Bài tập chương Điện li (số 1)

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1195Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập chương Điện li (số 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương Điện li (số 1)
Bài tập chương điện li (số 1) – Thời gian: 60 phút 
A. TỰ LUẬN (30 phút)
Bài 1: Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0,1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được dung dịch A. 
	a. Tính nồng độ các ion trong A. 	b. Tính pH của dung dịch A. 
	c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa dung dịch A. 
Bài 2: Cho dd X chứa a mol Mg2+; b mol Na+; c mol NO3- và d mol SO42-. Tìm mối liên hệ giữa a, b, c và d. 
Bài 3: Viết phương trình điện li của các chất sau: HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHCO3, H2S, CH3COOH, HF. 
Bài 4: Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau: 
	a. dd HNO3 và CaCO3 	b. dd KOH và dd FeCl3 	c. dd H2SO4 và dd NaOH 
Bài 5: Tính pH của các dung dịch sau a. Ca(OH)2 0,0005M b. H2SO4 0,0005M 
Bài 6: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,1M với 300 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch B. 
	a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch B. 	b. Tính pH của dung dịch B. 
B. TRẮC NGHIỆM (30 phút)
Câu 1: Theo thuyết Areniut thì chất nào sau đây là axit?
	A. HCl	B. NaCl	C. LiOH	D. KOH
Câu 2: Công thức tính pH A. pH = - log [H+] B. pH = log [H+] C. pH = +10 log [H+] D. pH = - log [OH-]
Câu 3: Trộn 20ml dd HCl 0,05M với 20ml dd H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi về thể tích khi trộn và các axit đã cho điện li hoàn toàn thì pH của dd thu được sau khi trộn là:
	A. 1,0	B. 2,0	C. 3,0	D. 1,5.
Câu 4: Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dd này bằng H2O bao nhiêu lần để được dd có pH = 4?
	A. 1 lần	B. 10 lần	C. 9 lần	D. 100 lần.
Câu 5: Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion sau:
 A. B. K+, Zn2+; Cl-, Br-	C. 	D. 
Câu 6: Hãy chọn những chất hoặc ion sau đều có tính lưỡng tính
	A. Al2O3, Zn(OH)2, Be(OH)2. H2SO4.	B. HCO3-, H2O, Zn(OH)2, CH3COONH4.
	C. H2O, Na+, HCO3-, Zn(OH)2.	D. HSO4-, Zn(OH)2, Be(OH)2, NH4NO3
Câu 7: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất không điện li hay điện li yếu
	A. CaCO3, HCl, CH3COONa	B. Saccarozơ, ancol etylic, giấm ăn
	C. K2SO4, Pb(NO3)2, HClO	D. AlCl3, NH4NO3, CuSO4
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được:
	A. KCl rắn, khan.	B. Nước sông, hồ, ao.	C. Nước biển.	D. dung dịch KCl trong nước.
Câu 9: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là 
	A. 0,018. 	B. 0,016. 	C. 0,012. 	D. 0,014.
Câu 10: Dung dịch X chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol . Chọn biểu thức đúng?
	A. a + 2b = c + 2d	B. a + 2b = c + d	C. a + b = c + d	D. 2a + b = 2c + d.
Câu 11: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là A. NH3. 	B. CO2. 	C. SO2. 	D. O3.
Câu 12: Dung dịch HCl và dd CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của 2 dd tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li).
	A. y = 100x 	B. y = 2x 	C. y = x - 2 D. y = x + 2
Câu 13: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành CH3COOH 0,5 M
	A. Độ điện li tăng 	B. Độ điện li giảm 	C. Độ điện li không đổi D. Độ điện li tăng 2 lần
Câu 14: Khi thay đổi nồng độ của một dd chất điện li yếu (nhiệt độ không đổi)
	A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.	B. Độ điện li không đổi và hằng số thay đổi.
	C. Độ điện li và hằng số điện li đều không đổi.	D. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
Câu 15: Khi pha loãng dd một axit yếu ở cùng điều kiện nhiệt độ thì độ điện li α của nó tăng . Phát biểu nào dưới đây là đúng? 
	A. Hằng số phân li axit Ka tăng	B. Hằng số phân li axit Ka giảm.
	C. Hằng số phân li axit Ka không đổi. 	D. Hằng số phân li axit Ka có thể tăng hoặc giảm
Câu 16: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	 A. 19,7. 	B. 15,5. 	C. 17,1. 	D. 39,4.
Câu 17: Độ điện li a của dd HCOOH 0,007M , có pH = 3,0 là:
	A. 13,29% 	B. 12,29% 	C. 13,0% 	D. 14,29% 
Câu 18: Cho các phản ứng hóa học sau: 
	 (a) BaCl2 + H2SO4 → 	(b) Ba(OH)2 + Na2SO4 → 
 	(c) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → 	(d) Ba(OH)2 + H2SO4 →
 	Số phản ứng có phương trình ion thu gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4 là
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 19: Natri florua trong trường hợp nào không dẫn điện ?
	A. Dung dịch NaF trong nước	B. NaF nóng chảy	
	C. NaF rắn, khan	D. Dung dịch tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF.
Câu 20: Trộn 100ml dd (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dd (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dd X giá trị pH của X là ?
	A. 1 	B. 2 	C. 7 	D. 6

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_Dien_liCB_1_Chemistry0102.doc