Bài tập Cacbon – Silic

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1412Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Cacbon – Silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Cacbon – Silic
 CACBON – SILIC
Câu 1 (Khối A – 2011): Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. 
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là 
A. 7. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 4. 
Câu 2 (Khối A 2011): Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép? 
	A. CH4 và H2O. 	B. CO2 và CH4. 	C. N2 và CO. 	D. CO2 và O2.
Câu 3 (Khối A – 2010): Phát biểu không đúng là: 
	A. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. 
	B. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện. 
	C. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon. 
	D. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường.
Câu 4 (Khối A – 2008): Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: X X1 +CO2 ; X1 +H2O →X2 ;
X2+Y →X+ Y1 +H2O ; X2+ 2Y→ X+ Y2+2H2O .Hai muối X, Y tương ứng là
	A.CaCO3, NaHSO4. 	B. BaCO3, Na2CO3. 	C. CaCO3, NaHCO3. 	D. MgCO3, NaHCO3.
Câu 5 (CĐ – 2011): Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3; (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là 
	A.5. 	B. 6.	 C. 3. 	D. 4
Câu 6 (CĐ – 2010): Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là 
	A.Fe(OH)3. 	B. K2CO3. 	C. Al(OH)3. 	D. BaCO3
Câu 7 (CĐ – 2009): Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là 
	A. nước brom. 	B. CaO. 	C. dung dịch Ba(OH)2. 	D. dung dịch NaOH.
Câu 8 (CĐ – 2009): Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là: 
	A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. 	B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2. 	C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3. 	D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.
Câu 9 (CĐ – 2009): Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: 
	A.(1), (4), (5). 	B. (1), (2), (3). 	C. (2), (3), (4). 	D. (1), (2), (4).
Câu 10 (CĐ – 2007): Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
	A.MgO, Fe, Cu. 	B. Mg, Fe, Cu. 	C. MgO, Fe3O4, Cu. 	D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 11 (CĐ – 2007): Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
	A. NaOH và NaClO. 	B. Na2CO3 và NaClO	.C. NaClO3 và Na2CO3. 	D. NaOH và Na2CO3.
Câu 12 (Khối B – 2012): Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là 
	A.4. 	B. 7. 	C. 5. 	D. 6.
Câu 13 (Khối B – 2010): Phát biểu nào sau đây không đúng? 
	A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. 
	B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô. 
	C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon. 
	D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.
Câu 14 (Khối A – 2011): Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là 
	A.2,00. 	B. 1,00. 	C. 1,25. 	D. 0,75.
Câu 15 (Khối A – 2010): Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là 
	A.0,08 và 4,8. 	B. 0,04 và 4,8.	 C. 0,14 và 2,4. 	D. 0,07 và 3,2.
Câu 16 (Khối A – 2010): Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là 
	A.0,020. 	B. 0,030. 	C. 0,015. 	D. 0,010.
Câu 17 (Khối A – 2009): Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A.1,182. 	B. 3,940. 	C. 1,970.	 D. 2,364.
Câu 18 (Khối A – 2009): Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là 
	A.0,8 gam. 	B. 8,3 gam. 	C. 2,0 gam. 	D. 4,0 gam.
Câu 19 (Khối A – 2009): Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: 
	A.m = 2a – V/22,4. 	B. m = 2a – V/11,2. 	C. m = a + V/5,6. 	D. m = a – V/5,6.
Câu 20 (Khối A – 2009): Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là 
	A.4,48. 	B. 3,36. 	C. 2,24. 	D. 1,12.
Câu 21 (Khối A – 2008): Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
	A.0,448. 	B. 0,112. 	C. 0,224. 	D. 0,560.
Câu 22 (Khối A – 2008): Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
	A.0,55. 	B. 0,60. 	C. 0,40. 	D. 0,45.
Câu 23 (Khối A – 2008): Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A.19,70. 	B. 17,73. 	C. 9,85. 	D. 11,82.
Câu 24 (Khối A – 2007): Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
	A.V = 22,4(a - b). 	B. V = 11,2(a - b). 	C. V = 11,2(a + b). 	D. V = 22,4(a + b).
Câu 25 (Khối A – 2007): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A.0,032. 	B. 0,048. 	C. 0,06. 	D. 0,04.
Câu 26 (CĐ – 2010): Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là 
	A.0,6M. 	B. 0,2M. 	C. 0,1M. 	D. 0,4M..
Câu 27 (CĐ – 2010): Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là 
	A.NaHCO3. 	B. Ca(HCO3)2. 	C. Ba(HCO3)2. 	D. Mg(HCO3)2.
Câu 28 (CĐ – 2009): Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là 
	A.8,3 và 7,2. 	B. 11,3 và 7,8. 	C. 13,3 và 3,9. 	D. 8,2 và 7,8.
Câu 29 (CĐ – 2009): Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A.19,7. 	B. 39,4. 	C. 17,1. 	D. 15,5.
Câu 30 (CĐ – 2009): Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là 
	A.Fe3O4 và 0,224. 	B. Fe3O4 và 0,448. 	C. FeO và 0,224. 	D. Fe2O3 và 0,448.
Câu 31 (CĐ – 2008): Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là: A.1,120. 	B. 0,896. 	C. 0,448. 	D. 0,224.
Câu 32 (Khối B – 2011): Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là 
	A.1,6. 	B. 1,2. 	C. 1,0. 	D. 1,4.
Câu 33 (Khối B – 2011): Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là 
	A.57,15%. 	B. 14,28%. 	C. 28,57%. 	D. 18,42%.
Câu 34 (Khối B – 2011): Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng: CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k) (hằng số cân bằng KC = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là 
	A. 0,08M và 0,18M. 	B. 0,018M và 0,008M. 	C. 0,012M và 0,024M. 	D. 0,008M và 0,018M.
Câu 35 (Khối B – 2010): Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
	A.9,21. 	B. 9,26. 	C. 8,79. 	D. 7,47.
Câu 36 (Khối B – 2009): Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 45,6. 	B. 48,3. 	C. 36,7. 	D. 57,0. 
Câu 37 (Khối B – 2008): Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
	A. 40%. 	B. 50%. 	C. 84%. 	D. 92%
Câu 38 (Khối B – 2007): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 
	A. 5,8 gam. 	B. 6,5 gam. 	C. 4,2 gam.	 D. 6,3 gam.
Câu 39 (Khối A – 2012): Cho các phản ứng sau :
(a) H2S + SO2 ® (b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 (loãng) ® (c) SiO2 + Mg 	
(d)Al2O3+ dd NaOH ® (e) Ag + O3 ®	(g) SiO2 + dung dịch HF ® 
Số phản ứng tạo ra đơn chất là
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
Câu 40 (Khối A – 2012):Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là
	A. 3,94 gam.	B. 7,88 gam.	C. 11,28 gam.	D. 9,85 gam.
Câu 41 (Khối A – 2012): Cho các phát biểu sau 
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 42 (Khối B – 2012):Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đốt khí H2S trong O2 dư;(b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2); (c) Dẫn khí F2 vào nước nóng; (d) Đốt P trong O2 dư;(e) Khí NH3 cháy trong O2;(g) Dẫn khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 43 (Khối B – 2012): Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu
được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam
kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,
ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 6,72.	D. 3,36.
Câu 44 (CĐ – 2012): Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
	A. 2,44 gam	 	B. 2,22 gam	C. 2,31 gam	D. 2,58 gam.
Câu 45 (CĐ – 2012): Dung dịch E gồm x mol Ca2+, y mol Ba2+, z mol . Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 nồng độ a mol/l vào dung dịch E đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì vừa hết V lít dung dịch Ca(OH)2. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V, a, x, y là
	A. 	B. 	C. 	D. 
CÁC PHẢN ỨNG QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI CACBON – SILIC 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_C_Si.doc