Bài tập Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào Giáo viên Nguyễn Ngọc Cảnh 1 BÀI TẬP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO Bài 1. a) Theo dõi 3 nhóm tế bào sinh dục sơ khai đang nguyên phân, sau cùng một khoảng thời gian người ta nhận thấy: nhóm A gồm 1 4 số tế bào đã nguyên phân 3 lần; nhóm B gồm 1 3 số tế bào đã nguyên phân 4 lần, nhóm C gồm các tế bào còn lại đã nguyên phân 5 lần; tất cả tạo thành 2480 tế bào con. Hãy xác định số tế bào đã tham gia nguyên phân. b) Nhuộm màu các tế bào con của nhóm A đang ở lân nguyên phân thứ 3 đếm được 1920 NST đơn đang di chuyển về các cực tế bào. Xác định bộ NST 2n của loài. c) Số loại giao tử không mang NST nào của ông nội là bao nhiêu? Khả năng xuất hiện một hợp tử mang 1 NST có nguồn gốc từ ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ bà ngoại là bao nhiêu? Bài 2. Ở thỏ có bộ NST 2n = 44. Quan sát hai nhóm tế bào sinh trứng đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục, người ta nhận thấy: - Nhóm 1 có 880 NST kép đang xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, trong đó số NST kép xếp thành một hàng nhiều hơn số NST kép xếp thành 2 hàng là 176. - Nhóm 2 có 1188 NST đang phân li về các cực của tế bào, trong đó số NST kép đang phân li nhiều hơn số NST đơn đơn đang phân li là 660. a) Xác định các tế bào của mỗi nhóm đang ở kì phân bào nào? b) Tính số lượng tế bào ở mỗi kì đã được xác định trên. Bài 3. Có 4 hợp tử thuộc cùng một loài là A, B, C và D. - Hợp tử A nguyên phân một số đợt liên tiếp cho các tế bào con, số tế bào con này bằng ¼ số NST có trong một hợp tử khi nó chưa tiến hành nguyên phân. - Hợp tử B nguyên phân tạo ra các tế bào con với tổng số NST đơn nhiều gấp 4 lần số NST đơn của một tế bào con. - Hợp tử C nguyên phân cho các tế bào con cần nguyên liệu tương đương 480 NST đơn - Hợp tử D nguyên phân tạo ra các tế bào con chứa 960 NST đơn cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới cung cấp trong quá trình nguyên phân này. Tất cả các tế bào con được hình thành nói trên chứa 1920 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. b) Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử A, B, C và D. c) Giả thiết: Tốc độ nguyên phân của hợp tử A và B tăng dần đều, thời gian của đợt phân bào sau kém hơn thời gian của phân bào trước là 2 phút. Tốc độ nguyên phân của hợp tử C và D giảm dần đều, thời gian của đợt phân bào sau nhiều hơn thời gian của lần phân bào trước là 2 phút. Tính thời gian nguyên phân liên tiếp nói trên của mỗi hợp tử. Biết rằng thời gian đợt phân bào đầu tiên của mỗi hợp tử đều là 20 phút. Bài 4. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 3024 nhiễm sắc thể đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia vào đợt phân bào tại vùng chín so với số nhiễm sắc thể đơn có trong một giao tử tạo ra là 4/3. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra một số hợp tử. Biết rằng số hợp tử tạo ra ít hơn số nhiễm sắc thể đơn bội của loài. Bài tập Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào Năm học 2016 - 2017 2 a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. b) Xác định số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu? c) Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên. Biết giảm phân xảy ra bình thường không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Bài 5. Ở gà (2n = 78), xét 3 tế bào sinh dục sơ khai (A, B, và C) của cùng một cơ thể, ở vùng sinh sản đang thực hiện nguyên phân. Số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi tế bào A và gấp 3 tế bào C. Do tế bào B trong lần nguyên phân cuối cùng có một số tế bào không tham gia nguyên phân, nên tổng số tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên giảm đi 6 tế bào. Chỉ có 3/5 trong tổng số các tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên chuyển qua vùng sinh trưởng và vùng chín để giảm phân tạo giao tử. Biết rằng trong quá trình nguyên phân của 3 tế bào trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 5226 NST đơn. a) Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi tế bào A, B và C. b) Trong tất cả các giao tử được tạo ra chứa bao nhiêu NST giới tính X. Bài 6. Trong cơ quan sinh sản của một loài động vật, tại vùng sinh sản có 5 tế bào sinh dục A, B, C, D và E trong cùng một thời gian đã phân chia liên tiếp một số lần và môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 702 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều chuyển sang vùng chín giảm phân và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương với 832 NST đơn để hình thành 128 giao tử. Xác định bộ NST 2n của loài và giới tính của cá thể trên. Bài 7. Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử lưỡng bội bình thường. Xác định: a) Số hợp tử hình thành. b) Số lượng tế bào sinh tinh và sinh trứng cần thiết cho tế bào cho quá trình thụ tinh. c) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái. d) Nếu trong quá trình phát sinh tinh trùng có 1 cặp NST trao đổi đoạn 1 chỗ, một cặp NST khác trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc. Tìm số loại giao tử tạo ra ở gà trống, gà mái? Số kiểu hợp tử hình thành là bao nhiêu? Bài 8. Tổng số tế bào sinh tinh và sinh trứng của một loài bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn số NST đơn trong các trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử lưỡng bội bình thường. Khi không có trao đổi đoạn và không có đột biến loài đó tạo nên 219 loại trứng. a) Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và từ một tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào đã trải qua mấy được nguyên phân. b) Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng c) Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái để tạo trứng là bao nhiêu? Bài 9. Bài tập Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào Giáo viên Nguyễn Ngọc Cảnh 3 Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 720 NST đơn, các tế bào này đều nguyên phân liên tiếp một số đợt liên tiếp bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số lượng NST đơn trong bộ đơn bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng giảm phân cho các tinh trùng bình thường. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10% khi giao phối với các cá thể cái đã tạo nên các hợp tử với tổng số NST đơn là 4608 lúc chưa nhân đôi. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Cứ một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử lưỡng bội bình thường. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. b) Số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực và số lượng tế bào sinh tinh trùng. c) Để hoàn tất quá trình thụ tinh cần có bao nhiêu tế bào sinh trứng? Bao nhiêu tế bào sinh dục sơ khai cái chưa bước vào vùng chín? Nếu cho rằng các tế bào sinh dục sơ khai đều có số đợt nguyên phân bằng nhau. Bài 10. Ở một loài động vật, một tế bào sinh dục (2n) thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 15300 NST đơn. Các tế bào sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều đều giảm phân bình thường tạo ra 512 tinh trùng chứa NST giới tính Y. a) Xác định số NST đơn trong bộ lưỡng bội của loài. b) Giả thiết rằng sự giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục của cá thể cái, mỗi cặp NST tương đồng đều gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau, sự trao đổi đoạn tại 1 điểm xảy ra ở 2 cặp NST thường và sự đột biến dị bội thể xảy ra ở lần giảm phân I của cặp NST giới tính. Khả năng cá thể cái có thể tạo ra bao nhiêu loại trứng? c) Nếu cho cá thể này thụ tinh, khả năng có thể hình thành bao nhiêu kiểu hợp tử? Biết rằng cá thể đực giảm phân bình thường và không có trao đổi đoạn. Bài 11. 10 tế bào sinh dục của 1 cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều chuyển qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường tế bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% nên đã tạo ra 128 hợp tử lưỡng bội bình thường. a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b) Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử này. c) Các hợp tử chia thành 2 nhóm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào. Bài 12. Trong tinh hoàn của một gà trống có 6250 tế bào sinh dục đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng khi ấp chỉ có 32 gà con. a) Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b) Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân? Bài tập Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào Năm học 2016 - 2017 4 c) Số trứng không nở có bộ NST như thế nào? Biết ở gà 2n = 78. Bài 13. Theo dõi quá trình sinh sản của một tế bào sinh dưỡng và một tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản trong cơ thể một sinh vật người ta nhận thấy tốc độ phân bào của tế bào sinh dục nhanh gấp 3 lần tốc độ phân bào của tế bào sinh dưỡng. Sau một thời gain phân bào như nhau người ta nhận thấy môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình phân bào của 2 tế bào trên tất cả 3108 NST đơn. a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b) Số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào trong lần phân bào đã cho. Bài 14. Theo dõi quá trình phân bào liên tiếp của một hợp tử trong thời gian 60 giây, người ta thấy tốc độ phân bào giảm dần đều. Biết rằng thời gian của lần phân bào cuối cùng nhiều hơn lần phân bào đầu tiên là 2,8571 giây và số lần phân bào trong khoảng thời gian trên là 14 lần. a) Xác định thời gian của lần phân bào đầu tiên và lần phân bào cuối cùng. b) Tính số lượng NST giới tình là NST thường tạo ra từ nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp cho lần nguyên phân thứ 9 của hợp tử đó, biết rằng hợp tử này là một trứng gà đã được thụ tinh. Bài 15. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bốn tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm kí hiệu là A, B, C và D đang phân bào. Số tế bào con từng xuất hiện trong quá trình phân bào của mỗi tế bào con theo thứ tự trên lần lượt có tỷ lệ 1 : 5 : 10 : 21. Tổng số NST chứa trong các tế bào con đã từng xuất hiện là 1776. Xác định: a) Số lần phân bào và số tế bào con của mỗi tế bào A, B, C và D. b) Số tế bài phát sinh từ mỗi tế bào A, B, C và D đi vào lần phân bào cuối cùng. c) Số thoi vô sắc đã được hình thành qua 4 lần phân bào của 4 tế bào A, B, C và D. Bài 16. a) Ở các cá thể cái của một loài sinh vật giả thiết rằng chỉ có 1 cặp NST tương đồng xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm trong giảm phân, nên khi kết hợp với các loại giao tử bình thường của cá thể đực (giảm phân không có trao đổi đoạn và đột biến) đã tạo được 512 kiểu hợp tử. Biết rằng các NST đơn trong từng cặp tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. Tìm bộ NST 2n của loài. b) Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp 4 lần ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và tất cả các tế bào con đều chuyển qua vùng chín để tạo giao tử. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn ở vùng nói trên? Số lượng tinh trùng được hình thành là bao nhiêu?
Tài liệu đính kèm: