Bài tập chương Oxi- Lưu huỳnh- lớp 10

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1472Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập chương Oxi- Lưu huỳnh- lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương Oxi- Lưu huỳnh- lớp 10
Bài tập chương oxi- lưu huỳnh- lớp 10
Câu 3: Viết pthh nếu có xảy ra khi cho Fe lần lượt t/d với đ H2SO4 loãng, H2SO4 đặc nguội, H2SO4 đặc nóng. Lập pthh, xđ rõ chất khử, chất oxh khi cho FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, S ( sp’ khử là SO2), KI (sp’ khử là H2S), NaBr (sp’ khử là SO2) t/d với H2SO4 đậm đặc.
Câu 4: Nêu và giải thích các hiện tượng sau bằng các ptpứ.
a/ Dẫn khí H2S vào dd sắt(III) clorua
b/ Nhúng dụng cụ bằng đồng hoặc bạc để trong kk(hay nước) có chứa hidro sunfua 
c/ Khi cho khí SO2 vào nước vôi trong thì thấy nước vôi trong bị đục, nếu nhỏ tiếp HCl vào thấy nước vôi trong lại. Nếu thay HCl bằng H2SO4 thì nước vôi trong có trong lại ko?
d/ Vì sao nhỏ H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozo thì đường lại hóa đen ngay lập tức và bị trào ra khỏi cốc.
e/ Nhỏ hồ tinh bột vào cốc chứa sẵn hỗn hợp H2SO4 đặc nóng và dd HI dư
f/ Nhỏ dd HCl vào lọ đựng sắt(II) sunfua, miệng có đặt giấy tẩm chì nitrat
g/ Dẫn khí H2S vào dd chứa KMnO4 và H2SO4.
Câu 5: a/ Từ S, Fe, HCl hãy dùng 2 cách để điều chế hidro sunfua. Viết ptpứ
b/ Từ FeS, kk, nước, muối ăn điều chế sắt(III) sunfat, sắt(III) hidroxit, Natri sunfit, Natri sunfat
c/ Từ NaCl, H2SO4, Fe, Cu, H2O, H2S. Viết ptpứ điều chế NaOH, FeCl3, FeSO4, CuCl2, Fe2(SO4)3, CuSO4
Câu 6: Nung hỗn hợp X gồm Zn và lưu huỳnh trong bình kín ko có kk thu đc chất rắn A. Hòa tan A vào dd HCl dư thu đc 8,96lit khí B(đktc) và 1,6g chất rắn ko tan. Biết tỉ khối hơi của B so với H2 là 7. Tính hiệu suất pứ tạo chất rắn A.
Câu 7: Đun nóng 1 hh bột gồm: 2,97g Al và 4,08g S trong mt kín ko có kk thu đc sp’ là hh rắn A. Ngâm A trong dd HCl dư thu đc hh khí B. 
a/ Xđ TP định tính và KL các chất trong hh A. 
 b/ Xđ TP định tính và các chất trong hh B.
Câu 8: Cho hh FeS và Fe t/d với dd HCl dư thu đc 2,464lit hh khí ở đktc, dẫn hh khí này qua dd Pb(NO3)2 dư sinh ra 23,9g kết tủa màu đen. 
a/ hh khí thu đc gồm những khí nào?Tính tỉ lệ số mol các khí có trong hh? 
b/ Tính Tp% theo KL của hh rắn bđ.
Câu 9: Từ 0,1 mol H2SO4 có thể điều chế đc SO2 với các thể tích khí ở đktc lần lượt bằng 1,12lit; 2,24lit; 3,36lit đc ko? Giải thích và viết pt
Câu 10: Cho 28,56g hh X gồm: Na2SO4 , NaHSO3 và Na2SO3 t/d với dd H2SO4 loãng dư. Khí SO2 sinh ra làm mất màu hoàn toàn 675cm3 dd Br2 0,2M. Mặt khác 7,14g X t/d vừa đủ với 21,6cm3 dd KOH 0,125M. Tính Tp% các chất trong hh X.
Câu 11: Khi cho 17,4g hợp kim Y gồm Fe, Cu, Al pứ hết với H2SO4 loãng dư thu đc dd A và 6,4g chất rắn và 9,856lit khí B ở 27,30C và 1 atm.
a/ Tính Tp% KL mỗi kim loại trong hợp kim Y
b/ Tính CM các chất trong dd A, biết rằng H2SO4 đã dùng có nồng độ 2M và đã đc lấy dư 10% so với lượng cần thiết để pứ( thể tích dd ko thay đổi trong qua trình pứ).
Câu 12: Hòa tan 9,6g kim loại R trong H2SO4 đặc thu đc 3,36 lit khí SO2 ở đktc. Nếu hòa tan cũng 9,6g kloại M trong dd H2SO4 đặc lại thu đc 8,96lit SO2 ở đktc. 
 a/ Tìm kloai M và R
b/ Hòa tan 9,6g hh(R,M) trong H2SO4 đặc nóng thu đc 6,16lit SO2 ở đktc. Hỏi R, M đc trộn theo tỉ lệ KL nào?
Câu 13: hh Y chứa Fe và kloai R( R có hóa trị duy nhất) nung a(g) Y với O2 đã thu đc 17,6g hh 2 oxit. Hòa tan a(g) R trong dd H2SO4 loãng dư thì có 6,72lit khí thoát ra. Khi cho a(g) Y t/d với Clo dư thì thu đc chất rắn có KL tăng lên 26,625g. 
 a/ Tinh TP% KL mỗi kloai trong Y b/ Tìm kloai R
Câu 14: Có 2,28g hh A gồm Fe, FeO, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn hh A bằng dd H2SO4 loãng thu đc 0,224lit H2(đktc). Mặt khác lấy 5,76g hh A khử bằng H2 đến khi hoàn toàn thu đc 1,14g H2O. Tính tp% mỗi chất trg hh.
Câu 15: Có 100ml H2SO4 98%(D= 1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dd H2SO4 20%. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
Câu 16: Cho 15,2g hh Mg và kloai X( hoá trị II, đứng sau H2 trg dãy hđhh của kloai) t/d với dd H2SO4 loãng dư thu đc 2,24lit khí ở đktc. Sau đó hòa tan chất rắn ko tan sau pứ vào dd H2SO4 đặc nóng dư pứ tạo thành 4,48lit SO2 ở đktc. 
a/ Xđ tên kloai X và KL mỗi chất trong hh
b/ Cho lượng SO2 trên pứ hết với 875ml dd Ba(OH)2 có nồng độ a(mol/lit) pứ tạo thành 32,5g kết tủa. Tính a.
Câu 17: hh rắn X gồm Na2SO3 , NaHSO3 và Na2SO4. Cho 28,56g X t/d với dd H2SO4 loãng dư, khí SO2 sinh ra làm mất màu hoàn toàn 675cm3 dd Br2 0,2M. Mặt khác 7,14g X t/d vừa đủ với 21,6cm3 dd KOH 0,125M. Tính Tp% các chất trong hh X.
Câu 18: Hòa tan 12g hh Fe và Cu trong dd H2SO4 dư thu đc 2,24lit khí ở đktc. Chất còn lại đc đem hòa tan trong dd H2SO4 98%( lấy dư 10% KL) thu đc V(lit) khí A ở đktc.
a/ Tính Tp% KL mỗi kloai trong hh bđ b/ Tính V và KL ddH2SO4 98% đã lấy.
Câu 19: Cho 9,6g Mg t/d hết với dd H2SO4 đặc, thấy có 49g H2SO4 pứ tạo MgSO4, H2O và sp’ khử X. Xđ “X”
Câu 20: a/ Hãy xđ công thức của oleum A. Biết rằng sau khi hòa tan 3,38g A vào nước, người ta phải dùng 800ml ddKOH 0,1M để trung hòa dd A
b/ Cần hòa tan bn gam oleum A vào 200g nước để đc ddH2SO4 10%
Câu 21: Khử hoàn toàn 1,44g oxit của kloai R cần 0,488lit H2 (đktc). Hòa tan kloai R thu đc ở trên trong H2SO4 loãng dư thu đc 448ml H2(đktc). a/ Xđ tên R và công thức oxit
b/ hòa tan hết 1,44g oxit kloai R trên trong dd H2SO4 đặc, thu đc dd A và khí SO2. dd A t/d vừa hết với dd chứa 8,8g NaOH. Tính CM của dd H2SO4 đã dùng.
c/ Biết dd H2SO4 có d=1,6g/ml. Hãy tính C% của dd H2SO4 và dd A.
Câu 22: Từ 2 tấn quặng pirit sắt có chứa 75% FeS2 nguyên chất( còn lại là tạp chất ko chứa S) có thể điều chế dd H2SO4 98%. Tính hiệu suất của cả quá trình điều chế.
Câu 23: hh X gồm Fe và Fe3O4 đc chia thành 2 phàn bằng nhau:
Phần 1: T/d vứa đủ với 90ml dd H2SO4 1M (loãng)
Phần 2: T/d với dd H2SO4 đặc nóng dư thu đc 560ml khí SO2(đktc). Tính KL các chất trong X.
Câu 24: Cho 14,5g hh gồm Mg, Zn, Fe t/d hết với dd H2SO4 loãng thấy thoát ra V(lit) H2 (đktc). Cô cạn dd sau pứ KL muối khan thu đc là 43,3g. Tính V.
Câu 25: Chia 1,24g hh 2 kloai có hóa trị ko đổi thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cháy hoàn toàn trong Oxi tạo thành 0,78g hh oxit 
Phần 2: Tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu đc V(lit) H2 (đktc). Tính V.
Câu 26: Hòa tan 19,2g kloai M trong H2SO4 đặc dư thu đc khí SO2, cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lit dd NaOH 0,7M, sau pứ đem cô cạn dd thu đc 41,8g chất rắn M. Tìm M.
Dành cho lớp 10,11:
Câu 27: Cho Fe t/d vúa hết với dd H2SO4 đặc nóng thu đc khí A và 8,28g muối. Tính KL Fe đã t/g pứ( biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4 đã dùng.
Câu 28: hh A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02g hhA (ko có KK) một thời gian, nhận đc hhB. Nế thêm 8,296g Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn ytong hh này bằng ½ hàm lượng Zn trong A.
-Lấy ½ hh B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau pứ thu đc 0,48g chất rắn nguyên chất. 
-Lấy ½ hhB thêm một thể tích KK thích hợp. Sau khi đốt cháy hoàn toàn thu đc hh C, trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hh khí C đi qua dd NaOH dư thể tích giảm 5,04lit( đktc). 
a/ Viết ptpứ 
b/ Tính thể không khí ở đktc đã dùng
c/ Tính Tp% theo KL các chất trong B

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_10.doc