Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Đề cương trắc nghiệm Bài 13: Dòng điện trong kim loại

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2548Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Đề cương trắc nghiệm Bài 13: Dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Đề cương trắc nghiệm Bài 13: Dòng điện trong kim loại
Bài 13
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
Câu 1. Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do;
B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều;
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể;
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
Câu 2. Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.
Câu 3. Kim loại dẫn điện tốt vì
A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. Mật độ các ion tự do lớn.
Câu 4. Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. nhiệt độ của kim loại.
B. bản chất của kim loại.
C. kích thước của vật dẫn kim loại.
D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
Câu 5. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng 
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K.
Câu 6. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.
B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.
C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.
D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.
Câu 7. Hạt tải điện trong kim loại là
A. ion dương.	B. electron tự do.
C. ion âm.	D. ion dương và electron tự do.
Câu 8. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là gì ?
Do các ion dương chuyển động bị các electron tự do chặn lại
Điện trường không đủ mạnh để giúp các điện tích chuyển động
Các electron chuyển động va chạm với nút mạng tinh thể 
Electron chuyển động hỗn loạn
Câu 9. Bản chất dòng điện trong kim loại ?
Dòng chuyển dời có hướng của các ion trong mạng tinh thể
Dòng chuyển dời có hướng của các electron
Dòng chuyển dời của electron tự do
Dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do
Câu 10. Cặp nhiệt điện là gì ?
Hai dây kim loại giống nhau hàn 2 đầu vào nhau
Hai dây kim loai khác bản chất hàn 2 đầu vào nhau
Hai dây kim loại khác bản chất gắn vào 2 bình có nhiệt độ khác nhau
Hai dây kim loại giống nhau gắn vào ampe kế
Câu 11. Vì sao người ta chọn dây bạch kim (platin) để làm nhiệt kế điện trở dùng trong công nghiệp?
Vì bạch kim có điện trở suất lớn, nhiệt độ nóng chảy cao và không bị oxi hóa ở nhiệt độ cao. 
Vì bạch kim bền và giá thành rẻ
Vì bạch kim có nhiệt độ nóng chảy cao,không bị oxi hóa và giá thành rẻ
Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 12.Vì sao dòng điện chạy trong cuộn dây siêu dẫn không có nguồn điện lại có thể duy trì lâu dài ?
Vì không có nhiệt độ trên cuộn dây nên không bị mất mát năng lượng.
Vì điện trở của cuộn dây bằng không nên không có sự mất mát năng lượng trên cuộn dây.
Vì cuộn dây siêu dẫn không có các ion dương gây cản trở các electron tự do chuyển động có hướng.
Đáp án A và C đúng
Câu 13. Trong kim loại các ion dương sắp xếp thế nào ?
Sắp xếp trật tự nếu nhiệt độ thấp và hỗn loạn nếu nhiệt độ cao
Sắp xếp một cách trật tự trong mạng tinh thể
Sắp xếp hỗn loạn
Sắp xếp trật từ theo đường thẳng
Bài 14
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
Câu 14. Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là
A. Nước nguyên chất.	B. NaCl.	C. HNO3.	D. Ca(OH)2.
Câu 15. Trong các dung dịch điện phân điện phân , các ion mang điện tích âm là
A. gốc axit và ion kim loại.	B. gốc axit và gốc bazơ.	
C. ion kim loại và bazơ.	D. chỉ có gốc bazơ.
Câu 16. Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 17. Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại.
B. khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.
C. môi trường dung dịch rất mất trật tự.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 18. Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
Câu 19. Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
Câu 20. Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với 
A. điện lượng chuyển qua bình.	B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình.	D. khối lượng chất điện phân.
Câu 21. Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với
A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.
B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
D. hóa trị của của chất được giải phóng.
Câu 22. Hiện tượng điện phân không ứng dụng để 
A. đúc điện.	B. mạ điện.	C. sơn tĩnh điện.	D. luyện nhôm.
Bài 15
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
Câu 23. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.
B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.
C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
Câu 24. Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
Câu 25. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương.	B. ion âm.	
C. ion dương và ion âm.	D. ion dương, ion âm và electron tự do.
Câu 26. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?
A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa;
B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp;
C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron;
D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.
Câu 27. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. đánh lửa ở buzi;	B. sét;	
C. hồ quang điện;	D. dòng điện chạy qua thủy ngân.
Câu 28. Trong chất khí, trạng thái cân bằng động là gì ?
Số nguyên tử, phân tử bị ion hóa và số nguyên tử, phân tử tái hợp bằng nhau
Số nguyên tử, phân tử bị ion hóa nhỏ hơn số nguyên tử, phân tử tái hợp
Số nguyên tử, phân tử bị ion hóa lớn hơn số nguyên tử, phân tử tái hợp
Số nguyên tử, phân tử bị ion hóa và số nguyên tử, phân tử tái hợp bằng với số electron tự do
Câu 29. Trong chất khí, thường thì tác nhân ion hóa là gì ?
Đèn cồn, tia X
Tia Ronghen
Các loại tia bức xạ
Tất cả đều đúng
Câu 30. Điều kiện tạo ra tia lửa điện là gì ?
Điện trường từ 3.103 V/m
Điện trường từ 3.104 V/m
Điện trường từ 3.105 V/m
Điện trường từ 3.106 V/m
Câu 31. Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện:
Không tự lực
Tự lực
Do dòng điện trong chất khí thay đổi đột ngột
Do sự chênh lệch hiệu điện thế
Bài 17
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
Câu 32. Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;	B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;	D. không phụ thuộc vào kích thước.
Câu 33. Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;	B. nhôm;	C. gali;	D. phốt pho.
Câu 34. Lỗ trống là
A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.
B. một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn.
C. một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương.
D. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.
Câu 35. Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?
A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n;
B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;
C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;
D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Câu 36. Điện trở suất của bán dẫn nằm trong khoảng nào ?
Nằm giữa điện môi và phi kim
Nằm giữa kim loại và phi kim
Nằm giữa kim loại và điện môi
Tất cả đều sai.
Câu 37. Ở bán dẫn tinh khiết thì :
Số electron nhỏ hơn số lỗ trống
Số electron lớn hơn số lỗ trống
Số electron bằng số lỗ trống
Tùy từng trường hợp cụ thể mà số electron và số lỗ trống sẽ khác nhau
Câu 38. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p khác nhau như thế nào ?
Loại n dư electron tự do ,loại p dư lỗ trống
Loại n dư lỗ trống, loại p dư electron tự do
Loại n không có lỗ trống, loại p có lỗ trống
Loại n không có electron tự do, loại p có electron tự do
Câu 39. Trong bán dẫn khi nào tạo ra được electron tự do và lỗ trống ?
Nhiệt độ thấp hơn 00C
Nhiệt độ tăng cao
Gắn bán dẫn vào dòng điện
Tất cả ý trên đều đúng
Câu 40. Chất bán dẫn chia làm mấy loại ?
Loại n và loại p
Loại tinh khiết và loại chứa tạp chất
Loại chứa electron và loại chứa lỗ trống
Loại chứa chất dẫn điện và loại chứa chất cách điện

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_trac_nghiem_ly_thuyet_chuong_3.docx