Bài tập Sự điện li

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1375Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Sự điện li
SỰ ĐIỆN LI
Câu 1: Cho dãy các chất: C2H5OH, CaCO3 , C12H22O11 (saccarozo), CH3COOH, Ca(OH)2, NH4Cl. Số chất điện li là
	A.3 	B. 4 	C. 5 	D. 2
Câu 2: Cho các chất: KCl rắn khan, Al2O3 rắn khan, nước nguyên chất, dung dịch ancol etylic, dung dịch đường. Tìm phát biểu đúng.
Các chất trên đều dẫn điện
Các chất trên đều không dẫn điện
Có 3 chất dẫn điện, 2 chất không dẫn điện
Có 2 chất dẫn điện, 3 chất không dẫn điện
Câu 3: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
	A. HI, H2SO4, KNO3	B.HNO3, MgCO3, HF
	C.HCl, Ba(OH)2, CH3COOH	D. NaCl. H2S, (NH4)2SO4
Câu 4:Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất không điện li hay điện li yếu
	A.CaCO3, HCl, CH3COONa	B.Saccarozơ, ancol etylic, giấm ăn
	C. K2SO4, Pb(NO3)2, HClO	D.AlCl3, NH4NO3, CuSO4
Câu 5: Chọn phát biểu đúng về sự điện li
	A.là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm	
	B. là phản ứng oxi-khử
	C.là sự phân li các chất điện lị thành ion dương và ion âm
	D. là phản ứng trao đổi ion
Câu 6: Natri florua trong trường hợp nào sau đây không dẫn được điện ?
	A.Dd NaF trong nước B.NaF nóng chảy
	C.NaF rắn, khan	 D. DD tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF trong nước
Câu 7: Dd nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
	A.NaI 0,002M	B.NaI 0,010M C.NaI 0,001M D. NaI 0,100M
Câu 8: Chất điện li mạnh có độ điện li
	A. 	B. 	C.	D. 
Câu 9: Chât điện li yếu có độ điện li
	A. 	B. 	C.	D. 
Câu 10: Cân bằng sau tồn tại trong dd: CH3COOH 	 H+ + CH3COO−	
	Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi:
	a, nhỏ vài giọt dd HCl
	A.tăng	B.giảm C.không biến đổi D.không xác định được
	b, nhỏ vài giọt dd NaOH
	A.tăng	B.giảm C.không biến đổi D.không xác định được
	c, pha loãng dd
	A.tăng	B.giảm C.không biến đổi D.không xác định được
AXIT – BAZO – MUỐI
Câu 1: Theo Bronsted, các phân tử (hoặc ion) sau đây: HNO3, H2O, NH4+, Zn(OH)2, CO32-, Na+, CH3COO-, Cl- NH3, HSO3-, HSO4- là axit, bazo, lưỡng tính hay trung tính? Giải thích.
Câu 2: Chứng minh CO32-, S2- có tính bazo, HS-, HCO3- có tính lưỡng tính.
Câu 3: Viết phương trình điện li của các chất sau đây trong dung dịch:
Axit mạnh: HCl, HNO3, HBr, H2SO4.
Bazo mạnh: LiOH, KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Muối: Na2SO4, NaCl, KCl, FeCl3, Al2(SO4)3, Cu(NO3)2.
Các đa axit: H2CO3, H3PO4.
Câu 4: Trộn 200ml dd HCl 1M với 300ml dd HCl 2M. Nếu sự pha trộn không làm thay đổi thể tích thì dd mới có nồng độ mol là bao nhiêu mol/l?
Câu 5: Có thể pha chế dung dịch đồng thời chứa các ion sau không? Vì sao?
	a.Na+, Ag+, Cl-	b. Ba2+, K+, SO42- 	c. Mg2+, H+, SO42-, NO3-
	d.Mg2+, Na+, SO42-, CO32- 	e. H+, Na+, NO3-, CO32- 	f. H+, NO3-,OH-, Ba2+
	g. Br-, NH4-, Ag+, Ca2+ 	h. OH-, HCO3-, Ba2+, Na+
Câu 6: Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch HCl 0,1M ta được dung dịch D. Tính nồng độ mol của H2SO4, HCl và ion H+ trong dung dịch D.
Câu 7: Trộn 150ml dung dịch CaCl2 0,5M vào 50ml dung dịch NaCl 2M. Tính nồng độ mol/l của Cl- trong dung dịch thu được?
Câu 8: Trộn 100ml dung dịch HCl 0,8M với 400ml dung dịch Ca(OH)2 0,15M được dung dịch D.
Tính nồng độ mol/l của ion OH- có trong dung dịch D.
Thể tích dung dịch H2SO4 1M đủ để trung hòa dung dịch D.
Câu 9: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M?
Câu 10: Cho 10ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit đã cho?
Câu 11: Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?
	A. Cr(NO3)3	B.CsOH	C. CdSO4	D.HBrO3
Câu 12: Theo định nghĩa axit-bazơ của Bron-stêt, các chất và và ion nào đây chỉ đóng vai trò là axit?
	A. NH4+, SO32-	B.HS−, Fe3+	C.CH3COO−, K+	D. NH4+, Fe3+
Câu 13: Theo định nghĩa axit-bazơ của Bron-stêt, các chất và và ion nào đây đều là bazơ?
	A. SO32-, CH3COO−	B.HCO3−, HS− C.NH3, Cl− D.PO43−, H2PO4−
Câu 14: Theo định nghĩa axit-bazơ của Bron-stêt, các chất và ion nào sau đây đều là trung tính?
	A. SO32-, Cl−	B. SO42-, CH3COO−	C.Na+, Cl−	D. K+, CO32-
Câu 15: Theo định nghĩa về axit-bazơ của Bron-stêt, bao nhiêu ion là bazơ trong số các ion sau đây:
	Ba2+, NO3−, Br−, NH4+, C6H5O−, CH3COO−, CO32-.
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_chuong_dien_ly_lop_11.docx