Bộ đề kiểm tra học kì II môn Lịch Sử 6

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì II môn Lịch Sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra học kì II môn Lịch Sử 6
BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn : Lịch Sử
Đề 1:
1. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?(3đ)
2. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?(4đ)
3. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?(3đ)
Đề 2:
1. Khởi nghĩa Lý Bí?(2đ)
2. Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?(3đ)
3. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?(2đ)
4. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?(3đ)
Đề 3:
1. Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?(5đ)
2. Nêu tóm tắt điễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?(2đ)
3.Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?(3đ)
Đề 4:
1. Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?(3đ)
2. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?(3đ)
3. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?(4đ)
Đề 5:
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?(3đ)
2. Hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc?(5đ)
3. Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc?(2đ)
Đáp Án
Đề 1
1.– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
2.- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân
- Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
- Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất
3.– Đầu thế kỉ thứ VII, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
– Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
– Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
Đề 2
1.– Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
– Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
2.– Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
+ Cách đánh chủ động, áp đảo.
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
3.– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
4.– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân. 
Đề 3
Câu 1:- Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lý Bí rất yêu quí và trọng dụng
- Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì:
+ Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương, ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
+ Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch), ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí và lương thực
+ Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây đầm Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
Câu 2:- Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình
- Ít lâu sau Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng Chiến được thành, sắp đặt việc cai trị
Câu 3:- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau (571), Lý Phật Tử cướp ngôi vua (Hậu Lý Nam Đế)
Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt và bị giải về Trung Quốc.
Đề 4
Câu 1:- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản
- Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội)
- Nhà Đường cho sửa sang các đường giao thong thủy bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Cho xây thành, đắp lũy và tăng them số quân đồn trú
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, sắt, đay, gai, tơ lụa 
- Bắt nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc,
Câu 2:- Cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Ông chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen)
- Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa, kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên độ hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc
- Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
Câu 3:- Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì thời kì này dân ta mất nước, phải chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhưng do thời kì này tại Trung Quốc cũng nội chiến liên miên, các triều đại lên thay nhau nên sử cũ ta gọi chung là Bắc thuộc, tức là thuộc địa của chế độ phong kiến phương Bắc (Trung Quốc)
Đề 5
Câu 1:- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh túng quẩn về mọi mặt: 
+ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế hết sức vô lí, cống nạp sản vật quí như sừng tê, ngà voiquả vải và cả những người thủ công giỏi
+ Chúng giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sản xuất của ta và kìm hãm dân ta sản xuất vũ khí chống lại chúng
+ Bắt dân ta phải theo phong tục cảu người Hán, học chữ Hán
- Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là muốn đồng hóa dân tộc ta (Đồng hóa: Chính sách nhằm làm thay đổi lối sống của một dân tộc khác theo lối sống của dân tộc mình)
Câu 2:
STT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
Ý nghĩa
1
Năm 40
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu
Đem lại độc lập cho đất nước, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta và báo hiệu các thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta
2
Năm 248
Bà Triệu
Bà Triệu
Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu
Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập
3
Năm 542-602
Lý Bí – Triệu Quang Phục
Lý Bí – Triệu Quang Phục
Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành 
Long Biên.
Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân.
Triêu Quang Phục 548-602
Tinh thần chiến đấu dũng cảm; cách đánh giặc chủ động, sáng tạo
Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng giành 
thắng lợi
Sự đoàn kết của nhân dân và thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường
Thoát khỏi ách đô hộ của nhà Lương
Câu 3:- Kinh tế:
+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển
+ Nông nghiệp: dùng trâu bò làm sức kéo, biết làm thủy lợi, trồng lúa 2 vụ 1 năm,
+ Các nghề thủ công phát triển: gốm, dệt vải,
+ Giao lưu buôn bán
- Văn hóa:
+ Chữ Hán
+ Đạo Phật, Nho, Giáo được truyền bá
+ Vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sống theo nếp riêng, giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc như: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_6.doc