BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ANKEN PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY ANKEN PHẦN 1 I. BÀI TOÁN MỘT ANKEN Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là: A. CH2=CH2. B. (CH3)2C=C(CH3)2. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3CH=CHCH3. Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken X thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Công thức phân tử đúng của X là: A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 3. Cho 0,448 lít (đktc) một anken ở thể khí vào một bình kín dung tích 11,2 lít chứa sẵn 11,52 gam không khí (). Đốt cháy hỗn hợp trong bình, sau phản ứng giữ bình ở nhiệt độ 136oC, áp suất bình đo được là 1,26 atm. Biết rằng sau phản ứng cháy còn dư oxi. Công thức của anken là: A. C2H2 B. C3H4 C. C2H4 D. C4H4 II. BÀI TOÁN HỖN HỢP ANKEN Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 olefin thu được (m + 4)g H2O và (m + 30)g CO2. Giá trị của m là : A) 14 g B) 21 g C) 28 g D) 35 g Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là: A. 92,4 lít. B. 94,2 lít. C. 80,64 lít. D. 24,9 lít. Câu 3. Hỗn hợp X gồm propen và đồng đẳng B theo tỉ lệ thể tích 1:1. Đốt 1 thể tích hỗn hợp X cần 3,75 thể tích oxi (cùng đk). Vậy B là: A. eten. B. propan. C. buten. D. penten. Câu 4. Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là: A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12. Câu 5. Hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một thể tích hỗn hợp X với một lượng vừa đủ khí oxi để được một hỗn hợp Y rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được sản phẩm khí và hơi Z. Tỉ khối của Y so với Z là 744:713. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của 2 anken là: A. C5H10 và C6H12 B. C3H6 và C2H4 C. C4H8 và C5H10 D. C3H6 và C4H8 Câu 6. Có 2,24 lít hỗn hợp A gồm hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hiđro. Đốt cháy hết A cần 6,944 lít oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình (1) đựng P2O5 thấy khối lượng bình (1) tăng 3,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo hai anken và % thể tích của hiđro trong hỗn hợp A là A. C3H6, C4H8 và 80% B. C2H4, C3H6 và 80% C. C2H4, C3H6 và 20% D. C3H6, C4H8 và 20% Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 hiđrocacbon A,B có M hơn kém nhau 14 đvC thu được 15,68 lit CO2 (đktc)và 12,6 g H2O.CTPT của A và B là: A.C3H6 và C4H8 * B. C2H4 và C3H6 B. C4H8 và C5H10 D. C5H10 và C6H12 Câu 8. Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là: A. 12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8. B. 8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8. C. 5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6. D. 2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6. PHẢN ỨNG CỘNG X2, HX CỦA ANKEN II. PHẢN ỨNG CỘNG BROM Câu 1. Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là: A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. CH3CH=CHCH2CH3. D. (CH3)2C=CH2. Câu 2. Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là: A. but-1-en. B. but-2-en. C. Propilen. D. Xiclopropan. Câu 3. Cho 2,24 lít anken X (đktc) tác dụng với dd brom thu được sản phẩm có khối lượng lớn hơn khối lượng anken là A. 0,8 g B. 10,0g C. 12,0 g D. 16,0g Câu 4. Dẫn 2mol một olefin A qua dung dịch brom dư ,khối lượng bình sau phản ứng tăng 5,6 gam.Vậy công thức phân tử của A là: A.C2H4 B.C3H6 C.C4H8 D.C5H10 Câu 5. Cho 1,12 gam một anken cộng hợp vừa đủ với brom thu được 4,32 gam sản phẩm cộng hợp. Công thức phân tử của anken là A. C3H6 B. C4H8 C. C5H10 D. C5H12 VI. PHẢN ỨNG CỘNG AXIT Câu 1. Cho 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là: A. etilen. B. but - 2-en. C. hex- 2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en. Câu 2. Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là: A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12. Câu 3. Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là: A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam. Câu 44. Cho 3,15 gam hỗn hợp hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch brom 0,60M. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai anken và thể tích của chúng là: A. C2H4; 0,336 lít và C3H6; 1,008 lít B. C3H6; 0,336 lít và C4H8; 1,008 lít C. C2H4; 1,008 lít và C3H6; 0,336 lít D. C4H8; 0,336 lít và C5H10; 1,008 lít Câu 5. Cho 12,60 gam hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 thu được 44,60 gam hỗn hợp sản phẩm. Công thức phân tử của 2 anken là A. C2H4 và C3H6.B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10.D. C5H10 và C6H12. Câu 6. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là: A. 25% và 75%. B. 33,33% và 66,67%. C. 40% và 60%. D. 35% và 65%. Câu 7. Hỗn hợp A gồm 2 anken. Khi dẫn 3,696 lit A đi qua bình đựng nước brom dư thấy bình nặng thêm 7 g. Hỏi khối lượng chất hữu cơ thu được khi cho 1,848 lit hỗn hợp A đi qua nước nóng dư có xúc tác thích hợp ?.( các p/ư đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở đktc) A. 4,9025 g B. 9,97 g C. 4,985 g D. 8,485 g PHẢN ỨNG CỘNG HIDRO CỦA ANKEN I. PHẢN ỨNG CỘNG HIDRO 1. Tính toán các đại lượng Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%. Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là: A. 5,23. B. 3,25. C. 5,35. D. 10,46. Câu 4. Hỗn hợp A gồm CnH2n và H2 (đồng số mol) dẫn qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Tỉ khối của B so với A là 1,6. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là: A. 40% B. 60% C. 65% D. 75% Câu 5. Hỗn hợp X gồm hai anken có tỉ khối so với H2 bằng 16,625. Lấy hỗn hợp Y chứa 26,6 gam X và 2 gam H2. Cho Y vào bình kín có dung tích V lít (ở đktc) có chứa Ni xúc tác. Nung bình một thời gian sau đó đưa về 0 oC thấy áp suất trong bình bằng 7/9 at. Biết hiệu suất phản ứng hiđro hoá của các anken bằng nhau và thể tích của bình không đổi. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là A. 40%.B. 50%. C. 75%. D. 77,77%. Câu 6. Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là A. 0,070 mol B. 0,015 mol C. 0,075 mol D. 0,050 mol Câu 7. Hỗn hợp A gồm 2 anken. Khi dẫn 3,696 lit A đi qua bình đựng nước brom dư thấy bình nặng thêm 7 g. Khi cho 7,392 lit A với 3,696 lit H2 đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B. Tính tỉ khối của B so với etan?( các p/ư đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở đktc) A. 0,4825 B. 1,4475 C. 2,89 D. 0,74 2. Xác định CTHH Câu 1. Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là: A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 3. Hỗn hợp khí A gồm H2 và một olefin có tỉ lệ số mol là 1:1. Cho hỗn hợp A qua ống đựng Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với H2 là 23,2; hiệu suất bằng b%.Công thức phân tử của olefin và giá trị của b tương ứng là A. C3H6; 80%. B. C4H8; 75%. C. C5H10; 44,8%. D. C6H12; 14,7%. Câu 4. Một hỗn hợp Z gồm anken A và H2. Tỉ khối hơi của hỗn hợp Z so với hiđro là 10. Dẫn hỗn hợp qua bột Ni nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hiđro là 15. Thành phần % theo thể tích của A trong hỗn hợp Z và công thức phân tử của A là: A. 66,67% và C5H10 B. 33,33% và C5H10 C. 66,67% và C4H8 D. 33,33% và C4H8 Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH=CH-CH3. Câu 6. Một hỗn hợp X gồm 2 anken A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,625. Cho vào bình một ít bột Ni và H2 dư nung nóng 1 thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình bằng 7/9 so với áp suất đầu và đước hỗn hợp Z. Biết rằng khả năng tác dụng với H2 của mỗi anken là như nhau. CTPT của A, B và % anken đã phản ứng là: A. C2H4 và C3H6; 27,58% B. C2H4 và C3H6; 28,57% C. C2H6 và C4H8; 27,58% D. C3H6 và C4H8; 28,57% Câu 7. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom ; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH3CH=CHCH3. B. CH2=CHCH2CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2. Câu 8. Một hỗn hợpA gồm 0,3mol hiđro và 0,2mol etilen .Cho hhA qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí B.Hỗn hợp B phản ứng vừa đủ với 1,6gam brom.Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là: a.95% b.59% c.95,5% d.50% BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ANKEN Câu 1. Hỗn hợp X gồm 2 anken khí phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X dùng hết 24,64 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của 2 anken là: A. C2H4 và C3H6. B. C2H4 và C4H8. C. C3H6 và C4H8. D. A và B đều đúng. Câu 2. Chia hỗn hợp 2 anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong không khí thu được 6,3 gam H2O. Phần hai cộng H2 được hỗn hợp A. Nếu đốt cháy hoàn toàn phần hai thì thể tích CO2 (đktc) tạo ra là: A. 3,36 lít B. 7,84 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít Câu 3. Oxi hóa hoàn toàn 100ml hỗn hợp X gồm H2, 1 an ken và 1 an kan thu được 210ml CO2 . Nung 100ml hỗn hợp X trên với xúc tác Ni thu được 1 hidro cacbon duy nhất. Tính % số mol của anken(các thể tích đo ở cùng điều kiện). A. 30% B. 40% C. 50% D. 20% Câu 4. Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho X tác dụng với 3,136 lít hiđro tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có hiđro dư và một hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi dẫn hỗn hợp khí và hơi sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,52 gam đồng thời có 16 gam kết tủa được tạo thành. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai hiđrocacbon là: A. C3H8 và C3H6 B. C5H12 và C5H10 C. C2H6 và C2H4 D. C4H10 và C4H8 Câu 5. Chia một lượng hỗn hợp 2 anken thành hai phần bằng nhau: Phần I: Đốt cháy hoàn toàn thu được 8.8 (g) CO2. Phần II: Cho phản ứng với một lượng H2 vừa đủ trong xúc tác Ni, to (giả sử toàn bộ anken chuyển thành ankan). Đốt cháy hoàn toàn sản phẩm thu được 5.4 (g) H2O. Thể tích H2 phản ứng ở trên là bao nhiêu. a. 1.12 lít. b. 2.24 lít. c. 3.36 lít. d. 11.2 lít. Câu 6. Chia hỗn hợp 2 anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong không khí thu được 6,3 g H2O. Phần hai cộng H2 được hỗn hợp A. Nếu đốt cháy hoàn toàn phần hai th́ thể tích CO2 (đktc) tạo ra là : A) 3,36 lít B) 7,84 lít C) 6,72 lít D) Kết quả khác Câu 7. Hiđro hoá hoàn toàn một anken thì hết 448 ml H2 và thu được một ankan phân nhánh. Cũng lượng anken đó khi tác dụng hoàn toàn với brom thì tạo thành 4,32 g dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất các phản ứng đạt 100% và thể tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử của anken đã cho là A. C3H6 B. C4H8 C. C5H10 D. C6H12 BÀI TẬP GỐI ĐẾN ANKEN I. TÍNH TOÁN LƯỢNG CHẤT Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là: A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,68. Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là: A. 0,09 và 0,01. B. 0,01 và 0,09. C. 0,08 và 0,02. D. 0,02 và 0,08. Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí H2 là: A. 12,9. B. 25,8. C. 22,2. D. 11,1 Câu 4. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy % thể tích etan, propan và propen lần lượt là: A. 30%, 20%, 50%. B. 20%, 50%, 30%. C. 50%, 20%, 30%. D. 20%, 30%, 50%. II. XÁC ĐỊNH CTPT Câu 1. Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544 gam CO2. Thành phần % về thể tích metan và olefin trong hỗn hợp X là: A. 26,13% và 73,87%. B. 36,5% và 63,5%. C. 20% và 80%. D. 73,9% và 26,1%. Câu 2. Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X. A. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6. B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4. C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6. D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4. Câu 3. Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch 20% Br2 trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử là: A. C2H6 và C2H4. B. C4H10 và C4H8. C. C3H8 và C3H6. D. C5H12 và C5H10. Câu 4. Hỗn hợp A có thể tích 896 cm3 chứa một ankan, một anken và hiđro. Cho A qua xúc tác Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp B có thể tích 784 cm3. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu một phần và khối lượng của nó tăng 0,28 gam. Khí còn lại có thể tích 560 cm3 và có tỉ khối hơi so với hiđro là 9,4. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai hiđrocacbon là A. C2H6 và C2H4 B. C3H8 và C3H6 C. CH4 và C2H4 D. C4H10 và C4H8 Câu 5. Hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn A cần 0,3675 mol oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy sinh ra 23 gam kết tủa. Biết số nguyên tử cacbon trong ankan gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong anken và số mol ankan nhiều hơn số mol anken. Công thức của hai hiđrocacbon là A. C3H6 và C6H14 B. C3H6 và C3H8 C. C2H4 và C3H8 D. C2H4 và C4H10 Câu 6. Hỗn hợp A (gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ankan) có tỉ khối hơi so với hiđro là 14,25. Cho 1,792 lít hỗn hợp A qua dung dịch brom dư thấy có 0,448 lít khí không bị brom hấp thụ. Sau phản ứng khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 1,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của hiđrocacbon và thành phần % theo thể tích của ankan trong hỗn hợp A là A. C4H8, C3H6 và CH4; 25% B. C4H8, C3H6 và CH4; 75% C. C2H4, C3H6 và CH4; 25% D. C2H4, C3H6 và CH4; 75% Câu 7. Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho X tác dụng với 3,136 lít hiđro tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có hiđro dư và một hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi dẫn hỗn hợp khí và hơi sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,52 gam đồng thời có 16 gam kết tủa được tạo thành. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai hiđrocacbon là: A. C3H8 và C3H6 B. C5H12 và C5H10 C. C2H6 và C2H4 D. C4H10 và C4H8 Câu 8. Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B đều ở thể khí. - Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X gồm a mol A và b mol B thì khối lượng CO2 sinh ra nhiều hơn khối lượng H2O là 7,6 gam. - Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X gồm b mol A và a mol B thì khối lượng CO2 sinh ra nhiều hơn khối lượng H2O là 6,2 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tổng số nguyên tử cacbon trong A và B nhận kết quả: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 9. Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là: A. C4H10, C3H6 ; 5,8 gam. B. C3H8, C2H4 ; 5,8 gam.C. C4H10, C3H6 ; 12,8 gam. D. C3H8, C2H4 ; 11,6 gam. Câu 10. Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là A. 40% C2H6 và 60% C2H4. B. 50% C3H8và 50% C3H6 C. 50% C4H10 và 50% C4H8.D. 50% C2H6 và 50% C2H4
Tài liệu đính kèm: