Bài tập Hóa 8 - Chương: Hidro & nước

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3878Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa 8 - Chương: Hidro & nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hóa 8 - Chương: Hidro & nước
Đề 1
A.Trắc nghiệm: 
1. Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm 
a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
b. 2H2O điện phân 2H2 + O2
c. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
A. a B. b C.c D. cả a và c
2. Khí hiđro thu được bằng cách đẩy nước vì 
a.Hiđro nhẹ hơn nước 
b.Hiđro ít tan trong nước
c.Hiđro nhẹ nhất trong các chất khí 
d.Hiđro là chất khử
A. a,b B. b,c C. c,d D.b,d
3.Tính số gam nước tạo ra khi đốt 4,2 lit H2 với 1,4 lit O2 (các khí ở đkc)
A.1,25g B. 2,25g C. 12,5g D. 0,225g
4. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 t0 2 KCl + 3O2
B. SO3 + H2O H2SO4
C. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
D. Fe3O4 + 4H2 t0 4H2O + 3Fe
5. Nguyên lịêu dùng để điều chế hidrô trong phòng thí nghiệm là:
A.Zn , K2CO3 B. Zn , HCl
C. KMnO4 , KClO3 D. Nước, không khí
6:Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất bazơ?
A. HCl; Na2SO4; NaOH 
B. CuSO4; CaCO3; NaCl
C. H2SO4; HCl; HNO3 
D. KOH; Cu(OH)2; Ca(OH)2
B.Tự luận : 
1. Phản ứng thế là gì? Giải thích tại sao khi đốt luồng H2 ngoài không khí lại không gây
tiếng nổ ?
2. Có 3 lọ khí bị mất nhãn đựng:O2,CO2, H2 hãy nêu cách nhận ra mỗi khí.Viết phương
trình hóa học (nếu có)
3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: 
Ca (1) CaO (2) Ca(OH)2 (3) CaCO3
 (4) H2 (5) Cu
4. Gọi tên các chất sau:
a) HBr, H2SO4, HNO3, H3PO4
b) Al(OH)3, Fe(OH)2, NaOH
c) CaCl2, K2CO3, NaH2PO4
5. Nung nóng xg hỗn hợp chứa Fe2O3 và CuO trong bình kín với khí hiđro, để phản ứng
khử hoàn toàn lượng oxit trên thu được 13,4 gam hỗn hợp Fe và Cu trong đó có 7 gam Fe
Tính x và thể tích khí hiđro tham gia phản ứng ở đktc.(Fe = 56, Cu = 64 )
Đề 2:
I. Trắc nghiệm khách quan:Khoanh tròn vào câu đúng:
Câu 1: Phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm:
A. Zn + 2HCl t0 ZnCl2 + H2
B. 2H2O đi n phân 2H2 + O2
C. 2KClO3 t0 2 KCl + 3O2
D. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
Câu 2: Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí hiđro ít tan trong nước. 
C. Khí hiđro tan trong nước.
B. Khí hiđro nhẹ hơn nước. 
D. Khí hiđro khó hóa lỏng.
Câu 3: Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí hiđro dễ trộn lẫn với không khí. 
C. Khí hiđro ít tan trong nước.
B. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.
 D. Khí hiđro nặng hơn không khí.
Câu 4: Nhận ra khí hiđro bằng:
A. Que đóm. C. Hơi thở.
B. Que đóm đang cháy. D. Nước vôi trong.
Câu 5:Cho nhôm tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4 tạo ra nhôm sunfat Al2(SO4)3 và khí hiđro. Hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 2, 4, 3 và 1. C. 3, 2, 3 và 1.
B. 2, 3, 1 và 3 D. 1, 4, 2 và 3.
Câu 6: Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro,thể tích khí hiđro (đktc) thu được là:
A. 14,22 lít B. 15,23 lít C. 12.56 lít D. 13,44 lít.
(Cho Cu = 64, O = 16)
Câu 10:Trong các chất khí, hiđro là khí
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính 
Câu 12: là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Câu 13: Hiđro có những tính chất hóa học nào? Viết các phương trình hóa học minh họa?
Câu 14: Khi thu khí oxi vào ồng nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro có làm thế được không ?Vì sao?
Câu 15: Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau :
a/ Thủy ngân (II) oxit b/ Chì (II) oxit 
Câu 16: Cho 2,8 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 14,6 gam axit clohiđric HCl nguyên chất.
a/ Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c/ Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
ĐỀ 3
I,TRẮC NGHIỆM 
Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 : Hợp chất Al2(SO4)3 có tên là
A.Nhôm (III) sunfat. B. Nhôm (II) sunfat.
C. Nhôm sunfat D. Nhôm Oxit
Câu 2:Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm các axit?
A. HCl; Na2SO4; NaOH 
B. CuSO4; CaCO3; NaCl
C. H2SO4; HCl; HNO3 
D. KOH; Cu(OH)2; Ca(OH)2
Câu 3 Phản ứng hoá học nào sau đây có xảy ra sự Oxi hoá :
a) 2Cu + O2 2CuO 
b) H2O + CaO Ca(OH)2
c) 3 H2O + P2O5 2 H3PO4 
d) CaCO3 CaO + CO2
Câu 4: Khối lượng thủy ngân thu được khi khử 27,125 gam thủy ngân(II) oxit bằng hiđro là:
A. 25g B. 26g C. 25,1g D. 25,125g.
(Cho Hg= 201, O = 16)
II, TỰ LUẬN : 
Câu 1: Nêu tính chất hóa học của nước? Viết phương trình phản ứng minh họa?
Câu 2: Hoàn thành chuỗi các phản ứng hoá học sau : 
1.KMnO4 tO ? + ? + O2
2 . ? + H2SO4 ZnSO4 + H2
3. ? + O2 tO H2O
Mỗi phản ứng hoá học trên thuộc phản ứng hoá học nào ?
Câu 3: Gọi tên các hợp chất sau
a) CuSO4; CaCO3; NaCl; KH2PO4
b) H2SO4; HCl; HNO3 
c) KOH; Cu(OH)2; Ca(OH)2
Câu 4: Có 4 lọ mất nhãn chứa HCl, NaOH, Ca(OH)2, H2O
Câu 5: Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với dung dịch chứa 21,9 gam axit clohiđric HCl nguyên chất.
a/ Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c/ Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
ĐỀ 4:
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Hỗn hợp về thể tích khí Hiđro và Oxi sẽ nổ mạnh nhất?
A – 2 phần thể tích H2 và 2 phần thể tích O2
B – 1 phần thể tích H2 và 1 phần thể tích O2
C – 2 phần thể tích H2 và 1 phần thể tích O2
D – 1 phần thể tích H2 và 2 phần thể tích O2
2. Nguyên liệu để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm:
A . Khí đá B . Điện phân nước
C . Không khí D. Axit (HCl, H2SO4) và kim loại
3. Khí Hiđro là chất khí:
A . Nhẹ nhất B . Bình thường như các khí khác
C . Nặng nhất
4. Khí Hiđro dùng để hàn cát kim loại vì:
A . Hiđro có tính khử B . Hiđro nhẹ hơn không khí
C . Hiđro khi cháy sinh nhiều nhiệt
D. Tất cả đều đúng
5. Hiđro là khí luôn thể hiện tính:
A . Cháy sinh ra nhiệt lớn B .Tính oxi hoá
C . Tính khử D.Vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
6. Hãy thử ghi tên các loại phản ứng hoá học sau:
A . 2Zn + O2 → 2ZnO
B .Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
C . Fe(OH)2 → FeO + H2O
A – là phản ứng 
B – là phản ứng 
C – là phản ứng 
7. Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
“Phản ứng thế là phản ứng hoá học xảy ra giữa (1) và (2) Trong đó, nguyên tử của (3) sẽ thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong (4)”.
Các từ để điền: 1. hợp chất, 2. đơn chất.
Trả lời: (1) :  ; (2) :  ; (3) :  ; (4) : 
8. Dùng khí Hiđro để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì:
A . Hiđro ít tan trong nước 
B .Hiđro nặng hơn không khí
C . Hiđro là nhẹ hơn không khí
9. Khí H2 có tính khử vì:
A . Chiếm oxi của chất khác
B . Nhường oxi cho chất khác
C . Hiđro đã phản ứng với oxit kim loại
10. Làm cách nào để nhận biết khí Hiđro trong các cách sau?
A .Dùng quỳ tím B. Dùng nước vôi trong
C. Quan sát màu sắc D . Dùng que đóm đang cháy
II – PHẦN TỰ LUẬN
1. Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a/+ à ZnCl2	+	
b/H2	+ O2 →	
c/Fe + .. →	FeSO4	+
d/Al	+ CuCl2→  + 
e/CuO	+ → 	Cu	+	H2O
f/Al	+ H2SO4 → + 
2. Có 3 lọ đựng không khí, oxi, hiđro, làm cách nào để nhận biết các loại khí trong lọ?
3. Cho kim loại Kẽm tác dụng với Axit Clohiđric thu được 4,48 lít khí Hiđro (ở đktc)
a/ Tính khối lượng của kim loại kẽm và khối lượng của HCl cần dùng. Tính khối lượng của Kẽm Clorua tạo thành
b/ Nếu dùng toàn bộ lượng hidro thu được trên dem khử 12g đồng (II) oxit sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
6. Khi thu khí Hiđro trong phòng thí nghiệm em lật úp hay lật ngửa bình? Vì sao?
Đề 5
I/ Trắc nghiệm khách quan
Câu 1.Axit là chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu:
A.Xanh
B.Đỏ
C.Tím
D.Không xác định
Câu 2.Chất nào dưới đây có thể dùng để điều chế được hiđrô khi cho tác dụng với dung dịch HCl
A.Cu
B.Ag
C.H2O
D.Zn
Câu 3.Dãy chất nào dưới đây gồm các axit có oxi:
A.HCl,H2S,HNO3
C.HCl,H2SO4,HNO3
B.H2SO4,HNO3,H3PO4
D.H2S,HNO3,H2SO4
Câu 4.Dãy chất nào sau đây gồm các bazo tan trong nước:
A.Cu(OH)2,NaOH,FeCl3
C.KOH,NaOH,Ba(OH)2
B.NaOH,HCl,K2O
D.KCl,Fe(OH)3,Ba(OH)2
Câu 5.Dãy chất nào tác dụng với nước:
A.SO3,CaO,P2O5
C.Al2O3,SO3,CaO
B.Na2O,CuO,P2O5
D.CuO,Al2O3,Na2O
Câu 6.Khí X có tỷ khối với H2 là 8,5g.X là khí nào cho dưới đây:
A.SO2
B.NH3
C.O2
D.Cl2
 II.Tự luận
Câu 1. Nêu tính chất hóa học của hidro? Viết ptpu
Câu 2: Hoàn thành chuỗi các phương trình phản ứng sau:
Na (1) Na2O (2) NaOH 
 (4) H2 (5) Cu
Câu 3.Hãy nhận biết từng chất trong nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: H2O,dung dịch HCl,dung dịnh NaOH, dung dịch Ca(OH)2
Câu 4. Gọi tên các chất sau:
a) .HCl,H2S,HNO3l,H2SO4, H3PO4
b) .Cu(OH)2,NaOH, KOH, Ba(OH)2 , Fe(OH)3
 c) FeCl3 , ZnSO4, MgCl2 , NaHSO4
Câu 5..Cho 13gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh HCl dư.
a.Viết phương trình hóa học xảy ra.
b.Tính thể tích H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
c.Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư?dư bao nhiêu gam.
Đề 6
I/ Trắc nghiệm :
Câu 1:Khí H2 cháy trong khí oxi tạo ra sản phẩm là 
 a. H2O b. CO2 c. CO d. muối ăn
Câu 2 : Khi làm thí nghiệm điều chế khí H2 người ta thu khí H2 bằng cách :
 a. đẩy CO2 b. đẩy không khí 
 c. đẩy oxi d. đẩy ống nghiệm .
 Câu3 : Phản ứng thế là phản ứng hóa học : 
 a . giữa đơn chất với hợp chất . 
 b . trong đó một chất sinh ra nhiều chất mới 
 c. giữa đơn chất với đơn chất . 
 d . giữa đơn chất với hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất .
Câu4 : Phản ứng hóa học nào dưới đây dùng để điều chế khí Hiđro (H2) trong phòng thí nghiệm :
 a . Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 
b. H2O + C CO + H2 
 c . 2H2O 2H2 + O2 
d. CH4 C + 2H2 
Câu5 : Đốt khí Hidro trong không khí sẽ có :
 a . Ngọn lửa màu đỏ b. Ngọn lửa màu xanh nhạt 
c. Khói trắng d. Khói đen và hơi nước tạo thành 
Câu6 : Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 nung nóng , thu được 11,2 g Fe . Thể tích H2 ( đktc) đã tham gia phản ứng là :
 a . 1,12lit b . 3,36 lit c . 2.24 lit d . 6,72 lit .
II/ TỰ LUẬN : 
Câu 7 : Hoàn thành chuỗi các sơ đồ phản ứng sau : 
K (1) K2O (2) KOH 
 (4) H2 (5) Pb
Câu 8 : Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau : oxi , cacbonic và hidro . Bằng cách nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ . Viết phương trình phản ứng nếu có . 
Câu 9 : Gọi tên các chất sau:
a) HBr ,H2S,HNO2,H2SO4, H3PO4
b) Ba(OH)2,NaOH, KOH, Cu(OH)2 , Fe(OH)2
 c) FeCl2 , MgSO4, CaCl2 , NaH2PO4
câu 10: Cho 5.4g nhôm tác dụng với 49 gam dung dịch axit sunfuric H2SO4 .
Viết phương trình phản ứng xảy ra .
Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng bằng bao nhiêu gam ?
Tính thể tích Hidro sinh ra ở đktc .
Đề 7
Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1: Khí Hidro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì Hidro là khí: 
A. không màu. B. khí nhẹ nhất trong các loại khí.
C. có tác dụng với Oxi trong không khí.	
D. ít tan trong nước.
Câu 2: Khí Hidro cháy trong khí Oxi tạo ra nước. Muốn thu được 22,5 gam nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là 
	A. 24 lít B. 25 lít C. 26 lít 	 D. 28 lít 
Câu 3: Điều chế 2,4 gam Cu bằng cách dùng H2 khử CuO. Khối lượng CuO cần dùng là 
	A. 3 g B. 4,5 g C. 6 g	D. 1,5 g 
Câu 4: Dùng H2 để khử Fe2O3 thành Fe. Để điều chế được 3,5 gam Fe thì thể tích H2 (đktc) cần dùng là 
	A. 4,2 lít B. 1,05 lít C. 2,6 lít D. 2,1 lít 
Câu 5: Thu khí Hidro bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược bình thu vì 
A. khí Hidro nặng hơn không khí.	
B. khí Hidro nhẹ hơn không khí.
C. khí Hidro nặng bằng không khí. 
D. khí Hidro tác dụng với không khí.
Câu 6: Nhóm các chất đều phản ứng được với khí Hidro là 
A. CuO, ZnO, H2O	B. CuO, ZnO, O2	
C. CuO, ZnO, H2SO4	D. CuO, ZnO, HCl	
Câu 7: Phản ứng thế là 
A. 3Fe +2O2 Fe3O4 
B. 2Al + 3CuCl2 ® 2AlCl3 + 3Cu
C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2	 D. BaO + H2O ® Ba(OH)2	
Câu 8: Phản ứng giữa khí H2 với khí O2 gây nổ khi 
A. tỉ lệ về khối lượng của Hiđro và Oxi là 2 : 1 
B. tỉ lệ về số nguyên tử Hiđro và số nguyên tử Oxi là 4 : 1
C. tỉ lệ về số mol Hiđro và Oxi là 1 : 2 	
D. tỉ lệ về thể tích Hiđro và Oxi là 2 : 1 
Phần II: Tự luận 
Câu 1 Hoàn thành các phương trình hóa học sau 
Na (1) Na2O (2) NaOH 
 (4) H2 (5) Fe
Câu 2 : Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí không màu là CO2, H2, O2. Hãy trình bày cách nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.
Câu 3 : Gọi tên các chất sau:
a) .HBr,H2S,HNO3 ,H2SO3, H3PO4
b) .Cu(OH)2,Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2 , Fe(OH)3
 c) FeCl3 , ZnSO4, MgCl2 , KHCO3, NaH2PO4
Câu 4: Cho 33,6 gam Sắt vào bình chứa dung dịch axit clohđric.
a. Tính thể tích khí được tạo thành(đktc)?
b. Nếu dùng toàn bộ lượng chất khí toàn vừa sinh ra ở phản ứng trên để khử 80 gam sắt (III) oxit thì sau phản ứng chất nào còn thừa và thừa bao nhiêu gam?
(Cho Fe = 56 ; H = 1 ; Cl = 35,5 ; O= 16)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_hoa_8_chuong_hidro_nuoc_hay_lam.docx