Bài tập Đại cương – Hóa vô cơ

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Đại cương – Hóa vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Đại cương – Hóa vô cơ
TỐT NGHIỆP – ĐẠI HỌC
Phần: ĐẠI CƯƠNG – VÔ CƠ
Câu 1: Ion R3+ có cấu hình electron là [Ar]3d5. R là nguyên tố
A. Cu	B. Fe	C. Cr	D. Zn
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe và Ag vào dung dịch HCl đặc thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hidro và 3,7 gam kim loại không tan. Giá trị m là
A. 8,18g	B. 14,9g	C. 11,2g	D. 21,6 gam
Câu 3: Phương trình nào sau đây, HCl thể hiện tính khử
A. HCl + Fe2O3 à FeCl3 + H2O	B. HCl + Fe à FeCl2 + H2
C. HCl + MnO2 à MnCl2 + Cl2 + H2O	D. HCl + Fe3O4 à FeCl2 + FeCl3 + H2O
Câu 4: Cho 3 gam một kim loại R có hóa trị không đổi tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dư, sau phản ứng thu được 1,68 lít khí SO2 (đktc). Kim loại R là
A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Ca
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khối lượng kết tủa là
A. 20 gam	B. 25 gam	C. 15 gam	D. 10 gam
Câu 6: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 7: Khi cho KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch sẽ chuyển từ màu
A. nâu đỏ sang da cam	B. vàng sang da cam	C. da cam sang vàng	D. da cam sang nâu đỏ
Câu 8: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
A. K+	B. Cu2+	C. Fe2+	D. Ag+
Câu 9: Nguyên tử Cu(Z=29) có cấu hình electron là
A. [Ar]3d54s1	B. [Ar]3d64s2	C. [Ar]3d104s1	D. [Ar]3d94s2	
Câu 10: Cho 5,6 gam Fe tan trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được x mol NO2. Giá trị của x là
A. 0,1	B. 0,2	C. 0,3	D. 0,15
Câu 11: Để điều chế kim loại Ca trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp
A. điện phân nóng chảy	B. điện phân dung dịch	C. nhiệt luyện bằng Al	D. thủy luyện
Câu 12: Quặng manhetit chứa nguyên tố kim loại nào?
A. Ca	B. Al	C. Fe	D. Cu
Câu 13: Cho các thí nghiệm sau
(a) cho CaC2 tác dụng với nước	(b) cho Mg vào dung dịch HCl
(c) cho Fe vào dung dịch FeCl3	(d) cho BaCl2 vào dung dịch Na2SO4
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 14: Kim loại nào sau đây không tan trong HNO3 đặc nguội
A. Zn	B. Cu	C. Na	D. Fe
Câu 15: Khử hoàn toàn 1,4 gam CuO bằng khí H2 thì thu được khối lượng kim loại Cu là
A. 0,56 gam	B. 0,64 gam	C. 0,8 gam	D. 1,12 gam
Câu 16: Kim loại Fe có thể tan trong dung dịch
A. HNO3 đặc nguội	B. CuCl2	C. ZnCl2	D. Na2SO4
Câu 17: Oxit kim loại nào sau đây không lưỡng tính
A. ZnO	B. Fe2O3	C. Al2O3	D. Cr2O3
Câu 18: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Xút. 	B. Muối ăn. 	C. Giấm ăn. 	D. Cồn.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng về kim loại kiềm
A. các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lục phương	B. các kim loại kiềm đều tan hoàn toàn trong nước
C. các kim loại kiềm có tính oxi hóa là đặc trưng	D. các kim loại kiềm được bảo quản trong nước
Câu 20: Khẳng định nào sau đây là sai
A. Cu tan được trong dung dịch H2SO4 loãng có sục khí O2	B. Fe tác dụng nước (ở >5700C) thu được FeO
C. Ag tan được trong dung dịch Cu(NO3)2	D. Cu có tính khử yếu hơn Fe
Câu 21: Cho 12 gam Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 xM, sau khi phản ứng kết thúc thì thu được chất rắn có khối lượng là 12,08 gam. Giá trị của x là
A. 0,025M	B. 0,05M	C. 0,075M	D. 0,1M
Câu 22: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,28. 	B. 1,96. 	C. 0,64. 	D. 0,98. 
Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: 
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. 	(b) Sục khí F2 vào nước. 
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. 	(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH. 
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH. 	(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4. 
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 5. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 6.
Câu 24: Tầng ozon ngày càng bị suy giảm là do tác động của chất hóa học nào sau đây
	A. CO2	B. SO2	C. CFC	D. NO2
Câu 25: Hai chất nào sau đây nếu vượt quá nồng độ trọng không khí sẽ gây ra mưa axit?
	A. CO2 và SO2	B. NO2 và CO2	C. CO2 và CH4	D. SO2và NO2
Câu 26: Vật dụng bằng sắt thường bị gỉ nếu để lâu ngoài không khí. Để bảo quản các vật dụng này, người ta thường
	A. ngâm chúng trong nước	B. bôi 1 lớp mỏng dầu, mỡ
	C. cất giữ nơi thoáng mát	D. để vật bằng sắt tiếp xúc vật bằng đồng
Câu 27: Cho các kim loại Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số các kim loại tác dụng được dung dịch HCl là	
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Fe và Mg trong oxi thì thu được hỗn hợp rắn A gồm 4 chất có khối lượng là 3 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A vào lượng dư dung dịch H2SO4 thì thu được bao nhiêu gam muối sunfat?
	A. 10,52 gam	B. 5,4 gam	C. 8,36 gam	D. 13,24 gam
Câu 29: Cho các khẳng định sau về kim loại kiềm thổ
(a) tan hoàn toàn trong nước ở nhiệt độ thường	(b) phản ứng mạnh với dung dịch HCl
(c) cấu hình electron chung là ns2np2	(d) có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm
Số khẳng định đúng là
A. 3	B. 4	C. 1	D. 2
Câu 30: Trong dung dịch A có chứa: 0,03mol Ca2+ , 0,04 mol Mg2+, 0,02mol Cl- và a mol . Đun sôi đến cạn mẩu nước trên thì thu được
	A. nước mềm	B. nước cứng tạm thời	C. nước cứng toàn phần	D. nước cứng vĩnh cửu
Câu 31: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: AlCl3 , FeCl3 , NH4Cl , (NH4)2SO4 , MgCl2 người ta dùng dung dịch
	A. NaOH	B. NH3	C. Ba(OH)2	D. KMnO4
Câu 32: Kim loại có tính dẻo nhất và kim loại có tính cứng nhất lần lượt là
	A. Al và Cu	B. Au và Cr	B. Al và Cr	D. Ag và Fe
Câu 33: Cho các chất sau: Al, Cu, CrO3, Al(OH)3 , NaHCO3 , KHSO4, NH4HCO3, Cr2O3. Số chất lưỡng tính là
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 34: Cho các chất sau: AlCl3 , FeCl3 , AgNO3 , H2SO4 loãng , HCl đặc nguội , ZnCl2 , KHSO4. Số chất tác dụng được Fe là
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 35: Cho hỗn hợp Fe, Mg và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch A chứa 3 muối và hỗn hợp rắn B gồm 4 kim loại. Các kim loại trong hỗn hợp rắn B là
	A. Fe, Al, Mg, Ag	B. Mg, Al, Cu, Ag	C. Fe, Al, Cu, Ag	D. Fe, Cu, Al, Mg
Câu 36: Một mẩu khí thải có chứa các khí là CO2, SO2, HCl. Để nhận biết sự có mặt của HCl người ta dùng dung dịch
	A. NaOH	B. BaCl2	C. Pb(NO3)2	D. H2SO4 đặc
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (không còn sản phẩm khử khác, ở đktc) có tỉ khối với H2 là 19. Giá trị của m là
	A. 4,5 gam	B. 5,4 gam	C. 6,75 gam	D. 3,6 gam
Câu 38: Khẳng định nào sau đây là sai?
	A. Fe chỉ có tính khử, hợp chất Fe2+ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
	B. thép là chứa hàm lượng phi kim thấp hơn hàm lượng phi kim trong gang
	C. khử oxit sắt bằng CO thu được gang, oxi hóa phi kim trong gang thu được thép
D. gang là hợp chất của sắt và cacbon, trong đó hàm lượng Fe khoảng 2 – 5%
Câu 39: Khẳng định nào sau
	(a). Au bị dung dịch KCN hòa tan	(b). Cu tan trong HCl loãng có sục khí O2
	(c). Zn(OH)2 bị tan trong dung dịch NH3	(d). PbO2 tan chậm trong NaOH đặc
Số khẳng định đúng là
	A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 40: Để phân biệt AlCl3 và ZnCl2 người ta sử dụng lượng dư dung dịch 
	A. NaOH	B. KNO3	C. NH3	D. Ba(OH)2
Câu 41: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
 	A. V = 22,4(a - b). 	B. V = 11,2(a - b). 	C. V = 11,2(a + b). 	D. V = 22,4(a + b).
Câu 42: Cho 200ml dung dịch AlCl3 2M vào 300ml dung dịch NaOH 2M thì sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng
	A. 7,8 gam	B. 15,6 gam	C. 31,2 gam	D. 3,9 gam
Câu 43: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
 	A. Fe3O4. 	B. Fe2O3. 	C. Fe. 	D. Fe2O3 và FeO
Câu 44: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là 
 	A. 0,032. 	B. 0,048. 	C. 0,06. 	D. 0,04.
Câu 45: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là
 	A. 0,15M. 	B. 0,2M. 	C. 0,1M. 	D. 0,05M.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tot_nghiep_2016.doc