KIỂM TRA HỌC KÌ II Theo chuẩn KTKN Vật lý THCS. I.MỤC TIÊU: - Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì II phần Điện học. -Thông qua kết quả kiểm tra học sinh tự đánh giá được năng lực học của bản thân từ đó các em có ý thức học hơn trong năm học tới. -Cũng thông qua kết quả kiểm tra mà giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy của bản thân từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. -Rèn luyện kỹ năng tự tái hiện kiến thức độc lập hoàn thành nội dung kiểm tra theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS GV chuẩn bị ma trận đề ra biểu điểm và đáp án. HS ôn lại những nội dung đã học trong học kì II. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA *Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) Chương III: Điện học Sự nhiễm điện, dòng điện, ngườn điện, các tác dụng của dòng điện 8 7 4,9 3,1 35 22,1 Cường độ dòng điện, hiệu điện thế 6 4 2,8 3,2 20 22,9 Tổng 14 11 7,7 7,3 55 45 Từ bảng trọng số nội dung kiểm tra ở trên ta có bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề ở mỗi cấp độ như sau: Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TL Cấp độ 1,2 Sự nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện 35 1,75» 2 2(17ph) 4đ (40%) Cường độ dòng điện, hiệu điện thế 20 1 = 1 1( 8ph) 1đ (10%) Cấp độ 3,4 Sự nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện 22,1 1,1 » 1 1(10ph) 2đ (20%) Cường độ dòng điện, hiệu điện thế 22,9 1,1 » 1 1(10ph) 3đ (30%) Tổng 100 5 5 câu 45 Phút 10 (100%) 45 Phút Khung ma trận chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Sự nhiễm điện Dòng điện -Nguồn điện, Các tác dụng của dòng điện -Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng. -Nêu được: dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. -Nêu được: chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. - Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). - Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau. -Nêu được các tác dụng của dòng điện và biểu hiện của các tác dụng này. -Nêu được ví dụ cụ thể về các tác dụng của dòng điện -Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng một chiều là pin, acquy. - Ghi nhớ kí hiệu của các thiết bị điện trên các sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, bóng điện, dây dẫn, công tắc đóng và công tắc mở. +Nguồn điện: + Bóng đèn: + Dây dẫn: +Công tắc đóng: + Công tắc mở: - Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn. -Dùng mũi tên để biểu diễn được chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, dây dẫn, công tắc, 1 bóng đèn mắc nối tiếp Câu Điểm 1 2 1 2 1 2 Cường độ dòng điện, hiệu điện thế - Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của dòng điện càng lớn. - Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện. Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện mà nó đo. Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA. 1 A = 1000 mA 1 mA = 0,001 A. Nêu được Hiệu điện thế được kí hiệu là U. Đơn vị hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V; Ngoài ra, còn dùng các đơn vị là mili vôn (mV) và kilô vôn (kV); 1 V = 1000 mV; 1 kV = 1000 V. Sử dụng được ampe kế phù hợp để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn. Sử dụng được vôn kế phù hợp để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. Nêu và xác định được trong đoạn mạch nối tiếp: Dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. I1 = I2 = I3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch. U13 = U12 + U23 Nêu và xác định được trong đoạn mạch song song: Dòng điện mạch chính có cường độ bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ. I = I1 + I2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. U = U1 = U2 Số câu Số điểm 1 1 1 1 3 Tổng số điểm 1 2 2 3 1 2 1 3 ĐỀ RA: MÃ ĐỀ SỐ 1 Câu 1.