Bài tập CO2 (số 2)

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3640Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập CO2 (số 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập CO2 (số 2)
BÀI TẬP CO2 (Số 2)
Bài 38: Đổ từ từ V1 lít HCl 1M vào V2 lít K2CO3 2M thu được 0,1 mol khí. Nếu đổ V2 lít K2CO3 2M vào V1 lít HCl 1M thu được 0,15 mol khí. Giá trị V1 và V2 là:
a. 0,3 và 0,1	b. 0,15 và 0,1	c. 0,45 và 0,3	d. Cả ab,c đều đúng.
Bài 39: Đổ từ từ V1 lít HCl 1M vào 0,1 lít Na2CO3 xM sau phản ứng thu được 0,1 mol CO2 và dung dịch A. Đổ thêm V1 HCl 1M vào A thu thêm 0,1 mol khí. Giá trị V1 và x là:
a. 0,3 và 2	b. 0,6 và 4	c. 0,2 và 1	d. cả a,b,c đều đúng.
Bài 40: Đổ từ từ V1 lít HCl 1M vào V2 lít K2CO3 1M, thu được 0,1 mol CO2 và dung dịch A. Đổ thêm V2 lít HCl 1M vào A thu thêm 0, 15 mol khí. Giá trị V1 và V2 là:
a. 0,35 và 0,25	b. 0,7 và 0,5	c. 0,3 và 0,2	d. cả a,b,c đều đúng.
Bài 41: Đổ từ từ 0,3 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH, 0,15 mol Na2CO3, sau phản ứng thu được a mol CO2 và dung dịch A. Thêm Ba(OH)2 vào A thu được m gam kết tủa. Giá trị a và m:
a. 0,05 và 9,85	b. 0,05 và 19,7	c. 0,15 và 0	d. 0,1 và 9,85
Bài 42: Đổ từ từ 0,4 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol KOH và a mol Na2CO3, sau phản ứng thu được 0,1 mol khí CO2 và dung dịch A. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
a. 19,7	b. 9,85	c. 20	d. 10
Bài 43: Đổ từ từ 200ml (NaHCO3 0,05M, K2CO3 0,05M) vào 50ml dung dịch HCl 0,48M. Sau phản ứng thu được V lít khí (đktc). Giá trị V là:
a. 0,3136	b. 0,3808	c. 0,3584	d. 0,3696
* Dạng 5: Tổng hợp thi đại học nhiều nhất.
Câu 44(DHB 2011): Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: 	A. 1,6. 	B. 1,2. 	C. 1,0. 	D. 1,4. 
Câu 45(DHA 2012): Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:
A. 3,94 gam. 	B. 7,88 gam. 	C. 11,28 gam. 	D. 9,85 gam.
Bài 46: Sục 3,36 lít SO2 vào dung dịch NaOH (đủ để hấp thụ hết SO2) thu được dung dịch X. Đổ Br2 dư vào dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn rồi thêm Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị m là:
a. Không tính được.	b. 34,95 gam	c. 32,55 gam	d. 35,25 gam
Bài 47: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 200ml dung dịch (BaCl2 xM, NaOH 2M), sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch A. Cho H2SO4 vừa đủ vào dung dịch A xuất hiện thêm 23,3 gam kết tủa và khí. Giá trị của V và x là:
a. 6,72 lít và 1M	b. 5,6 lít và 1M	c. 4,48 lít và 0,5M	d. 5,6 lít và 0,5M
Bài 48: Dẫn hỗn hợp khí X(H2,CO) qua bột CuO dư, nung nóng, dẫn hỗn hợp hơi và khí qua dung dịch (NaOH, Ca(OH)2 dư) thấy khối lượng dung dịch giảm bằng 0,625 khối lượng của X. Tỉ lệ của H2:CO trong X là:
a. 1:1	b. 2:1	c. 2:3	d. 1:3
Bài 49: Hỗn hợp X gồm (CO, CO2), sục V lít X vào 200ml dung dịch Y (KOH 2M, CaCl2 aM) thấy xuất hiện 10 gam kết tủa. Dẫn V lít X qua bột (CuO,Fe2O3) dư nung nóng thu được khí Z. Sục Z vào 200ml dung dịch Y, thấy xuất hiện 5 gam kết tủa.Giá trị V là:
a. 4,48 lít	b. 5,6 lít	c. 7,84 lít	d. 6,72 lít
Bài 50: Hỗn hợp X gồm (CO,CO2), dẫn X qua bột CuO nung nóng, sau phản ứng thấy khối lượng rắn giảm 0,8 gam và thu được khí Z duy nhất. Dẫn Z qua 200ml dung dịch Y (KOH 2M, CaCl2 1M), sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa. Tỉ lệ của CO:CO2 trong X là:
a. 1:1	b. 2:3	c. 1:6	d. 2:5	
Bài 51: Nung nóng hỗn hợp X(FeCO3, Fe(NO3)2 tỉ lệ mol 1:1) trong bình kín tới khối lượng rắn không đổi, thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn Y bằng NaOH vừa đủ, sau phản ứng dung dịch chỉ chứa 26 gam muối trung hòa. Khối lượng hỗn hợp X là:
a. 29,6 gam	b. 14,8 gam	c. 59,2 gam	d. 40,29 gam
Bài 52: Thêm m gam một muối khan X vào 200 ml dung dịch (Na+ 1M, K+ 1M, Cl- và HCO3- 1M), khuấy đều thu được dung dịch A (không có khí sinh ra và không có kết tủa). Cô cạn dung dịch A ở 120oC thu được 39,3 gam chất rắn khan. Ngưng tự sản phẩm bay hơi khi cô cạn thấy còn lại 4,48 lít khí duy nhất (đktc). Công thức của X và giá trị m là:
a. KHCO3 và 20 gam	b. CaCO3 và 19,8 gam	c. Ca(HCO3)2 và 16,2 gam	d. KHSO3 và 24 gam
Bài 53: Đổ từ từ 200ml dung dịch A (Na2CO3 1M và K2CO3 xM) vào 200 ml dung dịch (Na+ 1M, Ba2+ 1M, Ca2+ 1M, Cl- 2,5 M và HCO3-) thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Đổ thêm 100 ml dung dịch A vào B, sau phản ứng thấy nồng độ CO32- trong dung dịch bằng ¼ nồng độ của HCO3-. Giá trị x là:
a. 0,75 M	b. 1,125M	c. 2,625M	d. 2,5M
Bài 54: Nung nóng hỗn hợp X(FeCO3, Fe(NO3)2 tỉ lệ mol 1:1) trong bình kín tới khối lượng rắn không đổi, thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn Y bằng 200ml dung dịch Ca(OH)2 0,875M, sau phản ứng xuất hiện 5 gam kết tủa và dung dịch A chứa 3 loại muối. Khối lượng hỗn hợp X là:
a. 29,6 gam	b. 14,8 gam	c. 59,2 gam	d. 40,29 gam
Bài 55 : Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12lít CO2 (đktc). Nồng độ mol/l của Na2CO3 trong dung dịch là :
A. 0,5M	B. 0,75M	C. 1,5 M	D. 1,25M
Bài 56 : Đổ 200ml (NaOH xM, BaCl2 1M) vào 200ml (NaHCO3 yM, Na2CO3 0,5M) sau phản ứng thu được 29,55 gam kết tủa và dung dịch A. Thêm HCl vào A thấy thoát ra tối đa 3,36 lít khí. Giá trị x và y là :
a. 0,25 và 1	b. 0,5 và 0,5	c. 0,25 và 0,5	d. 0,5 và 1
Bài 57: Đổ từ từ 200ml (KHSO4 xM, Na2SO4 yM) vào 200ml (Ba(HCO3)2 1M, NaHCO3 1M) thu được 4,48 lít khí, m gam kết tủa và dung dịch A. Thêm Ba(OH)2 dư vào A xuất hiện thêm 125,4 gam kết tủa. Giá trị x,y là:
a. 1 và 1	b. 0,2 và 0,2	c. 0,15 và 0,15	d. 1M và 0,5M
Bài 58: Đổ từ từ 200ml (KHSO4 xM, Na2SO4 0,5M) vào 200ml (NaHCO3 yM, K2CO3 0,5M), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch B. Đổ Ba(OH)2 dư vào B thu được 101,25 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị x và y là:
a. 1,25 và 0,25	b. 1,25 và 0,75	c. 1 và 0,25	d. 1 và 0,75
Bài 59: Đổ từ từ 200ml (KHSO4 xM, Na2SO4 0,5M) vào 200ml (NaHCO3 yM, K2CO3 1M), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch B. Đổ Ba(OH)2 dư vào Y thu được 134,4 gam kết tủa. Giá trị x và y là:
a. 1,75 và 0,75	b. 1,25 và 0,75	c. 1,25 và 0,5	d. 1,75 và 0,75
Bài 60(DH 2013): Đổ từ từ 100 ml (KHSO4 xM, Na2SO4 0,5M) vào 200ml (KHCO3 yM, Na2CO3 zM), sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch B. Chia B thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 phản ứng với BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa. Phần 2 phản ứng với Ba(OH)2 dư thu được 76,15 gam kết tủa. Giá trị x,y,z là:
a. 1,5 ; 0,75 ; 0,5	b. 1,5 ; 0,5 ; 0,5	c. 2 ; 0,75 ; 0,5	d. 2 ; 0,5 ; 0,5
Câu 61 (DHB 2007): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: 
A. 5,8 gam. 	B. 6,5 gam. 	C. 4,2 gam.	D. 6,3 gam.
Câu 62(DHA 2008): Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là:
A. 0,55. 	B. 0,60. 	C. 0,40.	 D. 0,45.
Bài 63: Dẫn X gồm (CO2, SO2) qua 200ml nước Br2 2M, sau phản ứng thấy nồng độ Br2 giảm một nửa(coi thể tích dung dịch không đổi khi phản ứng ). Mặt khác sục X qua Ca(OH)2 dư thu được 32gam kết tủa. Tỉ lệ CO2:SO2 trong X là:
a. 1:1	b. 2:1	c. 3:2	d. 2:3
Bài 64: X gồm CO2,SO2 tỉ lệ mol 2:1, dẫn X qua nước Br2 vừa đủ thu được dung dịch Y và V lít khí thoát ra. Sục V vào dung dịch KOH vừa đủ tạo dung dịch muối trung hòa Z. Đổ từ từ Y vào Z được 4,48 lít khí ở đktc. Số mol SO2 trong X là:
a. 0,2 mol	b. 0,3 mol	c. 0,15 mol	d. 0,1 mol
Bài 65: Dẫn a mol (CO2,SO2 tỉ khối hơi so với H2 bằng 24) qua nước Br2 vừa đủ thu được dung dịch A và V lít khí thoát ra. Sục V vào dung dịch chứa 1,2a mol KOH, thu được dung dịch B. Đổ từ từ A vào B thu được V1 lít khí. Tỉ lệ V1:V là:
a. 1:2	b. 1:1	c. 2:3	d. 3:4
Bài 66: Dẫn hỗn hợp X (CO2,SO2) nước Br2 vừa đủ thu được dung dịch A và V lít khí thoát ra. Sục V vào 200ml (Ca(OH)2 1M và NaOH 1M) thu được 10 gam kết tủa và dung dịch B. Đổ từ từ A vào B thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tỉ lệ mol CO2:SO2 trong X là:
a. 10:1	b. 1:10	c. 5:1	d. 5:1
Bài 67: Sục 5,6 lít (CO2,SO2) qua nước Br2 vừa đủ thu được dung dịch A và thoát ra 3,36 lít khí X. Sục khí X vào 200ml (NaOH 2M, K2CO3 0,5M) thu được dung dịch Y. Đổ từ từ A vào Y thu được V lít khí ở đktc. V bằng:
a. 3,36 lít	b. 1,12 lít	c. 2,24 lít	d. 4,48 lít
Bài 68: Có thể dùng nhưng hóa chất nào sau đây để nhận biết các khí mất nhãn sau: CO2, SO2, O2, H2.
a. Dung dịch Br2, dung dịch NaOH, tàn đóm.	b. Dung dịch thuốc tím, dung dịch Ba(OH)2
c. Dung dịch KMnO4, dung dịch Ba(OH)2, tàn đóm.	d. Không thể nhận biết được.
Bài 69: Có thể dùng hóa chất nào để làm sạch khí CO2 có lẫn các tạp chất: hơi nước, SO2, H2S.
a. Dung dịch KMnO4 và CaCl2 khan.	b. dung dịch Br2, H2SO4đặc.
c. Dung dịch KMnO4 và Ca(OH)2	d. chọn a và b
Bài 70: Nhiệt phân hỗn hợp rắn (NaNO3, Na2CO3, NaCl, Fe(NO3)2) tới phản ứng hoàn toàn thì rắn thu được gồm:
a. NaNO2, Na2O, NaCl, FeO	b. NaNO2, Na2CO3, NaCl, Fe2O3	
c. NaNO2, Na2O, NaCl, Fe2O3	d. NaNO3, NaCl, Na2CO3, Fe2O3
Bài 71: Nhận xét không đúng về khí CO2 và SO2:
- Phân tử đều không phân cực.	- Trong phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực.
- SO2 dễ tan trong nước hơn CO2.	- Hỗn hợp (CO2,SO2) làm mất màu nước Br2.
- Nhận biết riêng biệt được CO2 và SO2 qua Ca(OH)2.	
- CO2,SO2 đều là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
a. 6	b. 4	c. 3	d. 2

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_toan_CO2.doc