Bài tập Chuyên đề Kim loại

doc 29 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1888Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Chuyên đề Kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Chuyên đề Kim loại
A. LÍ THUYẾT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI
Câu:Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại là
A. lớp electron ngoài cùng thường có chứa 1, 2 hoặc 3 e và bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ.
B. lớp electron ngoài cùng thường có chứa 5, 6 hoặc 7 e và bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ.
C. lớp electron ngoài cùng thường có chứa 1, 2 hoặc 3 e và bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ.
D. lớp electron ngoài cùng thường có chứa 5, 6 hoặc 7 e và bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ.
Câu:Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do
A. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và ion âm.
B. các electron tự do gắn kết các ion dương kim loại với nhau.
C. có sự dùng chung các cặp electron.
D. có lực hút Van-dec-van giữa các nguyên tử kim loại.
Câu : Những tính chất vật lí chung quan trọng của kim loại là: tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện và ánh kim. Nguyên nhân những tính chất vật lí chung đó là 	
A. trong kim loại có nhiều electron độc thân.
B. trong kim loại có các ion dương chuyển động tự do.
C. trong kim loại có các electron chuyển động tự do.
D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại.
Câu : Mạng tinh thể kim loại gồm có 
A. ion dương và các electron độc thân.
B. ion dương và các electron tự do.
C. ion dương và các ion âm.
D. các ion dương.
Câu 5: Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì
A. các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.
B. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên rất dễ hấp thụ các tia sáng.
C. các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta nhìn thấy được.
D. tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.
Câu:Kim loại nào nhẹ nhất?
A. Li.
B. Be.
C. Al.
D. Os.
Câu:Kim loại nào dễ nóng chảy nhất?
A. Na.
B. W.
C. Hg.
D. Ca.
Câu:Những kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi đặc điểm nào sau đây?
A. Có tỉ khối khác nhau.
B. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
C. Mật độ electron tự do khác nhau.
D. Mật độ các ion dương khác nhau.
Câu 10: Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của các kim loại thay đổi theo chiều
A. tăng.
B. giảm.
C. không thay đổi.
D. vừa tăng vừa giảm.
Câu 18: Liên kết hoá học trong hợp kim chủ yếu là
1. liên kết ion.
2. liên kết cộng hóa trị.
3. liên kết kim loại.
4. liên kết hiđro.
5. liên kết cho nhận
A. 1, 2
B. 2, 4
C. 4, 5
D. 2, 3
Câu : Những điều khẳng định nào sau đây không đúng?
1. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim kém hơn của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
2. Hợp kim thường cứng và giòn hơn các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
3. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 1, 2.
Câu : Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Li, Na, Ca. 	B. Na, K, Mg. 	C. Be, Mg, Ca. 	D. Li, Na, K.
Câu : Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Ca.	B. Na, K, Ba.	C. Li, Na, Mg.	D. Mg, Ca, Ba.
Câu : Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ cứng của các kim loại sau: Na, Rb, Mg, Ca, Fe?
A. Fe, Mg, Ca, Na, Rb	B. Rb, Na, Ca, Mg, Fe.
C. Fe, Ca, Mg, Rb, Na	D. Na, Rb, Mg, Ca, Fe
Câu : Cho các nguyên tử Au, Ag, Mg, K, Al, Fe, Cu, Cs, Zn, W, Cr. So sánh nào về bán kính nguyên tử, độ dẫn điện, tính cứng, tính khử của các nguyên tử trên không chính xác?
A. Về tính cứng Cs Cu > Au > Al > Fe
C. Về bán kính Mg Mg > Al > Zn > Cr 
Câu : Các ion Ca2+, Cl-, K+, P3-, S2- đều có chung cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s23p64s2.
B. 1s22s22p63s23p5.
B. 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s23p6.
Câu : Có 4 ion Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là
A. Fe2+.
B. Fe3+.
C. Al3+.
D. Ca2+.
Câu : Ion M 3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3d5. Cấu hình electron của M là 
A. 1s22s22p63s23p63d64s2	B. 1s22s22p63s23p64s23d8
C. 1s22s22p63s23p63d54s24p1	D. 1s22s22p63s23p63d8
Câu : Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1.	B. [Ar]3d64s2.	C. [Ar]3d64s1.	D. [Ar]3d34s2.
Câu: Ion Xn+ tồn tại trong dung dịch và có cấu hình electron là [Ar] 3d10. Vậy số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X
A. là 1 hoặc 2.	B. chỉ có thể là 1.	C. là 3.	D. chỉ có thể là 2.
Câu : Cấu hình electron được viết đúng là:
A. B. 
C. D. 
Câu : Cho các nguyên tố sau: 12Mg, 19K, 26Fe và 7N. Nguyên tố có số electron độc thân nhiều nhất là
	A. Mg.	B. K.	C. Fe.	D. N.
Câu : Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB.	B. chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB.	D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2.	B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
C. [Ar]3d9 và [Ar]3d3.	D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2.
Câu : Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau: 
X: 1s22s22p63s1 ; Y : 1s22s22p63s23p1 và Z: 1s22s22p63s23p64s2. Sự sắp xếp đúng với tính bazơ giảm dần của các hiđroxit là
A. XOH > Z(OH)2 > Y(OH)3.	B. Y(OH)3 > Z(OH)2 > XOH.
C. Z(OH)2 > Y(OH)3 > XOH.	D. Z(OH)2 > XOH > Y(OH)3. 
Câu : Hợp chất X2O có tổng số hạt cơ bản là 92, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là nguyên tố 
	A. K.	B. N.	C. Na.	 D. Ag.
Câu : Trong các nguyên tử và ion : Ne, Na, Mg, Al , Al3+ , Mg2+ , Na+ , O2- , F-,hạt có bán kính lớn nhất và hạt có bán kính nhỏ nhất là
	A. O2-, Na+ 	B. Al3+ , O2- 	C. Na, Ne 	D. Na, Al3+
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI
1. Nhận biết,tách chất
Câu2: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, K, Na.	B. Fe, Al2O3, Mg.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Zn, Al2O3, Al.
Câu : Để phân biệt các chất rắn Fe, Ag, CuO, FeS, Fe3O4 trong các bình mất nhãn, ta có thể dùng dung dịch
	A. HCl.	B. HNO3 loãng.	
	C. H2SO4 đặc, nguội.	D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu : Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng H2O có thể phân biệt được bao nhiêu kim loại:
A. 0	B. 3	C. 1	D. 5
Câu : Có một hỗn hợp gồm Cu và Ag. Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để thu được Ag tinh khiết?
	A. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch AgNO3 dư.
	B. Đốt hỗn hợp đó bằng oxi dư sau đó hòa hỗn hợp vào dung dịch HCl dư.
	C. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch muối của Fe3+ dư.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu : Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột Ag, Cu, Fe (khối lượng Ag không đổi), cần dùng dung dịch nào sau đây lấy dư?
A. AgNO3.
B. HNO3.
C. H2SO4 đặc, nóng.
D. FeCl3.
Câu : Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
C. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
 D. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng
2. Tổng hợp
Câu : Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3. 	B. Al(OH)3. 	C. K2CO3. 	D. BaCO3.
Câu : Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao.
Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, Mg.	B. Cu, Fe, Zn, MgO.
C. Cu, FeO, ZnO, MgO.	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu : Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO
thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả
sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. Mg, Al, Fe, Cu.	B. Mg, Fe, Cu.	C. MgO, Fe, Cu.	D. MgO, Fe3O4, Cu.
Câu : Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
 A. 3 đơn chất.	B. 2 đơn chất và 2 hợp chất.
C. 1 đơn chất và 2 hợp chất.	D. 2 đơn chất và 1 hợp chất
Câu : Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dung dịch AgNO3 dư (Coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là
A. 7.	B. 9.	C. 8.	D. 6.
Câu: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch
Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa
A. Fe(OH)3.	B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.	D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
Câu: Hoà tan hỗn hợp bột gồm Fe, Zn, Cu trong dung dịch H2SO4 20% (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn gồm
A. BaSO4, Fe2O3, ZnO	 B. BaSO4, FeO	C. Fe2O3, CuO	D. BaSO4, Fe2O3
Câu: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư)
rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu: Có các dung dịch: AlCl3, Cu(NO3)2, FeCl3, FeCl2, Na2SO4 đựng trong các lọ riêng biệt. Cho rất từ từ dung dịch NH3 đến dư vào các dung dịch trên. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu lọ thu được kết tủa?
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Zn.	B. Mg.	C. Fe.	D. Al.
Câu: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.	B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
C. MgSO4.	D. MgSO4 và FeSO4.
Câu : Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là:
A. 9	B. 8	C. 6	D. 7
Câu : Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu
được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)3.	B. Fe(NO3)2.	C. HNO3.	D. Cu(NO3)2.
