HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 1/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Chương 5: HIĐRO NƢỚC A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài: TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO - Ký hiệu hóa học: H Hoá trị: I - Công thức hóa học của đơn chất hiđro là H2 - Nguyên tử khối bằng 1 - Phân tử khối bằng 2 1.1 Tính chất vật lý Hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước, là chất khí nhẹ nhất trong số những chất khí. 1.2 Tính chất hóa học Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những hóa hợp được với đơn chất oxi, nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại để tạo ra nước(H2O). Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. a) Tác dụng với đơn chất oxi Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi: 2H2 + O2 0t 2H2O Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỷ lệ 1:2: 22 OH VV là hỗn hợp nổ mạnh nhất. b) Tác dụng với một số hợp chất oxit kim loại Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra nước và giải phóng ra kim loại tự do. Ví dụ: CuO (r) + H2 (k) 0t Cu (r) + H2O (h) Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong CuO. Hiđro có tính khử (khử oxi) Fe2O3 + 3H2 0t 2Fe + 3H2O PbO + H2 0t Pb + H2O 1.3 Ứng dụng 1. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, dùng trong đèn xì oxi- hiđro để hàn cắt kim loại, có thể làm nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng,.. 2. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không,..Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ. 3. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng. 2.Bài: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ 2.1 Sự khử - sự oxi hóa a) Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất Ví dụ: CuO + H2 0t Cu + H2O HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 2/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Sự khử CuO thành Cu. Sự khử Fe2O3 thành Fe. b) Sự oxi hóa là sự hoá hợp của một chất với oxi Ví dụ: C + O2 0t CO2 Sự oxi hóa C thành CO2 2 H2 + O2 0t 2 H2O Sự oxi hóa H2 thành H2O 2.2 Chất khử và chất oxi hóa a) Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác hoặc là chất hoá hợp với oxi. b) Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. Ví dụ 1: Trong phản ứng CuO + H2 0t Cu + H2O - H2 là chất khử ( chất bị oxi hóa thành oxit) - CuO là chất oxi hoá ( chất bị khử mất oxi) Ví dụ 2: Trong phản ứng 4Al + 3O2 0t 2 Al2O3 - Al là chất khử ( chất bị oxi hóa thành oxit) - O2 là chất oxi hóa 2.1 Phản ứng oxi hóa khử Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Ví dụ: Phản ứng: CuO + H2 0t Cu + H2O là phản ứng oxi hóa- khử, trong phản ứng này xảy ra đồng thời hai quá trình sau: + Sự oxi hóa H2 thành oxit (H2O) + Sự khử CuO thành Cu Tầm quan trọng của oxi hóa – khử: làm cơ sở trong luyện kim và trong công nghệ hóa học. 3. Bài : ĐIỀU CHẾ HIĐRO- PHẢN ỨNG THẾ 3.1 Điều chế hiđro a) Trong phòng thí nghiệm Cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại (kẽm hoặc sắt, nhôm,...), khí H2 được thu bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. Ví dụ: Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2 b) Trong công nghiệp - Điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của nước Phương trình điện phân: 2H2O dienphan 2H2 + O2 - Có thể điều chế hiđro từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 3/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com 5.7 Phản ứng thế Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ: Zn + HCl ZnCl2 + H2 (kẽm đã thay thế hiđro trong phản ứng) 4. Bài: NƢỚC 4.1 Thành phần hóa học của nƣớc: Bằng phương pháp điện phân nước (phản ứng phân huỷ) và phương pháp tổng hợp nước, người ta đã chứng minh được rằng: Nước là một hợp chất hóa học, thành phần gồm hai nguyên tố là hiđro (H) và oxi (O). Hai nguyên tố này hoá hợp với nhau theo tỷ lệ: Hai phần thể tích khí hiđro và một phần thể tích khí oxi hay 11 Phần khối lượng hiđro và 89 phần khối lượng oxi 4.2 Tính chất a) Tính chất vật lý Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. b) Tính chất hóa học Tác dụng với kim loại Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (K, Na, Ca,..) tạo thành bazơ và giải phóng hiđro. Ví dụ: 2 Na + 2 H2O 2NaOH + H2 Ca + H2O Ca(OH)2 + H2 và một số kim loại ở nhiệt độ cao ( Fe, Cr,..) tạo ra oxit kim loại + H2. 3 Fe + 4 H2O Ot Fe3O4 + 4H2 Tác dụng với oxit - Nước tác dụng với một số oxit kim loại tạo ra hợp chất bazơ ( dung dịch của nó làm đổi màu quì tím thành xanh) Ví dụ: Na2O + H2O 2NaOH ( Natri hiđroxit) CaO + H2O Ca(OH)2 ( Canxi hiđroxit) - Nước tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo ra hợp chất axit (dung dịch của nó làm đổi màu quì tím thành đỏ) Ví dụ: SO2 + H2O H2SO3 (axit sunfurơ) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 ( axit photphoric) HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 4/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com 5.Bài: AXIT – BAZƠ - MUỐI 5.1 Axit 5.1.1 Định nghĩa Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng kim loại. Ví dụ: HCl, H2SO4, H2S, H3PO4,... Trong axit, hóa trị gốc axit = số nguyên tử hiđro 5.1.2 Phân loại và gọi tên axit: gồm 2 loại Axit không có oxi: Ví dụ: HCl : axit clohiđric HBr: axit bromhiđric Axit có oxi - Một nguyên tố phi kim có thể tạo ra một vài axit có oxi - Nếu axit ứng với hóa trị cao của phi kim (axit có nhiều oxi hơn) thì: Ví dụ: HNO3 H2SO4 H3PO4 Axit nitric axit sunfuric axit photphoric - Nếu axit ứng với hóa trị thấp của phi kim (hay có ít oxi hơn) thì: Ví dụ: HNO2 H2SO3 Axit nitrơ axit sunfurơ 5.1.3 Một số gốc axit thường dùng và các gọi tên gốc axit Phân tử axit có 1H có 1 gốc axit Ví dụ: HCl, HNO3 - Cl: clorua; - NO3: nitrat Phân tử axit có 2 H có 2 gốc axit Ví dụ: H2SO4, H2S , H2CO3 , H2SO3 - HSO4: hiđrosunfat ; = SO4 : sunfat - HS: hiđro sunfua; = S : sunfua - HCO3: hiđro cacbonat; = CO3: cacbonat Tên gọi axit = Axit + Tên phi kim + hiđric Tên axit = Axit + Tên phi kim + ic Tên axit = Axit + Tên phi kim + ơ HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 5/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com - HSO3: hiđro sunfit; = SO3: sunfit. Phân tử axit có 3 H có 3 gốc axit Ví dụ: H3PO4 - H2PO4: đihiđro photphat. = HPO4: hiđrophotphat PO4 : photphat 5.2 Bazơ * Định nghĩa: Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH). Ví dụ: NaOH, Fe(OH)2 , Al(OH)3,... Công thức hóa học: M(OH)n, n = hóa trị của kim loại Trong bazơ: hóa trị kim loại = số nhóm hiđroxit (OH) * Gọi tên bazơ Ví dụ: NaOH Fe(OH)2 Fe(OH)3 Natri hiđroxit Sắt (II) hiđroxit Sắt (III) hiđroxit * Phân loại bazơ Dựa vào tính tan của bazơ trong nước người ta chia làm hai loại: Bazơ tan trong nước (còn gọi là kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...(loại này ít). Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3 (loại này nhiều). 5.3 Muối 5.3.1 Định nghĩa Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. Ví dụ: NaCl, BaSO4, Na2SO4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3,... - Trong muối: Tổng số hóa trị của kim loại =Tổng số hoá trị gốc axit. 5.3.2 Tên gọi Ví dụ: FeSO4 : Sắt (II) sunfat Fe2(SO4)3 : Sắt (III) sunfat AlCl3 : Nhôm clorua 5.3.3 Phân loại Tên bazơ =Tên kim loại(thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit Tên muối = Tên kim loại(thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 6/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Muối trung hoà (trong gốc axit không có hiđro) Ví dụ: Na2SO4, CaSO4, Na3PO4,.... Muối axit (trong gốc axit có nguyên tử hiđro) Ví dụ: NaHSO4, Ca(HSO4)2, Na2H2PO4,.... Lưu ý khi giải toán: Khi gặp đề bài cho thanh kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng, nếu đề bài cho khối lượng tăng hoặc giảm so với khối lượng ban đầu, thiết lập mối liên quan của ẩn số với giả thiết đề bài cho: Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng thì lập phương trình đại số: Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm thì lập phương trình đại số: Cũng có khi sự tăng, giảm của khối lượng thanh kim loại được cho dưới dạng tỉ lệ phần trăm. ---------------------------------- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1: Có những khí sau: SO2, O2, N2, CO2, CH4. a) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? b) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? Giải a) Những khí: SO2, O2, N2, CO2, CH4 đều nặng hơn hiđro 32 2 64 22 / HSOd (lần) 16 2 32 22 / HOd (lần) 14 2 28 22 / HNd (lần) 22 2 44 22 / HCOd (lần) 8 2 16 24 / HCHd (lần) b. Những khí: SO2, O2, CO2 nặng hơn không khí mkim loại tan – m kim loại giải phóng = m kim loại giảm mkim loại giải phóng – m kim loại tan = m kim loại tăng HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 7/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com 2,2 29 64 /2 KKSOd (lần) 1,1 29 32 /2 KKOd (lần) 5,1 29 44 /2 KKCOd (lần) b. Những khí N2, CH4 nhẹ hơn không khí. 96,0 29 28 /2 KKNd (lần) 55,0 29 16 /4 KKCHd (lần) Câu 2: Viết phương trình hóa học của hiđro với các oxit kim loại sau: a) Sắt ( II, III) oxit; b) Bạc (I) oxit; c) Crom(III) oxit Trong những phản ứng trên, chất nào là chất khử? Chất nào là chất oxi hóa? Giải a) Fe3O4 + 4 H2 Ot 3Fe + 4H2O Chất oxi hóa Chất khử b) Ag2O + H2 Ot 2 Ag + H2O Chất oxi hóa Chất khử c) Cr2O3 + 3 H2 Ot 2Cr + 3H2O Chất oxi hóa Chất khử Câu 3: Khử hoàn toàn 50 gam hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit bằng hiđro. Tính thể tích khí hiđro cần dùng (đktc), biết rằng trong hỗn hợp sắt (III) oxit chiếm 80% về khối lượng. Giải Khối lượng của sắt (III) oxit có trong 50 gam hỗn hợp ban đầu là: gamm OFe 40 100 80 50 32 moln OFe 25,0 160 40 32 Khối lượng của CuO trong hỗn hợp: mCuO = 50 - 40 = 10 (gam) nCuO = mol125,0 80 10 Các phản ứng xảy ra: CuO + H2 Ot Cu + H2O (1) Tỷ lệ: 1 1 1 1 0,125 0,125 Fe2O3 + 3 H2 Ot 2 Fe + 3 H2O HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 8/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Tỷ lệ: 1 3 2 3 0,25 3 x 0,25 mol Tổng số mol hiđro cần dùng là: 0,125 + 3 x 0,25 = 0,875 (mol) Thể tích của H2 (đktc) là: 0,875 x 22,4 = 19,6 ( lit) Câu 4: Cho 8,4 gam sắt tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 16 gam đồng (II) oxit nóng. a) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) b) Tính khối lượng kim loại đồng thu được sau phản ứng. Giải a) nFe= 15,0 56 4,8 (mol) Phương trình phản ứng: Fe + HCl FeCl2 + H2 (1) Tỷ lệ: 1 1 0,15 0,15 Vậy: 36,34,2215,0 2 xVH (lít) b) nCuO = 2,0 80 16 (mol) Phương trình phản ứng: CuO + H2 Ot Cu + H2O (2) Tỷ lệ: 1 1 1 0,2 0,15 Theo phương trình (2) ta nhận thấy nCuO dư, như vậy khí H2 không khử hết CuO. Do đó tính khối lượng Cu được tạo thành theo H2. nCu= molnH 15,02 mCu sinh ra = 0,15 x 64 = 9,6 (gam) Câu 5: Cho các chất sau: Fe, CO, Al, CO2, H2, Al2O3,. Hãy điền các chất trên với các số hạng thích hợp vào các phương trình phản ứng sau: a) Fe2O3 + ....... Ot 2 Fe + 3 H2O b) 3CO + Fe2O3 Ot .... + 3 CO2 c) C + 2 H2O Ot ...... + 2 H2 d) ..... + 3 CuO Ot 3 Cu + Al2O3 e) 2Al + Fe2O3 Ot 2 Fe + ...... f) C + ...... Ot 2 CO Giải a) Fe2O3 + 3 H2 Ot 2 Fe + 3 H2O b) 3CO + Fe2O3 Ot 2Fe + 3 CO2 HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 9/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com c) C + 2H2O Ot CO2 + 2 H2 d) 2Al + 3 CuO Ot 3 Cu + Al2O3 e) 2Al + Fe2O3 Ot 2 Fe + Al2O3 f) C + CO2 Ot 2 CO Câu 6: Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau: a) Sắt (III) oxit + nhôm nhôm oxit + sắt b) Nhôm oxit + cacbon nhôm cacbua + khí cacbon oxit c) Hiđro sunfua + oxi khí sunfurơ + nước d) Đồng (II) hiđroxit đồng (II) oxit + nước e) Natri oxit + cacbon đioxit Natri cacbonat. Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. Giải a) Fe2O3 + 2Al 0t 2Fe + Al2O3 Chất oxi hóa Chất khử Sự oxi hóa Al Sự oxi hóa Al Sự khử Al2O3 b) 2Al2O3 + 9C 0t Al4C3 + 6CO Chất oxi hóa Chất khử Sự oxi hóa cacbon Sự oxi hóa H2S c) 2H2S + O2 0t SO2 + H2O Chất khử Chất oxi hóa Sự khử O2 Các phản ứng sau không phải là phản ứng oxi hóa- khử d) Cu(OH)2 Ot CuO + H2O e) Na2O + CO2 Ot Na2CO3 Câu 7: Cần điều chế 33,6 gam sắt bằng cách khử Fe3O4 bằng khí CO. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng. c) Tính thể tích khí CO đã dùng (đktc). Giải Số mol sắt cần điều chế là: 6,0 56 6,33 Fen (mol) HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 10/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Phương trình phản ứng: Fe3O4 + 4 CO Ot 3 Fe + 4 CO2 Tỷ lệ : 1 4 3 ? ? 0,6 Số mol Fe2O3 = nFe = 0,6 mol Khối lượng Fe3O4 cần dùng là: 0,6 x 232 = 139, 2 (gam) Số mol CO cần dùng là: 8,0 3 46,0 x nCO (mol) Thể tích CO là: VCO = 0,8 x 22,4 = 17,92 (lít) Câu 8: Xác định công thức phân tử của CuxOy, biết tỉ lệ khối lượng giữa đồng và oxi trong oxit là 4 : 1. Viết phương trình phản ứng điều chế đồng và đồng sunfat từ CuxOy (các hóa chất khác tự chọn). Giải Từ CuxOy mCu = 64x; mO = 16y. Theo đầu bài : 1 164 164 1 4 16 64 x x y x y x Do x, y phảI là tối giản x = y = 1 Vậy công thức phân tử của oxit là CuO Phương trình phản ứng điều chế Cu: CuO + H2 Ot Cu + H2O Phương trình phản ứng điều chế CuSO4: CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O Câu 9: Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giải Cách 1: 25,0 4,22 6,5 2 Hn (mol) Gọi a là số mol H2 được sinh ra do Al tác dụng với H2SO4 thì (0,25 – a) là số mol H2 được sinh ra do Mg tác dụng với H2SO4. Ta có phương trình phản ứng: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (1) Tỷ lệ: 2 3 3 3 2a a Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 (2) Tỷ lệ: 1 1 (0,25 –a) (0,25-a) Theo đề bài thì: 3 2a x 27 + (0,25 –a) x 24 = 5,1 (gam) Giải ra ta có a = 0,15 (mol) mAl = 7,227 3 12,02 x x (gam) HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 11/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com mMg = (0,25 - 0,15) x 24 = 2,4 (gam). Cách 2: Gọi a là số mol Al và b là số mol của Mg trong hỗn hợp ban đầu Phương trình phản ứng: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (1) Tỷ lệ: 2 3 a 2 3a Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 (2) Tỷ lệ: 1 1 b b Theo đề bài cho và kết hợp với phương trình 1 và 2 ta có hệ phương trình sau: 25,0 2 3 1,52427 b a ba Giải ra ta có : a = b = 0,1 mol; mAl = 0,1 x27 = 2,7 (gam) mMg = 0,1 x 24 = 2,4 (gam) Câu 10: Cho lá sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra thì khối lượng lá sắt là 51 gam. Tính số mol muối sắt tạo thành sau phản ứng, biết rằng tất cả đồng sinh ra bám trên lá sắt. Giải Cách 1: Gọi khối lượng lá sắt đã phản ứng là x gam. Phương trình phản ứng : Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 56g 1mol 64 g x g y mol g x 56 64 Khối lượng sắt còn lại là: (50 – x) gam. Theo đề bài cho ta lập được phương trình: 51 = 56 64x + (50-x) Giải ra ta được: x = 7 gam Số mol của muối sắt tạo thành sau phản ứng là: y = 125,0 56 7 56 1. x (mol) Cách 2: Khối lượng lá sắt (có phủ đồng) tăng là : 51- 50 = 1 gam Gọi khối lượng sắt đã phản ứng là x gam. Phương trình phản ứng : Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu khối lượng tăng HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 12/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com 56g 1mol 64 g 8 gam x g y mol 1 gam Theo phương trình: x = 7 8 56 (gam) Số mol của muối sắt tạo thành sau phản ứng là: y = 125,0 56 7 56 1. x (mol) Cách 3: Khối lượng lá sắt (có phủ đồng) tăng là : 51- 50 = 1 gam Gọi khối lượng sắt đã phản ứng là x gam. Phương trình phản ứng : Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 56g 1mol 64 g x g y mol g x 56 64 Khi đó: 1 56 64 x x = 7 (gam) Số mol của muối sắt tạo thành sau phản ứng là: y = 125,0 56 7 56 1. x (mol) Câu 11: Có 4 chất rắn ở dạng bột là Al, Cu, Fe2O3 và CuO. Nếu chỉ dùng thuốc thử là dung dịch axit HCl có thể nhận biết được 4 chất trên được không? Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có). Giải Cho dung dịch HCl vào 4 mẫu thử là Al, Cu, Fe2O3 và CuO (ở dạng bột) Mẫu thử nào không thấy có phản ứng đó là Cu Mẫu thử nào thấy có khí bay ra đó là Al 2 Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Mẫu thử nào thấy có xuất hiện dung dịch màu xanh đó là CuO CuO + HCl CuCl2 + H2O Mẫu thử nào tan trong dung dịch HCl đó là Fe2O3 Câu 12: Cho CuO tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau: A. Chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh. B. Chất khí làm đục nước vôi trong. C. Dung dịch có màu xanh. D. Không có hiện tượng gì Hãy trả lời phương án đúng. Giải HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 13/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Phương trình phản ứng: CuO + HCl CuCl2 + H2O Vì tạo được dung dịch CuCl2 nên dung dịch có màu xanh. Vậy phương án C là đúng. Câu 13: Trong số những chất dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu? A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl Giải Vì quì tím làm bazơ chuyển màu xanh, axit chuyển màu đỏ nên chỉ có muối NaCl không làm đổi màu quì tím. Vậy phương án D là đúng. Câu 14: Trong quá trình chuyển hóa muối tan Ba(NO3)2 thành muối không tan BaSO4 thấy khối lượng hai muối khác nhau là 8,4 gam. Tính khối lượng mỗi muối đó. Giải Nhận xét: 4BaSO M = 137 + 32 + 16 x4 = 233(g) 23 )(NOBa M = 137 + 62 x2 = 261(g) Gọi x là số gam của muối Ba (NO3)2 Và y là số gam của BaSO4 Như vậy sự chuyển hóa Ba(NO3)2 thành BaSO4 ta thấy khối lượng giảm Theo sơ đồ chuuyển hóa Ba(NO3)2 BaSO4 khối lượng giảm Cứ 233g 261g 61- 233 = 28g Vậy: xg y g 8,4 g Từ sơ đồ trên ta có: x = 3,78 28 2614,8 23 )( x m NOBa (g) y = 4BaSO m 6,69 28 2334,8 x (g) Câu 15: Cho 2,49 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thấy có 1,344 lít H2 thoát ra (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Giải Số mol khí H2 thoát ra là: 06,0 4,22 344,1 (mol) Các phương trình phản ứng xảy ra như sau: Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 14/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Nhận xét: từ các phương trình phản ứng trên ta they: 06.0. 422 upnn SOHH (mol) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mkim loại p.u + 242 . HSOH mupm mmuối 2,49 + 0,06 x 98 = mmuối + 0,06 x2 mmuối = 8,25 (gam). Câu 16: Lập phương trình phản ứng hoá học sau và xác định các phản ứng hoá học đó thuộc loại phản ứng nào: a) Khí cacbonic + magie > ? + ? b) Nhôm + oxi > ? + ? c) Sắt + axit clohiđric > ? + ? d) Sắt + đồng sunfat > ? + ? e) Nước )( icaxitsunfur dienphan ? + ? f) Kali clorat 0t > ? + ? Câu 17: a) Có 3 lọ đựng riêng rẽ các chất bột màu trắng: Na2O, MgO, P2O5. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất đó. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Có 3 ống nghiệm đựng riêng rẽ 3 chất lỏng trong suốt, không màu là 3 dung dịch NaCl, HCl, Na2CO3. Không dùng thêm một chất nào khác (kể cả quì tím), làm thế nào để nhận biết ra từng chất. Câu 18: Lấy cùng một khối lượng mol KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào điều chế được nhiều khí O2? Viết phương trình phản ứng và giải thích. Đáp số: KClO3 cho nhiều khí O2 hơn. Câu 19: Cho các sơ đồ phản ứng oxi hoá - khử sau, hãy cân bằng phương trình phản ứng, xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. a) Fe3O4 + CO FeO + CO2 b) Al + C Al4C3 c) Fe2O3 + H2 Fe + H2O d) CuO + Al Al2O3 + Cu Câu 20: Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 14,6 gam dung dịch axit clohiđric HCl nguyên chất. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? c) Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)? HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 15/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com d) Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu? Đáp số: b) 8, 4 gam; c) 3,36 lít; d) 8, 4 gam sắt. Câu 21: Hoàn thành phương trình hóa học của những phản ứng giữa các chất sau: a) Al + O2 ..... b) H2 + Fe3O4 .... + ... c) P + O2 ..... d) KClO3 .... + ..... e) S + O2 ..... f) PbO + H2 .... + .... Đáp số: a) Al2O3 b) Fe + H2O c) P2O5 d) KCl + O2 e) SO2 f) Pb + H2O Câu 22: Dùng hiđro để khử a gam CuO thu được b gam Cu. Cho lượng đồng này tác dụng với clo (Cl2 ) thu được 33,75 gam CuCl2. Tính a và b. Đáp số: a= 20 gam ; b = 16 gam Câu 23: Cho mạt sắt vào một dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian bột sắt tan hoàn toàn và người ta thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng. c) Để có lượng sắt tham gia phản ứng trên người ta phải dùng bao nhiêu gam sắt (III) oxit tác dụng với khí H2 (dư). Đáp số: b) 4,2 gam; c) 6 gam. Câu 24: Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 26,4 gam hỗn hợp đồng và sắt, trong đó khối lượng đồng gấp 1,2 lần khối lượng sắt thì cần tất cả bao nhiêu lít khí hiđro. Đáp số: 12,23 lít. Câu 25: Cho một hỗn hợp chứa 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) c) Dung dịch sau phản ứng làm quì tím biến đổi màu như thế nào? HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 16/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Đáp số: b) 3,36 lít; c) màu xanh Câu 26: Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO. Người ta dùng H2 (dư) để khử 20 gam hỗn hợp đó. a) Tính khối lượng sắt và khối lượng đồng thu được sau phản ứng. b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng. Đáp số: a) mCu = 6,4 gam; mFe = 10,5 gam b) 0,325 mol. Câu 27: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch đồng sunfat. Saumột thời gian lấy lá nhôm ra thấy khối lượng dung dịch nhẹ đi 1,38 gam. Tính khối lượng nhôm đã phản ứng. Đáp số: 0,54 gam Câu 28: Hoàn thành dãy biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? a) K K2O KOH b) Na NaOH Na2O c) P P2O5 H3PO4 Câu 29: a) Muối X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. Hỏi muối X thuộc loại muối trung hòa hay muối axit? Cho ví dụ minh họa. b) Định nghĩa phản ứng trao đổi. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra, cho ví dụ minh họa. Phản ứng trung hòa có phải là phản ứng trao đổi không? Câu 30: Hãy cho biết trong dung dịch có thể đồng thời tồn tại các chất sau đây không? a) NaCl và KOH b) Ca(OH)2 và H2SO4 c) H2SO4 và BaCl2 d) HCl và AgNO3 e) NaOH và HBr f) KCl và NaNO3 Câu 31: Cho 9,4 gam K2O vào nước. Tính khối lượng SO2 cần thiết phản ứng với dung dịch trên để tạo thành a) Muối trung hoà. b) Muối axit. c) Hỗn hợp muối axit và muối trung hòa theo tỉ lệ mol là 1:2 Đáp số: a) 6,4 gam b) 12,8 gam c) 9,6 gam. Câu 32: Cho đồng oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric sẽ có hiện tượng như sau: HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 17/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com A. chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh. B. chất khí làm đục nước vôi trong. C. dung dịch có màu xanh. D. không có hiện tượng gì. Đáp số: C đúng Câu 33: Người ta điện phân m gam nước thu được 28 lít khí oxi (đktc). a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng m nước đã bị phân huỷ. c) Lấy toàn bộ lượng thể tích khí oxi nói trên đem đốt cháy hoàn toàn với 12,8 gam lưu huỳnh. - Viết phương trình phản ứng. - Tính thể tích khí oxi còn dư lại sau phản ứng (đktc). Đáp số: b) m = 45 gam; c) 2O V dư = 17,92 lít. Câu 34: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl.Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất. A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl Đáp số: B Câu 35: a ) Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi,nitơ và hiđro b) Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng khí oxi và khí cacbonic ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng. Theo em để thu được khí CO2 có thể cho CaCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl được không? Nếu không thì tại sao? Câu 36: a)Tìm công thức của oxit sắt trong đó có Fe chiếm 70% khối lượng. b) Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hiđro được 1,76 gam kim loại. Hoà tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,488 lít H2 (đktc). Xác định công thức của oxit sắt. Đáp số: a) Fe2O3 b) Fe2O3.. Câu 37: Dùng khí H2 để khử hết 50 gam hỗn hợp A gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit chiếm 80% khối lượng. Thể tích khí H2 cần dùng là: A. 29,4 lít B. 9,8 lít C. 19,6 lít D. 39,2 lít Hãy chọn phương án đúng. HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 18/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Đáp số: C Câu 38: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử. a) 2H2S + SO2 3 S + 2 H2O b) CO2 + H2O + CaCO3 Ca(HCO3)2 c) Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2↑ d) SO2 + 2CO 0t 3 S + 2CO2 e) Mg + CO2 0t MgO + CO f) 2 KClO3 0t 2 KCl + 3O2 ↑ Câu 39: Khi nung nóng KClO3 (có chất xúc tác), chất này bị phân hủy tạo thành kali clorua và khí oxi a) Hãy viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đốt cháy hết 3,6 gam cacbon. Đáp số: 24,4 gam. Câu 39: Người ta nung 10 tấn canxicacbonat (đá vôi) CaCO3 tạo thành vôi sống CaO và khí cacbonic. a) Tính lượng vôi sống thu được. b) Tính thể tích khí cacbonic sinh ra (đktc). Đáp số: a) 5,6 tấn b) 2240 000 lít Câu 40: Một trong những thuốc thử sau có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat. A. dung dịch bari clorua B. dung dịch axit clo hiđric. C. ddung dịch chì nitrat D. dung dịch bạc nitrat. Đáp số: B đúng Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 126 gam sắt trong bình chứa oxi. a) Viết phương trình phản ứng b) Tính thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng trên (đktc) c) Tính khối lượng kali clorat cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí oxi bằng với thể tích khí oxi đã sử dụng ở phản ứng trên (đktc). Đáp số: b) 33,6 lít c) 122,5 gam HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 19/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com Câu 42: Người ta điều chế kẽm oxit ZnO bằng cách đốt bột kẽm trong oxi. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng điều chế ZnO thuộc loại phản ứng nào? b) Tính khối lượng oxi cần thiết để điều chế được 40,5 gam kẽm oxit? c) Muốn có lượng oxi nói trên, phải phân huỷ bao nhiêu gam kali clorat? Đáp số: b) 8 gam c) 20,42 gam Câu 43: a) Từ những hóa chất cho sẵn: KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cu CuO Cu b). Khi điện phân nước thu được 2 thể tích khí H2 và 1 thể tích khí O2(cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Từ kết quả này em hãy chứng minh công thức hóa học của nước. Câu 44: Cho các chất nhôm., sắt, oxi, đồng sunfat, nước, axit clohiđric. Hãy điều chế đồng (II) oxit, nhôm clorua ( bằng hai phương pháp) và sắt (II) clorua. Viết các phương trình phản ứng. Câu 45: Cho 60,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kẽm Zn và sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric. Thành phần phần trăm về khối lượng của sắt chiếm 46,289% khối lượng hỗn hợp.Tính a) Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra khi cho hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch axit clohiđric. c) Khối lượng các muối tạo thành. Đáp số: a) 28 gam Fe và 32,5 gam kẽm b) 22,4 lít c) 2FeCl m = 63,5gam và 2ZnCl m = 68 gam Câu 46: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng CO để khử Fe3O4 và dùng H2 để khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Cho biết 0,1 mol mỗi loại oxit sắt tham gia phản ứng. a) Hãy viết phương trình hóa học đã xảy ra b) Tính số lít CO2 và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng ở đktc. c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hoá học. Đáp số: b) VCO = 8,96 lít; 2H V =6,72 lít c) 16,8 gam sắt và 11,2 gam sắt Câu 47: Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch các chất sau: HCl; H2SO4; BaCl2; NaCl; NaOH; Ba(OH)2 Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên, HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 20/ 20 Email: luyenthi24h.mail@gmail.com E. quì tím F. dung dịch phenolphthalein G. dung dịch AgNO3 H. tất cả đều sai Đáp số: A đúng Câu 48: Cho biết phát biểu nào dưới đây là
Tài liệu đính kèm: