Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
– Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì
– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”.
Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm)
Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên.(0,5 điểm)
Theo em, câu văn “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ” có sử dụng biện pháp tu từ so sánh không? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó? (3 điểm)
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Bộ đề ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn Đề 1: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: – Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì – Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên.(0,5 điểm) Theo em, câu văn “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ” có sử dụng biện pháp tu từ so sánh không? (0,5 điểm) Câu 2: Trong câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó? (3 điểm) Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Câu 3: Em hãy phân tích khổ thơ sau (3 điểm): Ước được nhà rộng muôn ngàn gian, Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn! Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ) Đề 2: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt nào? Tìm trong đoạn trích trên các từ láy, trong đó chia thành 2 nhóm (từ láy bộ phận và từ láy toàn phần). Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn trích trên. Câu 2: Câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” sử dụng biện pháp tu từ nào. Em hãy phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (3 điểm) Câu 3: Em hãy kể lại một nét đẹp văn hóa, truyền thống ở quê hương em. Đề 3: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong tâm trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn. Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra. [] Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm. (Cô hàng xén - Thạch Lam) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích trên. (1 điểm) Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” có phải là câu ghép không? Giải thích. (1 điểm). Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Câu 3: Em hãy miêu tả hình ảnh ngôi trường trong kì nghỉ hè. Đề 4: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Một buổi sáng đẹp trời nào đó, sương mù và nắng sớm bay rực rỡ trên mặt sông. Gồng gánh, hàng họ từ trên các ngả đường kĩu kịt gánh về, và thuyền bè dưới bến đổ lên những kiện hàng, những bồ, những sọt, cam, bưởi, nấm hương, mộc nhĩ... Cả cái thị trấn nhỏ bé ấy đang tấp nập mua bán, mọi người bỗng nghe tiếng thanh la từ phía sau mấy lớp đồi núi ngổn ngang trước mặt nổi lên. "Phe è... èng!... Phè è... èng!... Phèeng!..." Tiếng thanh la mỗi lúc một gần, rồi ông già hiện ra trên đầu dốc Đỏ. Ông lão đẩy cái xe hăm hở đi xuống. "Phèeng! Phèng! Phèng!..." Cái xe lọc khọc nghiêng ngả lăn giữa hai dãy bàng trụi lá, vào phố. Trẻ con không biết từ những ngõ ngách nào đã thấy tuồn ra đầy đường, nhông nhông chạy theo ông lão mà reo hò. - A ha!... Ra mà xem! Múa rối! Múa rối đã về chúng mày ơi!... (trích Anh chàng hiệp sĩ gỗ - Kim Lân) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm) Em hãy chỉ ra các thành phần chính của câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì? (2 điểm) “Cả cái thị trấn nhỏ bé ấy đang tấp nập mua bán, mọi người bỗng nghe tiếng thanh la từ phía sau mấy lớp đồi núi ngổn ngang trước mặt nổi lên”. Em hãy sắp xếp các từ láy trong văn bản trên thành 2 nhóm: từ láy bộ phận và từ láy toàn phần. (1 điểm) Câu 2: Đoạn thơ đưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó. (3 điểm) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính. Câu 3: Em hãy tả về mùa mà em thích nhất trong năm. (3 điểm) Đề 5: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ. Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê ở chung quanh nhà. Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuống mái nhà. Anh tôi bảo: - Có lẽ là một trận bão to. (Tiếng chim kêu - Thạch Lam) Đoạn trích trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi nào? (0,5 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên, và phân thành 2 loại (từ láy toàn phần và từ láy bộ phận) (1 điểm) Em hãy chỉ ra các thành phần chính của câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì (1 điểm) Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Câu 2: Đoạn thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (3 điểm) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Câu 3: Hãy viết một bài văn kể về những thay đổi của quê hương em. Đáp án bộ đề ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn Đề 1: Câu 1: Đoạn trích được trích từ tác phẩm Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Các từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích là: hồi hộp, mơ mộng, thì thầm. Câu văn “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ” không sử dụng hình ảnh so sánh. Câu 2: - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể). - Cụ thể: + Áo nâu là màu áo đặc trưng của những người nông dân ngày xưa, nhìn thấy mặc áo vải nâu người ta thường liên tưởng ngay đến người nông dân. Mà nông dân lại chính là thành phần người dân chủ yêu của nông thôn. Bởi vậy từ áo nâu được hoán dụ để chỉ nông thôn. + Áo xanh là màu áo đặc trưng của người công nhân, thông thường nếu mặc áo vải xanh thì sẽ liên tưởng ngay đến người nông dân. Mà người công nhân là thành phần tiêu biểu, nổi bật, đông đúc của thành thị nước ta. Bởi vậy, từ áo xanh được hoán dụ để chỉ thành thị. - Tác dụng: giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho các hình anh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, đồng thời thể hiện được sự gắn kết giữa 2 đối tượng được sử dụng biện pháp hoán dụ (giữa người nông dân và nông thôn, người công nhân và thành thị, giữa người nông dân và người công nhân, giữa nông thôn và thành thị, tất cả đoàn kết với nhau, đồng lòng chống giặc). Câu 3: Mở bài - Giới thiệu chung, ngắn gọn về văn bản Nhà tranh bị gió thu phá, nhà thơ Đỗ phủ và khổ thơ cần phân tích. Thân bài - Ước mơ của tác giả: có một căn nhà to lớn, vững chãi, bền bỉ để làm nơi che mưa chắn gió cho các kẻ sĩ nghèo trên khắp thiên hạ → Ước mơ to lớn, giàu giá trị nhân đạo → Thể hiện được tầm vóc to lớn trong tư tưởng của nhà thơ (trong khi bản thân đang chịu cảnh đói rét, nhưng vẫn nghĩ đến sự khốn khổ của những kẻ khác trong thiên hạ) - Thán từ “Than ôi”: + Thể hiện sự bất lực của bản thân nhà thơ trước cảnh đói nghèo, cơ khổ của những kiếp người tội nghiệp. + Thể hiện sự nhận thức được ước mơ của chính tác giả là rất khó để thành hiện thực. → Thán từ là điểm nhấn, một dấu lặng giữa khổ thơ, nhấn sâu vào sự lo lắng, trăn trở nay hóa thành tiếng thở dài bất lực của nhà thơ - mang giá trị hiện thực sâu sắc. - Đứng trước hoàn cảnh như vậy, nhà thơ nguyện hi sinh bản thân để đem lại hạnh phúc cho muôn người → Đây là tư tưởng vô cùng cao cả, vĩ đại của nhà thơ. → Nhà thơ mang trong mình những tư tưởng, chí hướng lớn lao, với một tấm lòng nhân đạo, tư tưởng vì dân quên mình vô cùng cao cả. Kết bài - Tổng kết lại các giá trị nội dung và nghệ thuật chính của đoạn thơ. Đề 2: Câu 1: Đoạn trích được trích từ tác phẩm Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đoạn trích có: - Các từ láy bộ phận: mênh mông, tăm tắp. - Các từ láy toàn phần: ầm ầm 4. Các hình ảnh so sánh có trong đoạn trích là: - Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Câu 2: - Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. - Cụ thể: Sắt dùng để chỉ một công việc, thử thách to lớn, khó khăn, cứng cáp mà ta cần phải đối mặt. Kim dùng để chỉ thành phẩm, kết quả, thành công mà ta luôn muốn hướng đến. Mài dùng để chỉ hành động làm việc, học tập, nghiên cứu, sự cố gắng, nỗ lực kiên trì bền bỉ không ngừng của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ ản dụ rằng chỉ cần ta kiên trì, cố gắng, chăm chỉ nỗ lực không ngừng nghie thì chắc chắn cuối cùng sẽ đạt được thành phẩm như mong muốn. - Tác dụng của biện pháp tu từ: Giúp cho câu tục ngữ bóng bẩy hơn, gợi hình, gợi cảm hơn, kích thích sự liên tưởng, tưởng tượng của người nghe. Đồng thời giúp cho ý nghĩa, bài học cần truyền đạt trở nên đơn giản, dễ nhớ, dễ truyền bá hơn. Câu 3: Gợi ý dàn bài kể về lễ hội đua thuyền trên sông mừng ngày Quốc khánh: Mở bài - Giới thiệu về nét đẹp truyền thống văn hóa em định kể. (Ví dụ: Ở quê em vào ngày 2 tháng 9 hàng năm đều tổ chức đua thuyền ở trên sông để thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi trong ngày Quốc khánh của đất nước. Thật vinh dự và may mắn khi năm nào em cùng gia đình cũng đến xem và cổ vũ). Thân bài - Sự chuẩn bị trước khi lễ hội đua thuyền diễn ra: thường bắt đầu trước khoảng 1 tháng: + Các thợ thuyền đem các thuyền đua ra lau dọn, kiểm tra, rồi gia cố thêm cho chắc chắn, vẽ thêm các họa tiết + Đồng phục đội đua, băng rôn, khẩu hiệu cũng được thiết kế, chuẩn bị + Đội cổ vũ, văn nghệ cũng bắt đầu tập luyện + Đội đua thuyền cũng lên lịch tập luyện → Tất cả nhộn nhịp chuẩn bị cho một lễ hội lớn của năm. - Gần đến ngày diễn ra lễ hội đua thuyền: + Các chiếc thuyền đã được tân trang xong, luôn trong trặng thái sẵn sàng xuất trận + Đội đua thuyền hăng hái tập luyện liên tục, chuẩn bị thi đấu + Ban tổ chức cũng lắp đặt các biển chỉ dẫn, đội cứu hộ, cùng các giải thưởng + Người dân từ khắp nơi đổ về đông đúc, náo nhiệt chờ mong buổi lễ diễn ra. → Không khí vô cùng náo nức, rộng ràng. - Lễ hội đua thuyền diễn ra: + Từ sáng sớm, các đội đua đã cso mặt tại khúc sông xuất phát, chuẩn bị sẵn sàng. Người dân đến cổ vũ đứng kín hai bên bờ sông từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc, có người xuống đứng cả dưới nước. + Khi trọng tài thổi còi tuyên bố bắt đầu cuộc đua, các chiếc thuyền lao vút về phía trước trong tiếng hò reo, cổ vũ mãnh liệt của người hâm mộ. + Trên từng chiếc thuyền, gồm 12 người chèo thuyền là các chàng trai khỏe mạnh và một người đánh trống. Vừa chèo thuyền vừa hò tạo nên nhịp điệu rộn ràng trên sông, hòa vào tiếng cổ vũ của mọi người. + Các chiếc thuyền thể hiện các kĩ thuật vượt trội khi vượt qua các khúc sông hẹp, lắt léo mãn nhãn người xem. + Gặp khúc sông quá nông, mọi người xuống đẩy thuyền qua rồi mới chèo tiếp, mỗi khi thuyền đến đoạn này người xem sẽ ùa xuống giúp đội nhà. + Gần đến khúc cuối, các chiếc thuyền tăng tốc, bứt phá để về đích. + Kết thúc cuộc đua, có đội thắng và có đội thua nhưng mọi người không tỏ ra khó chịu hay bực bội, mà vẫn ôm nhau cười nói chúc mừng. Bởi đây không chỉ là một cuộc đua mà là một lễ hội truyền thống của dân làng. - Kết thúc lễ hội đua thuyền: + Ban tổ chức tiến hành trao giải cho các đội đua. + Mọi người tổ chức ăn mừng tại các gia đình, nhà văn hóa để chúc mừng lễ hội diễn ra thành công và cũng để chúc mừng ngày Quốc khánh của đất nước. Kết bài - Cảm nghĩ của em về lễ hội. - Em mong rằng năm nào cũng được đến xem, và khi lớn lên sẽ trở thành một thành viên của đội đua thuyền. Đề 3: Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là: tự sự, so sánh, biểu cảm. Các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích là: cây đa, quán gạch, sương mù, cành tre, nghiêng ngả, rào rào, thân tre, cót két, gánh hàng, đòn gánh, chắc dạ, ấm cúng, lo sợ, quanh quẩn, tâm trí, đồng rộ, gốc rạ, gió bấc, vi vút. Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” không phải là câu ghép. Bởi vì câu chỉ có một chủ ngữ là “cô” cùng 3 vị ngữ là “thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào”, “tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” và “đi ngang các nhà quen”. Trong đó vị ngữ “đi ngang các nhà quen” được đảo lên trước chủ ngữ. Câu 2: - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “mồ hôi”. - Cụ thể: hình ảnh “mồ hôi” được dùng để chỉ sự chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực cày bừa của người nông dân trên đồng ruộng - điều khó xảy ra ở những kẻ lười biếng. Chính sự lao động nhiệt huyết của người lao động mới có thể đổ xuống những giọt mồ hôi. Từ đó đem đến những thành quả xứng đáng. - Công dụng: sử dụng biện pháp thu từ hoán dụ giúp cho hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn; khơi gợi trí liên tưởng, tưởng tượng của người đọc; đồng thời làm tăng giá trị nghệ thuật của câu thơ. Câu 3: Dàn ý chi tiết: Mở bài - Giới thiệu hoàn cảnh để em được nhìn thấy ngôi trường trong kì nghỉ hè. (Ví dụ: Từ hôm dự lễ Tổng kết năm học đến nay cũng đã gần 1 tháng em không đến trường, nên trong lòng rất nhớ. Thế là chiều hôm qua em và các bạn đã cùng nhau ghé qua trường để xem trong lúc học sinh nghỉ hè thì trường có gì đặc biệt không). Thân bài: - Cánh cổng chính đóng chặt, chúng em nhìn ngắm ngôi trường từ bên ngoài, thấy ngôi trường thật vắng lặng, yên tĩnh vô cùng. - Bác bảo vệ nhìn thấy thế đã mở cánh cổng cho chúng em vào thăm trường. - Bước vào sân trường, em nhìn ngắm mọi thứ xung quanh thật lạ lẫm: + Sân trường (như rộng hơn hẳn khi không có các bạn học sinh, hàng ghế đá phủ một lớp bụi vì lâu rồi không có ai ngồi) + Các hàng hoa dọc lối đi vẫn xanh tốt vì được bác bảo vệ tưới nước thường xuyên. Em chạy đến bồn hoa của lớp mình, thật vui vì đã có vài bông hoa đnag nở rộ. + Cây bàng, cây phượng vẫn to lớn và sừng sững, che nắng cho sân trường, đứng lặng im chờ ngày được gặp lại các bạn nhỏ. - Tiến về phía lớp học: + Cầu thang và dãy hành lang vắng bóng các bạn học sinh và thầy cô giáo + Cửa các lớp học đang khóa, nhìn từ bên ngoài nhìn vào, những kỉ niệm lúc đi học lại ùa về. Làm em rất mong chờ lúc còn đi học. + Nhìn thấy chậu hoa của lớp được chú bảo vệ chuyển ra để trên lan can đón nắng, em liền vào nhà vệ sinh lấy một chút nước ra để tưới cho cây. + Đi dạo hết một vòng trường học, em và các bạn cùng nhau ra về. Trước đó không quên cảm ơn chú bảo vệ vì đã cho chúng em vào xem trường. Kết bài - Cảm xúc của em sau khi thăm trường trong kì nghỉ hè. - Em rất mong sớm đến ngày được đi học lại để ngôi trường được đông vui, rộn rã. Đề 4: Câu 1: Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt sau: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Các thành phần chính của câu là: VN 2 CN 2 VN 1 CN 1 Cả cái thị trấn nhỏ bé ấy đang tấp nập mua bán, mọi người bỗng nghe tiếng thanh la từ phía sau mấy lớp đồi núi ngổn ngang trước mặt nổi lên. → Câu văn trên là câu ghép. - Từ láy toàn phần: nhông nhông - Từ láy bộ phận: rực rỡ, gồng gánh, hàng họ, kẽo kẹt, tấp nập, hăm hở, lọc khọc Câu 2: - Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “giếng nước gốc đa”. - Cụ thể: giếng nước, gốc đa là những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu, vô cùng quen thuộc của làng quê Bắc Bộ - nơi những người lính quên mình ra đi vì tổ quốc. Đó là biểu tượng của những miền quê, của chốn hậu phương, biểu thị cho những con người ở lại phía sau. Như vậy hình ảnh “giếng nước gốc đa” đã được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ những con người nơi hậu phương, là ông bà, bố mẹ, anh chị em, bằng hữu, người thương Hậu phương vững chắc ấy luôn nhớ thương, chờ đợi những chàng chiến sĩ nơi chiến trường. - Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ giúp cho câu văn trở nên sống động, hấp dẫn hơn, hình ảnh thơ có sự gợi hình, gợi cảm hơn, giúp diễn tả sâu sắc sự nhớ nhung, quyến luyến của hậu phương, của làng quê, của những người ở lại dành cho những người lính nơi xa. Câu 3: Gợi ý dàn bài tả mùa đông: Mở bài - Giới thiệu về mùa mà em định tả (Ví dụ: Trong một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi người sẽ thích một mùa khác nhau. Riêng em thì thích nhất là mùa đông). Thân bài - Những đặc điểm của mùa đông: + Mùa đông là mùa cuối cùng trong một năm, thường kéo dài trong khoảng 3 tháng 10, 11, 12. + Vào mùa đông, nhiệt độ không khí thấp, cảm giác lạnh lẽo bao trùm lên mọi người suốt cả ngày + Thời gian ban ngày ngắn hơn nhiều so với mùa hè ( trời phải đến 6 rưỡi sáng mới bắt đầu sáng dần, đến 5 giờ chiều là bắt đầu tối dần). + Ở miền Bắc, mùa đông thường có mưa phùn vào cuối đông đầu xuân, còn lại thời gian chủ yếu là khô hanh) + Thế nhưng không phải cả mùa đông trời đều lạnh, mà vẫn có những ngày nắng ấm xen kẽ. Những ngày như vậy mọi người thường tranh thủ giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và đi chơi. + Cây cối rụng lá, trơ trọi những cành khô. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều mảng xanh của cây cối, của những ruộng rau, vườn hoa - Những điều thú vị của mùa đông: + Vào mùa đông mọi người đều mặc những lớp áo dày, chiếc mũ và khăn quàng để giữ ấm, với nhiều màu sắc khác nhau. + Đường phố vẫn tấp nập với những hoạt động vui chơi, những thức quà của riêng mùa này (những quán trà gừng, nước chè nóng hổi, những xe hạt dẻ rang đường, những quán ngô khoai nướng với bếp lửa bập bùng, những xe kem dành riêng cho người thích cảm giác tê buốt, những quán bánh chưng rán) + Mùa đông là mùa cuối cùng của năm với nhiều dịp lễ đặc biệt, trong đó nổi bật là lễ Giáng Sinh làm cho cuộc sống trở nên nhộn nhịp. Mọi người nô nức mua sắm, dọn dẹp, đi chơi + Khi mùa đông dần về cuối, không khí ấm dần, mưa phùn xuất hiện đều hơn, là lúc báo hiệu mùa xuân sắp về, sắp đến Tết Nguyên Đán - ngày lễ lớn nhất trong năm. - Lý do em yêu thích mùa đông (mùa đông như một khoảng lặng, khiến con người ta thư giãn, sông chậm lại và gần nhau hơn bên các bếp lửa bập bùng, và để chuẩn bị cho sự hồi sinh, chuyển giao của đất trời). Kết bài - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em dành cho mùa đông. Đề 5: Câu 1: Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. - Từ láy toàn phần: đều đều, văng vẳng, ào ào - Từ láy bộ phận: tối tăm, tí tách, thong thả, lung lay, mỏng manh, tha thướt. 4. CN TN Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp,| hai anh em chúng tôi| đi VN nghỉ sớm. → Đây là câu đơn. Câu 2: - Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. - Cụ thể: + Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở hình ảnh “ngôi sao”: ngôi sao vốn là một vật vô tri vô giác, luôn tồn tại ở ngoài vũ trụ, tuy nhiên do ban ngày ánh sáng của Mặt Trời đã làm mờ đi các ngôi sao nên ta không nhìn thấy. Tuy nhiên ở đây, tác giả đã nhân hóa, khiến cho ngôi sao cũng giống như một người, đang thức để làm công việc của mình trong đêm tối. + Sử dụng biện pháp so sánh: So sánh không ngang bằng: tác giả so sánh việc không ngủ của mẹ mình và các ngôi sao, ở đây việc thức khuya làm việc của người mẹ được khẳng định là ý nghĩa hơn, chẳng gì sánh bằng. Dùng biện pháp so sánh không ngang bằng giúp làm nổi bật lên sự tần tảo, hi sinh của người mẹ. So sánh ngang bằng: so sánh hình ảnh của mẹ với ngọn gió trời mùa hè mát dịu, giúp con có những giấc ngủ ngon, hình ảnh so sánh thể hiện sâu sắc sự dịu dàng, săn sóc, yêu thương con cái của người mẹ. - Công dụng: việc sử dụng các biện pháp tu từ như vậy, giúp cho đoạn thơ trở nên sống động, hấp dẫn hơn, đồng thời giúp cho hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, khơi gợi trí liện tưởng, tưởng tượng của người đọc. Câu 3: Dàn ý chi tiết: Mở bài - Giới thiệu khái quát về quê hương em (ví dụ: Quê hương là nơi mà em được sinh ra và lớn lên từng ngày. Là mảnh đất với những ý nghĩa thiêng liêng vô cùng với một con người. Vì vậy, khi trở về thăm quê và được nhìn thấy những đổi mới, phát triển của quê hương mình em cảm thấy rất vui vẻ và xúc động). Thân bài (Kể lại những thay đổi của quê hương em trong sự so sánh với trước đây) - Khung cảnh: + Con đường làng (đổ bê tông, mở rộng), những hàng cây xanh mới được trồng, các hàng hoa dọc lối đi (trước đây là đường đất, các bụi cây um tùm) + Các ngôi nhà mới xây, hàng rào chắc chắn, sạch sẽ (trước đây là những ngôi nhà cũ, hàng rào là cây tre) + Các công trình kiến trúc mới xây (thư viện, trường học, nhà vệ sinh công cộng, công viên) trước đây chưa có hoặc khá nhỏ. + Phố xá đông đúc người xe qua lại, các khu chợ, cửa hàng, quán xá luôn đông người ghé thăm. - Lối sống, sinh hoạt: + Mọi người ngoài làm ruộng còn làm nhiều công việc khác như làm thủ công, làm công nhân + Có các câu lạc bộ cho trẻ em, người cao tuổi vui chơi lành mạnh + Cuộc sống mọi người đều tốt hơn, khi nhà ai cũng có xe máy, ti vi, tủ lạnh, trẻ em đều được đi học, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm sử dụng. Kết bài - Nêu những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của em về những đổi mới của quê hương.
Tài liệu đính kèm: