Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tìm những hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước
Câu 2. (5,0 điểm)
	Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều, Nguyễn Du)
	Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của Nguyễn Du
----------------------------Hết----------------------------
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 9
NĂM HỌC: 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc bài thơ sau:	
Hy vọng
Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ
Mãi khi giữa đêm chợt thức
Bập bềnh ý nghĩ xót xa:
Anh còn có thể, không thể...?
Thăm thẳm ngày xưa bình an
Vời vợi ngày mai chói nắng...
(Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, 
NXB Văn học, 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ trên
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Giữa thế giới không nhiều may mắn/ Ta học cách vừa lòng với mình trong bài thơ? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhan đề của bài thơ phần đọc hiểu: Hy vọng.
Câu 2. (5,0 điểm)
	Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ đó nhận xét về bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
----------------------------Hết----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022.docx