Bài tập tổng hợp về Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 15891Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tổng hợp về Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tổng hợp về Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
A.NGUYÊN PHÂN
Dạng 1 : Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra sau nguyên phân:
Bài 1: Một hợp tử đã nguyên phân một số lần và đã tạo ra 64 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử.
Bài 2: Có 4 tế bào của một loài nguyên phân 3 lần bằng nhau. Xác định số tế bào con được tạo ra.
Bài 3 Có 3 hợp tử nguyên phân số lần không bằng nhau và đã tạo ra tất cả 28 tế bào con. Biết theo thứ tự các hợp tử I, II, III thì lần lượt có số lần nguyên phân hơn nhau 1 lần. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử.
Bài 4: Có 3 tế bào:
Tế bào A nguyên phân liên tiếp 3 lần
Tế bào B nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng phân nữa số tế bào con do tế bào 1 tạo ra.
Tế bào C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng số tế bào con của tế bào A và của tế bào B cộng lại. Xác định tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 tế bào trên.
Bài 5: Ba hợp tử nguyên phân số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 96 tế bào con. Xác định số làn nguyên phân của mỗi hợp tử.
Bài 6: Hai tế bào nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 40 tế bào con. Xác định số làn nguyên phân của mỗi tế bào, biết rằng tế bào I nguyên phân nhiều hơn tế bào II.
Dạng 2: Tính thời gian và chu kì nguyên phân:
2. Bài tập:
Bài 7: Một tế bào nguyên phân trong 42 phút và đã tạo ra tổng số 8 tế bào con. Trong một lần nguyên phân, kì trung gian có thời gian gấp 3 lần so với mỗi kì còn lại và tốc độ nguyên phân của tế bào không đổi. Xác định thời gian của mmõi kì trong một lần nguyên phân.
Bài 8: Mỗi chu kì nguyên phân của một hợp tử giả sử luôn không đổi là 20 phút; thời gian của kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối lần lượt theo tỉ lệ 4: 1: 2: 1: 2
a/ Tính thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân
b/ Sau khi hợp tử nguyên phân được 65 phút thì ở thời điểm này là lần nguyên phân thứ mấy của hợp tử và đã có bao nhiêu tế bào con được tạo ra?
Bài 9: trong một chu kì nguyên phân của tế bào, người ta nhận thấy thời gian của giai đoạn chuẩn bị bằngthời gian của cả 4 kì chính thức và mỗi kì chính thức đều có thời gian giống nhau là 1, 5 phút. Sau khi tạo ra được 16 tế bào con thì quá trình nguyên phân của một tế bào mẹ ban đầu dứng lại. Hãy xác định thời gian của quá trình nguyên phân từ một tế bào mẹ nói trên. Biết rằng tốc độ nguyên phân luôn không đổi.
Bài 10: Ba hợp tử tiến hành nguyên phân đồng loạt với tốc độ bằng nhau không đổi trong 36 phút và đã tạo ra tổng số 24 tế bào con. Biết rằng trong mỗi chu kì nguyên phân của mỗi hợp tử đều có giai đoạn chuẩn bị dài gấp đôi thời gian của cá kì còn lại và 4 kì phân bào chính thức dài bằng nhau. Xác định:
a/ Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
b/ Thời gian của mỗi chu kì nguyên phân
c/ Thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân
Bài 11: Một tế bào có tỉ lệ thời gian giữa các giai đoạn trong một chu kì nguyên phân là: kì trung gian: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối lần lượt là: 3: 1, 5: 1, 5: 2: 2. Tế bào nguyên phân 1 lần mất 20 phút.
a/ Tính thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân
b/ Nếu tế bào đó nguyên phân liên tục trong 54 phút. Tính số tế bào con có ở thời điểm trên và cho biết lúc đó là lần nguyên phân thứ mấy của hợp tử.
Dạng 3: Xác định số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân , số NST và số tâm động trong các tế bào con
1. Công thức:
Một tế bào có bộ NST thẻ 2n thực hiện nguyên phân x lần tạo ra 2x tế bào con giống hệt nhau và giống tế bào mẹ thì:
Tổng số NST có trong các tế bào con được tạo ra: 
Tổng số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là: 
Số tâm động bằng số NST có trong tế bào con là: 
2. Bài tập:
Bài 12: ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Có 4 tế bào lượng bội của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau và đã tạo ra 32 tế bào con.
a/ Tính số NST môi trường cung cấp cho mỗi tế bào nói trên nguyên phân
b/ Tính số tâm động có trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào mẹ ban đầu.
Bài 13: Một hợp tử của một loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con chứa tất cả 448 NST.
a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b/ Xác định số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên.
Bài 14: Một hợp tử của một loài nguyên phân 4 lần liên tiếp và đã sử dụng của môi trườngnội bào nguyên liệu tương đương với 690 NST. Xác định:
a/ Bộ NST lưỡng bội của loài.
b/ Số NST có trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử nói trên
Bài 15: Có 5 hợp tử của cùng một loài đều nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tất cả 320 tâm động.
a/ Hãy cho biết tên của loài?
b/ Có 3 tế bào khác cũng của loài nói trên nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 72 NST. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
Bài 16: Tế bào 2n của gà có 78 NST.
a/ Một tế bào của gà nguyên phân liên tiếp một số và đã tạo ra 16 tế bào con. Tính số NST môi trường cung cấp cho các tế bào trên nguyên phân và số NST có trong các tế bào con.
b/ Một tế bào khác của gà nguyên phân liên tiếp một số lần và đã sử dụng của môi trường nội bào mguyên liệu tương đương với 546 NST. Xác định số lần nguyên phân của tế bào.
Bài 17: Có 4 hợp tử của lợn (2n = 38) đều nguyên phân 2 lần. Xác định:
a/ Số NST môi trường cung cấp cho 4 hợp tử nguyên phân.
b/ Số tâm động và số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ 4 hợp tử trên.
Bài 18: Hai hợp tử của cùng một loài nguyên phân tạo ra tất cả 12 tế bào con. Biết hợp tử I nguyên phan nhiều hơn hợp tử II. Xác định số NST môi trường cung cấp cho mỗi hợp tử nguyên phân. Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 16.
III. Bài tập tổng hợp về nguyên phân:
Bài 19: Một hợp tử có tốc độ nguyên phân không đổi, đã tiến hành nguyên phân trong 1 giờ. Cho biết trong một chu kì nguyên phân, thời gian cho mỗi kì luôn bằng nhau là 3 phút và trong các tế bào con tạo ra có 384 NST. Xác định:
a/ Thời gian của một lần nguyên phân
b/ Số lần nguyên phân của hợp tử
c/ Số NST môi trường cung cấp cho hợp tử nguyên phân
Bài 20: Một tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần và đã nhận của môi trường nguyên liệu tương đương với 372 NST
a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
b/ Giả sử rằng để thực hiện 5 lần nguyên phân trên phải mất 100 phút; tốc độ nguyên phân của mỗi tế bào luôn bằng nhau và tỉ lệ thời gian giữa các kì trong mỗi lần nguyên phân như sau: kì trung gian: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối lần lượt là: 4: 2: 2: 1: 1. Tính thời gian của mỗi kì nói trên trong 1 lần nguyên phân
Bài 21: Ba hợp tử tiến hành nguyên phân:
Hợp tử A nguyên phân 4 lần liên tiếp và đã nhận được của môi trường 360 NST; Hợp tử B tạo ra số tế bào con bằng số tế bào con của hợp tử A và trong các té bào con đó có 192 NS; Hợp tử C nguyên phân 5 lần và tạo ra các tế bào con có tất cả 768 tâm động. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử và nêu kết luận.
Bài 22: Số lượng NST trong các hợp tử I, II, III lần lượt là 1: 2: 3.
a/ Hợp tử I đã nhận 24 NST của môi trường cho 2 lần nguyên phân của nó. Xác định số NST có trong mỗi hợp tử.
b/ Hợp tử II nguyên phân 5 lần, hợp tử III nguyên phân 3 lần. Tính số NST chứa trong các tế bào con được tạo ra từ 2 hợp tử II và III.
Bài 23: Tế bào nguyên phân trong 24 phút và đã tạo ra 8 tế bào con. Cho rằng tốc độ nguyên phân của tế bào không đổi và trong quá trình đó môi trường đã cung cấp 322 NST.
a/ Tính thời gian của mỗi chu kì nguyên phân.
b/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
B.GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
Dạng 1: Tính số NST, số tế bào con và số giao tử tạo ra sau giảm phân
1. Công thức:
Biết một tế bào sinh giao tử đực (tế bào sinh tinh) có 2n NST qua giảm phân tạo ra 4 giao tử đực (tinh trùng) đều có n NST
Biết một tế bào sinh giao tử cái (tế bào sinh trứng) có 2n NST qua giảm phân tạo ra 1 giao tử cái (trứng) và 3 thể định hướng đều có n NST
Gọi a là số tế bào sinh tinh (tinh bào bậc 1 hay tinh nguyên bào), b là số tế bào sinh trứng (noãn bào bậc 1 hay noãn nguyên bào) thì ta có
Số tinh trùng được tạo ra: 
Số NST trong các tinh trùng: 
Số trứng được tạo ra: 
Số NST có trong trứng: 
Số thể định hướng (thể cực) tạo ra: 
Số NST bị mất cúng các thể cực ( số NST có trong các tế bào thể cực): 
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1: Vịt nhà có bộ NST 2n = 80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định:
a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c/ Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
Bài 2: Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng.
a/ Xác định bộ NST của loại trên và cho biết tên loài.
b/ Cho biết số NST có trong các tinh trùng của loài trên nếu có 4 tế bào dinh tinh giảm phân.
Bài 3: Trong số các tinh trùng được hình thành từ 6 tế bào sinh tinh của lợn thấy có 456 NST.
a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của lợn
b/ Nếu trong các trứng tạo ra từ một lợn cái có 228 NST thì hãy xác định số tế bào sinh trứng đã tạo ra các trứng trên.
Bài 4: ở trâu 2n = 50 NST. Quá trình giảm phân được thực hiện từ 8 tế bào sinh tinh và 14 tế bào sinh trứng của trâu. Xác định:
a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c/ Số NST bị tiêu biến trong các thể cực.
Dạng 2: Tính số hợp tử được tạo thành qua thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của giao tử
1. Hướng dẫn – công thức:
Do một hợp tử được tạo thành từ sự thụ tinh giữa một trứng với một tinh trùng nên: 
 Số hợp tử = số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh
Hiệu suất thụ tinh (HSTT) là tỉ lệ phần trăm số giao tử được thụ tinh với tổng số giao tử được tạo ra. Ta có: 
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 5: Trong cơ thể của một chuột đực có 8 tế bào sinh tinh giảm phân. Tất cả tinh trùng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và dẫn đến kết quả chuột cái đẻ được 4 chuột con.
a/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng
b/ Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì đã có bao nhiêu tế bào sinh trứng được huy động cho quá trình trên?
Bài 6: Một thỏ cái có hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ cho quá trình thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng.
a/ Tính số hợp tử tạo thành.
b/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh tinh đã sử dụng.
Bài 7: Một chuột cái sinh được 6 chuột con. Biết tỉ lệ sống của các hợp tử là 75%.
a/ Xác định số hợp tử tạo thành.
Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% và của tinh trùng là 6,25%. Hãy xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần cho quá trình trên.
Bài 8: ở một loài, giả sử một trứng được thụ tinh cần có 100.000 tinh trùng tham gia. Một cá thể cái đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định:
a/ Số hợp tử được tạo thành.
b/ Số tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ tinh.
Bài 9: Với hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 10% Hãy xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 12 hợp tử.

Tài liệu đính kèm:

  • docNP-GP-TT.doc