Câu: Cho hỗn hợp Fe, Cu, Ag vào HNO3 đặc, đun nóng cho tới phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa 1 muối. Muối đó là
	A. Fe(NO3)3.	B. Fe(NO3)2. 	C. Cu(NO3)2.	D. AgNO3.
Câu: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và
NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
A. (1), (3), (5). 	B. (1), (2), (3). 	C. (1), (3), (4). 	D. (1), (4), (5).
Câu : Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:
A. (1), (4), (5).	B. (2), (3), (4).	C. (2), (5), (6).	D. (1), (3), (6).
Câu : Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. Zn, Cu, Fe.	B. MgO, Na, Ba.	C. Zn, Ni, Sn.	D. CuO, Al, Mg.
Câu: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Zn, Cu, Mg.	B. Al, Fe, CuO.	C. Hg, Na, Ca.	D. Fe, Ni, Sn.
Câu: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Zn.	B. Al.	C. Fe.	D. Ag.
Câu : Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng)	(b) FeS + H2SO4 (loãng) 
(c) MnO2 + HCl (đặc) 	(d) Cu + H2SO4 (đặc)
(e) Al + H2SO4 (loãng) 	(g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 6.
Câu : Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
 A. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.	B. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
C. Al tác dụng với CuO nung nóng.	D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
Câu : Nhận định nào sau đây là sai?
	A. Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hết trong H2O.
	B. Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
	C. Hỗn hợp FeS và CuS không thể tan hết trong dung dịch HCl.
D. Hỗn hợp Cu và Zn có thể tan hết trong dung dịch NH3
Câu : Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm:
A. CuO, Fe2O3, Ag	B. CuO, FeO, Ag
C. NH4NO2, CuO, Fe2O3, Ag	D. CuO, Fe2O3, Ag2O
Câu : Khi cho hỗn hợp MgSO4, Ba3(PO4)2, FeCO3, FeS, Ag2S vào dung dịch HCl dư thì phần không tan chứa
A. FeS, AgCl, Ba3(PO4)2.	B. FeS, AgCl, BaSO4 .
C. Ag2S, BaSO4.	D. Ba3(PO4)2,Ag2S.
Câu : Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2S và dung dịch Pb(NO3)2; H2S và dung dịch ZnCl2; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu : Dãy gồm toàn các chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. CaCO3 , CuS , Mg(OH)2	B. Fe2O3 , KMnO4 , FeS, Fe(NO3)3
C. AgNO3 , MgCO3 , BaSO4	D. BaSO3; NaClO; CaOCl2, KMnO4, Fe(NO3)2
Câu: Cho các sơ đồ phản ứng sau 
	X1 + X2 → X4 + H2 
 	X3 + X4 → CaCO3 + NaOH 
	X3 + X5 + X2 → Fe(OH)3 + NaCl + CO2
Các chất thích hợp với X3, X4, X5 lần lượt là
 A. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl2 	B. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl3 
 C. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl2 	D. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl3
Câu : Kim loại nào tan được trong tất cả các dung dịch sau: HCl, HNO3 đặc nguội, NaOH, FeCl3, dung dịch hỗn hợp KNO3 và KHSO4.
A. Zn	B. Mg	C. Al	D. Cu
III. DÃY ĐIỆN HÓA KIM LOẠI
	1.Một kim loại tác dụng với 1 muối
Câu : Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Cu.	B. kim loại Mg.	C. kim loại Ba.	D. kim loại Ag.
Câu : Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Ba.	B. K.	C. Na.	D. Fe.
Câu : Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 được dung dịch X. Cho Fe dư vào dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa:
A. Fe(NO3)3 	 B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2 	D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Câu : Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm muối:
A. Fe(NO3)2; AgNO3 	B. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2 	D. Fe(NO3)3, AgNO3
2.Một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối
Câu : Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4, CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X chỉ có 1 kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. 
Phản ứng kết thúc khi nào?
A. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
B. FeSO4 dư, CuSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
D. CuSO4 và FeSO4 hết, Mg dư.
Câu : Cho Mg đến dư vào dung dịch chứa đồng thời Cu2+, Fe3+ và Ag+. Chọn các phản ứng lần lượt xảy ra ứng với thí nghiệm trên (theo thứ tự) trong các phản ứng sau đây?
a) Mg + 2Fe3+ ® Mg2+ + 2Fe2+
b) Mg + Cu2+ ® Mg2+ + Cu 
c) Mg + Fe2+ ® Mg2+ + Fe
d) Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu
e) Fe2++ Ag+ ® Fe3+ + Ag
f) Mg + 2Ag+ ® Mg2+ + 2Ag
g) 3Mg + 2Fe3+ ® 3Mg2+ + 2Fe
A. f, b, g.
B. f, a, e, g, d.
C. f, a, b, c.
D. f, g, b, d.
3.Hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 muối
Câu : Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.	B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
C. Fe(NO3)2 và AgNO3.	D. AgNO3 và Zn(NO3)2.
C	Câu : Cho hỗn hợp gồm các kim loại M, X vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa gồm 2 kim loại là M, Cu và dung dịch chứa 2 muối M(NO3)2 và X(NO3)2. Sự sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của các kim loại là
	A. X, Cu, M. B. M, Cu, X. 	C. Cu, M, X. 	D. Cu, X, M. 
Câu : Cho hỗn hợp Zn, Cu vào dung dịch Fe3+ có dư.
	Chọn các phản ứng lần lượt xảy ra ứng với thí nghiệm trên (theo thứ tự) trong các phản ứng sau đây?
a) 3Zn + 2Fe3+ ® 3Zn2+ + 2Fe
b) Zn + 2Fe3+ ® Zn2+ + 2Fe2+ 
c) Zn + Fe2+ ® Zn2+ + Fe
d) Cu + 2Fe3+ ® 3Cu2+ + 2Fe 
e) 3Cu + 2Fe3+ ® Fe3+ + Ag
f) Zn + Cu2+ ® Zn2+ + Cu
g) Fe + 2Fe3+ ® 3Fe2+
A. b, d
B. a, g, e
C. a, e
D. b, c, g, d
Câu : Cho hợp kim Al-Fe-Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. Fe.
B. Al.
C. Cu.
D. Al và Cu.
Câu : Cho hợp kim Zn-Mg-Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là
A. Zn, Mg, Cu.
B. Zn, Mg, Ag.
C. Mg, Ag, Cu.
D. Zn, Ag, Cu.
Câu :Cho hỗn hợp Al, Mg vào dung dịch FeSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Thành phần của X, Y phù hợp với thí nghiệm là
A. X: Al, Mg, Fe
Y: Al3+, SO42-.
B. X: Mg, Fe
Y: Al3+, SO42-.
C. X: Mg, Fe
Y: Al3+, Mg2+, SO42-.
D. X: Fe
Y: Al3+, Mg2+, Fe2+, SO42-.
Câu : Cho hỗn hợp Zn, Fe vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 ion. Phản ứng kết thúc khi nào?
A. Zn chưa tan hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã hết.
B. Zn tan hết, Fe còn dư, CuSO4 đã hết.
C. Zn vừa tan hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 vừa hết.
D. Zn và Fe đều tan hết, CuSO4 vừa hết.
4.Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp muối
Câu : Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Fe, Ag.	B. Fe, Cu, Ag.	C. Al, Cu, Ag.	D. Al, Fe, Cu.
Câu : Cho hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là
A. Fe, Cu(NO3)2 và AgNO3	B. Mg, Fe và Cu(NO3)2
C. Mg, Cu(NO3)2 và AgNO3	D. Mg, Fe và AgNO3
5. Tổng hợp
Câu : Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.
Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Ag, Cu2+. 	B. Ag, Fe3+. 	C. Zn, Ag+. 	D. Zn, Cu2+.
Câu : Biết thứ tự các cặp oxi hóa khử sau: 
	Al3+/Al	 Fe2+/Fe Ni2+/Ni Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+/Ag
Số kim loại trong dãy trên có khả năng khử được Fe3+ về Fe là
A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4. 
Câu : Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí của một số cặp oxi hóa-khử được sắp xếp như sau: Na+/Na; Mg2+/Mg; Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong số các kim loại Na, Mg, Al, Fe, Ag, thì kim loại phản ứng được với dung dịch Ni(NO3)2 là
	A. Na, Mg, Al, Fe , Ni, Ag.	B. Na, Mg, Al, Fe , Ni	.	
	C. Na, Mg, Al, Fe.	D. Na, Mg, Al.
Câu : Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Fe, Cu.	B. Mg, Fe2+, Ag.	C. Fe, Cu, Ag+.	D. Mg, Cu, Cu2+.
Câu : Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+
đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.	B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
C. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.	D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
Câu : Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là 
A. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.	 B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
 C. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.	D. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
Câu : Cho 3 phương trình ion rút gọn: 
	(1) Cu2+ + Fe Cu + Fe2+ ; 
 (2) Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+ 
	(3) Fe2+ + Mg Fe + Mg2+. 
Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu.	B. Tính oxi hóa của: Fe3+> Cu2+> Fe2+ > Mg2+.
C. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe.	D. Tính khử của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+.
Câu : Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1)	AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(2)	Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+.	B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.	D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Câu : Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
 X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2;
Y + XCl2 → YCl2 + X.
Phát biểu đúng là:
A. Kim loại X khử được ion Y2+.	B. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.	D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.
Câu : Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. B. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -.
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. D. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
Câu : Mệnh đề không đúng là:
A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
B. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Fe2+ oxi hoá được Cu.
Câu : Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch FeCl3.	B. Cu và dung dịch FeCl3.
C. Fe và dung dịch CuCl2.	D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.
Câu : Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:
(a) Fe3O4 và Cu (1:1);
(b) Sn và Zn (2:1);
(c) Zn và Cu (1:1);
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1);
(e) FeCl2 và Cu (2:1);
(g) FeCl3 và Cu (1:1).
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu : Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
A. AgNO3 (dư).	B. NaOH (dư).	C. NH3(dư).	D. HCl (dư).
Câu : Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3.	B. Fe + dung dịch HCl.
C. Cu + dung dịch FeCl2.	D. Fe + dung dịch FeCl3.
Câu : X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Mg, Ag.	B. Fe, Cu.	C. Cu, Fe.	D. Ag, Mg.
Câu : Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu : Cho hai muối X, Y thoả mãn điều kiện sau:
	X + Y ¾® không xảy ra phản ứng. 	X + Cu ¾® không xảy ra phản ứng.
	Y + Cu ¾® không xảy ra phản ứng.	X + Y + Cu ¾® xảy ra phản ứng.
X và Y là muối nào dưới đây?
A. NaNO3 và NaHSO4. B. NaNO3 và NaHCO3.	 C. Fe(NO3)3 và NaHSO4. D. Mg(NO3)2 và KNO3.
IV. ĂN MÒN KIM LOẠI
Câu : Loại phản ứng hoá học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng oxi hoá khử.
C. Phản ứng phân huỷ.
D. Phản ứng hoá hợp.
Câu : Trường hợp xảy ra ăn mòn hóa học là:
A. Tôn lợp nhà bị xây xát, tiếp xúc với không khí ẩm
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có mặt vài giọt dung dịch CuSO4
C. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất dung dịch NaOH từ muối ăn tiếp xúc vói khí Cl2
D. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm
Câu : Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hoá học?
A. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH và HCl tiếp xúc Cl2.
B. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
C. Ngâm kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt dung dịch CuSO4.
D. Tôn lợp nhà bị xây sát tiếp xúc với không khí ẩm.
Câu : Một sợi dây đồng nối tiếp với một sợi dây nhôm để ngoài trời
A. sẽ bền, dùng được lâu dài.
B. sẽ không bền, có hiện tượng ăn mòn điện hoá.
C. sẽ không bền, có hiện tượng ăn mòn hoá học.
D. sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu : Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu : Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.	B. 2.	C. 0.	D. 3.
Câu : Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu : Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4	B. 3	C. 1	D. 6
Câu : Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.	B. II, III và IV.	C. I, III và IV.	D. I, II và IV.
Câu : Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu : Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn
được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.	B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
C. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.	D. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.
Câu 4:	Khi cho vài giọt dung dịch CuCl2 vào dung dịch HCl đã nhúng sẵn một thanh Al. Hãy cho biết hiện tượng nào sẽ xảy ra sau đó :
	A. Khí H2 ngừng thoát ra.	B. Khí H2 thoát ra chậm dần.
	C. Khí H2 thoát ra nhanh dần.	D. Khí H2 thoát ra với tốc độ không đổi.
Câu : Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng
A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
B. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.
C. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
D. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
Câu : So sánh pin điện hóa và ăn mòn kim loại, điều nào sau đây không đúng ?
A. Kim loại có tính khử mạnh hơn luôn là cực âm
B. Pin điện hóa phát sinh dòng điện, ăn mòn kim loại không phát sinh dòng điện.
C. Chất có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn
D. Tên các điện cực giống nhau : catot là cực âm và anot là cực dương
Câu : Cho một miếng Zn vào dung dịch HCl thấy khí H2 thoát ra. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì : 
 A. Khí thoát ra nhiều hơn
B. Khí thoát ra ít hơn do Cu bám vào miếng Zn cản trở Zn tiếp xúc với axit
C. Khí ngừng thoát ra	
D. Khí thoát ra không đổi
Câu: Để một vật làm bằng hợp kim Zn,Cu trong môi trường không khí ẩm( hơi nước có hoà tan O2) xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá. Tại cực âm xảy ra quá trình nào sau đây? 
	A. Quá trình khử Zn B. Quá trình oxi hoá Zn C. Quá trình khử O2 D. Quá trình oxi hoá O2
Câu 12. Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng? 
A. Tinh thể sắt là cực dương, xảy ra quá trình khử. 
B. Tinh thể sắt là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá.	
C. Tinh thể cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hoá. 
D. Tinh thể cacbon là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá. 
Câu : Hãy chỉ ra trường hợp nào vật dụng bị ăn mòn điện hoá?
A. Vật dụng bằng sắt đặt trong phân xưởng sản xuất có hiện diện khí clo.
B. Thiết bị bằng kim loại ở lò đốt.
C. ống dẫn hơi nước bằng sắt.
D. ống dẫn khí đốt bằng hợp kim sắt đặt trong lòng đất.
Câu : Tính chất chung của ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học là
A. có phát sinh dòng điện.
B. có tác dụng của dung dịch chất điện li.
C. nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh.
D. đều là các quá trình oxi hoá khử.
Câu : Đặt một vật bằng hợp kim Zn-Cu trong không khí ẩm. Quá trình xảy ra ở cực âm là
A. Zn - 2e ® Zn2+
B. Cu - 2e ® Cu2+
C. 2H+ + 2e ® H2
D. 2H2O + 2e ® 2OH- + H2
Câu : Một vật bằng Fe tráng Zn đặt trong nước. Nếu có những vết xây sát sâu đến bên trong thì vật sẽ bị ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương là
A. Zn - 2e ® Zn2+
B. Fe - 2e ® Fe2+
C. 2H+ + 2e ® H2
D. 2H2O + O2 + 4e ® 4OH- 
Câu : Muốn bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, ta phải dùng các phương pháp nào sau đây?
1. Cách li kim loại với môi trường.
4. Dùng chất chống ăn mòn.
2. Dùng hợp kim chống gỉ.
5. Lau chùi thường xuyên.
3. Đánh bóng bề mặt kim loại.
6. Dùng phương pháp điện hoá.
A. 1, 2, 3.
B. 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4, 6.
D. 1, 2, 5, 6.
Câu : Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta thường lót những lá kẽm vào mặt trong của nồi hơi. Hãy cho biết người ta đã sử dụng phương pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn nào sau đây?
A. Cách li kim loại với môi trường.
B. Dùng hợp kim chống gỉ.
C. Dùng chất chống ăn mòn.
D. Dùng phương pháp điện hoá.
Câu : Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, không có bùn đất bám vào cũng là một biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết người ta đã áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Cách li kim loại với môi trường.
B. Dùng hợp kim chống gỉ.
C. Dùng chất chống ăn mòn.
D. Dùng phương pháp điện hoá.
D. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.
Câu : Để bảo vệ vỏ tàu biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) với kim loại 
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ag
V. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Câu : Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag, Au.	B. Al, Fe, Cr.	C. Mg, Zn, Cu.	D. Fe, Cu, Ag.
Câu : Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Mg và Zn.	B. Cu và Ag.	C. Al và Mg.	D. Na và Fe.
Câu : Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp
chất nóng chảy của chúng, là:
A. Na, Ca, Zn.	B. Na, Cu, Al.	C. Na, Ca, Al.	D. Fe, Ca, Al.
Câu : Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Zn, Mg, Ag	B. Ba, Fe, Cu	C. Al, Cu, Ag	D. Cr, Fe, Cu
Câu : Cho sơ đồ phản ứng:
M(OH)3 M2O3 M
Kim loại nào được điều chế bằng sơ đồ này?
A. Mg.
B. Cr.
C. Fe.
D. Al.
Câu : Nhận định nào sau đây không đúng về phương pháp điều chế kim loại?
A. Phương pháp nhiệt luyện được áp dụng để sản xuất kim loại trong công nghiệp và thường được dùng để đi

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_chuyen_de_kim_loai.doc