(2đ) Có mấy loại điện tích, nêu sự tương tác giữa hai điện tích đặt gần nhau ? Trong kim loại dòng điện có chiều như thế nào? So sánh với chiều dòng điện quy ước? Câu 2.(2đ) a, Nêu các nguồn điện tạo ra dòng điện một chiều? b, Nêu các tác dụng của dòng điện? Câu 3.(1đ) Để đo cường độ dòng chạy qua bóng đèn em dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với bóng đèn? Câu 4.(2đ) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện 2 pin, 1 công tắc đóng, 1 ampekế, 2 bóng đèn mắc nối tiếp. Câu 5.(3đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ K a, Nêu tên dụng cụ đo trong mạch điện? b, Mạch điện được mắc như thế nào? Đ1 Biết I1 = 0,25A, I2 = 0,2A, U1 = 6V Đ2 Tính cường độ dòng điện trong mạch chính(số chỉ của am pe kế)? Và hiệu điện thế giữa hai đầu đền 2? MÃ ĐỀ SỐ 2 Câu 1.(2đ) Có mấy loại điện tích, nêu sự tương tác giữa hai điện tích đặt gần nhau ? Dòng điện là gì? Câu 2.(2đ) a, Nêu các nguồn điện tạo ra dòng điện một chiều? b, Thế nào là electron tự do trong kim loại? Câu 3.(1đ) Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn em dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với bóng đèn? Câu 4.(2đ) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện 1 pin, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc song song. Câu 5.(3đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, K a, Nêu tên dụng cụ đo trong mạch. Mạch điện được mắc như thế nào? Đ1 Đ2 Biết U1 = 6V, U2 = 3V . Số chỉ của am pe kế là 0,3A hãy tính số cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn? Tính hiệu điện thế giữa hai đầu của hai bóng đèn U12 ? IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ SỐ 1. CÂU ĐÁP ÁN- nội dung cần đạt BIỂU ĐIỂM GHI CHÚ Câu 1 (2đ) -Có hai loại điện tích(điện tích dương và điện tích âm). -Khi hai điện tích đặt gần nhau thì chúng tương tác với nhau: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích khác dấu thì hút nhau. Trong kim loại dòng điện có chiều đi từ cực âm qua các vật dẫn tới cực dương của nguồn điện. Có chiều ngược với chiều của dòng điện quy ước. 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 (2đ) -Các nguồn điện tao ra dòng điện một chiều như: Pin, ắc quy -Các tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý. 0,75đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 (1đ) -Để đo cường độ dòng điện em dùng ampekế. -Mắc dụng cụ đó nối tiếp với hai đầu bóng đèn. 0,5đ 0,5đ Câu 4 (2đ) Vẽ đúng 1,5đ Có kí hiệu chiều dòng điện 0,5đ Câu 5 (3đ) a, dụng cụ đo trong mạch là am pe kế dùng để đo cường độ dòng điện. Mạch điện được mắc song song I = I1 + I2 = 0,25 + 0,2 = 0,45A Vì hai đèn mắc song song nên: U1 = U2 = 6V 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Tổng 10,0đ MÃ ĐỀ SỐ 2. CÂU ĐÁP ÁN- nội dung cần đạt BIỂU ĐIỂM GHI CHÚ Câu 1 (2đ) -Có hai loại điện tích(điện tích dương và điện tích âm). -Khi hai điện tích đặt gần nhau thì chúng tương tác với nhau: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích khác dấu thì hút nhau. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 (2đ) -Các nguồn điện tao ra dòng điện một chiều như: Pin, ắc quy Electron tự do trong kim loại là trong kim loại có một số elec tron có thể thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 (1đ) -Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn em dùng dụng cụ là vôn kế. - Mắc dụng cụ đó song song với bóng đèn. 0,5đ 0,5đ Câu 4 (2đ) Vẽ đúng 1,5đ Có kí hiệu chiều dòng điện 0,5đ Câu 5 (3đ) a, Dụng cụ đo trong mạch là am pe kế dùng để đo cường độ dòng điện. Mạch điện được mắc nối tiếp U = U1 + U2 = 6V + 3V = 9V. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn 2 là I1 = I2 = 0,3A 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Tổng 10,0đ GV Nguyễn Văn Nhã
Tài liệu đính kèm: