CHƯƠNG 5: HIĐRO VÀ NƯỚC Bài 1: Cho những khí sau: SO2, O2, N2, CO2, CH4. a.Những khí trên nặng hay nhẹ hơn H2 và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần b. Những khí trên nặng hay nhẹ hơn H2 và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần Bài 2: Viết PTHH của H2 với các oxit sau Sắt (II) oxit b. Sắt (III) oxit c. Đồng (II) oxit d. Crom (III) oxit Bài 3: Khử hoàn toàn 8 gam CuO thì cần dùng V lít H2 (đktc). Tính V và khối lượng Cu sinh ra. Bài 4: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 hết 13,44 lít H2 (đktc). Tính m và khối lượng Fe thu được. Bài 5: Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần 11,2 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi oxit kim loại. Bài 6: Khử hoàn toàn hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit bằng H2. Tính thể tích H2 (đktc), biết rằng trong hỗn hợp sắt (III) oxit chiếm 80% khối lượng. Bài 7: Cho 8,6 gam sắt tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 16 gam đồng (II) oxit nóng. Tính V lít H2 sinh ra (đktc) và khối lượng Cu tạo thành. Bài 8: Hoàn thành sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + ..à Fe + H2O CO + Fe2O3 à....+ CO2 C + H2O à ..+ H2 ..+ CuO à Cu + Al2O3 Al +Fe2O3 à Fe + .. C + ..à CO Al + O2 à H2 + Fe3O4 à + . P + O2 à .. KClO3 à + S+ O2 à . PbO + H2 à K à K2O à KOH Na à NaOH à Na2O P à P2O5 à H3PO4 Bài 9: Lập PHHH theo sơ đồ phản ứng sau: Sắt (III) oxit + nhôm à nhôm oxit + sắt Nhôm oxi + cacbon à nhôm cacbua + khí cacbonic Hiđro sunfua + oxi à khí sunfurơ + nước Đồng (II) hiđroxit à đồng (II) oxit + nước Natri oxit + cacbon đioxit à natri cacbonat. Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử. Xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử. Bài 10: Để điều chế 33,6 gam sắt bằng cách khử Fe3O4 bằng khí CO Viết các PTPƯ Tính khối lượng Fe3O4 và thể tích CO (đktc) cần dùng. Bài 11: Xác định công thức phân tử của CuxOy, biết tỉ lệ khối lượng giữa đồng và oxi trong oxit là 4:1. Viết PTPƯ điều chế đồng và đồng sunfat từ CuxOy. Bài 12: Cho 11,2 gam sắt vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được V lít H2 (đktc). Tính V. Bài 13: Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được V lít H2 (đktc). Tính V. Bài 14: Cho m gam sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,896 lít H2 (đktc). Tính m Bài 15: Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,6 lít H2(đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 16: Cho bột sắt vào dung dịch chứ 0,2 mol H2SO4 loãng. Phản ứng hoàn toàn, người ta thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng sắt đã phản ứng. Và để có lượng sắt trên, người ta phải dùng bao nhiêu gam sắt (III) oxit tác dụng với khí H2 dư. Bài 17: Cho hỗn hợp chứa 4,6 gam Na và 3,9 gam K tác dụng với nước. Tính V H2 (đktc) thoát ra. Và dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím biến đổi thế nào? Bài 18: Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với V lít H2 (đktc) thu được 26,4 gam hỗn hợp Cu và Fe (khối lượng Cu gấp 1,2 lần khối lượng Fe). Tính V. Bài 19: Cho hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO. Người ta dùng H2 để khử 20 gam hỗn hợp đó. Tính khối lượng sắt và đồng thu được sau phản ứng và tính số mol H2 phản ứng. Bài 20: Muối X vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Vậy X thuộc loại muối trung hoà hay muối axit. Cho ví dụ minh hoạ. Nêu định nghĩa phản ứng trao đổi. Điều kiện phản ứng xảy ra. Cho ví dụ minh hoạ. Phản ứng trung hoà có phải là phản ứng trao đổi không. Bài 21: Hãy cho biết trong dung dịch có thể đồng thời tồn tại các chất sau đây hay không? NaCl và KOH b. Ca(OH)2 và H2SO4 c. H2SO4 và BaCl2 d. HCl và AgNO3 NaOH và HBr f. KCl và NaNO3 g. KOH và HCl h. HNO3 và NaNO3 Bài 22: Hãy nhận biết các khí sau: cacbon đioxit, oxi, nitơ và hiđro. b. H2, NH3, O2 và CO2 c. SO2, CO và N2 Bài 23: Hỗn hợp khí X gồm 0,12 mol CO2, 0,15 mol H2, 0,3 mol O2. Tính khối lượng mol trung bình của X. Bài 24: Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau, viết PTHH: H2, Al2O3, FeO, SO2, P2O5, K, H2O. Bài 25: Để khử hoàn toàn 68 gam hỗn hợp oxit kim loại gồm CuO và Fe2O3 cần dùng 25,76 lít H2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Tài liệu đính kèm: