Vật lí 10 Câu 1: một tên lửa có khối lượng tổng cộng là 500kg đang chuyển động với vận tốc 200m/s thì khai hỏa động cơ. Một lượng nhiên liệu có khối lượng 50kg cháy và phụt tức thời ra phía sau với vận tốc 700m/s. Tính vận tốc tên lửa sau khi nhiên liệu cháy. ( 300m/s) Sau đó, phần vỏ chứa nhiên liệu khối lượng 50kg tách khỏi tên lửa, vẫn chuyển động theo hướng cũ nhưng vận tốc giảm 3 lần. Tìm vận tốc phần tên lửa còn lại. ( 325m/s). Câu 2: Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao thì bị nổ thành hai mảnh. Mảnh nhỏ có khối lượng 0,5kg bay ngang với vận tốc 400m/s, còn mảnh lớn bay lên cao hợp với phương thẳng đứng góc 45 độ. Tính vận tôc của viên đạn trướ khi nổ và vận toc của mảnh lớn. Nếu giả sử viên đạn không nổ thì nó sẽ lên cao được bao nhiêu mét nữa thì mới dừng lại rớt xuống ( bỏ qua ma sát). Câu 3: một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s, qua B là 20 m/s. Biết độ lớn lực kéo là 4000N. Tìm hệ số ma sát trên đoạn đường AB. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m, nghiêng 30 độ so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là . hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không? Nếu đến B với vận tốc trên , muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực như thế nào? Câu 4: một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy và xuống dốc, đi hết dốc trong thời gian 10s. Góc nghiêng của dốc là 18 độ. Hệ số ma sát giữa dốc và xe là 0,01, cho sin18 = 0,309 ; cos18= 0.951; g= 10m/s. Dùng định luật bảo toàn cho biết gia tốc của xe trên dốc. Câu 5: để đo vận tốc của đạn người ta dùng con lắc thử đạn: đó là một bao cát khối lượng M treo vào đầu sợi dây dài l. Viên đạn khối lượng m bay ngang với vận tốc V bay vào bao cát và nằm lại trong đó. Sau đó bao cát và viên đạn cùng bị lệch khỏi vị trí cân bằng, lúc này dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc lớn nhất . tính vận tốc của viên đạn. Áp dụng M=10kg; m=100g ; l=1m ; @= 60 độ. Câu 6: một vật có khối lượng m= 0,2kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng AB rồi rớt xuống đất tại điểm E ( hình vẽ) cho biết AD= 1,3m, BC= 1m; g=9,8 m/s Tính vận tốc của vật tại B, tại E. Khi chạm đất, vật lún xuống một đoạn 2cm. (dọc theo quỹ đạo). Tính lực cản trung bình của đất lên vật. Câu 7: một lượng không khí có thể tích 240 cm3 chứa trong một xi lanh có pitong đóng kín, diện tích pitong 24cm2, áp suất không khí trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100kPa. Cần một lực bao nhiêu để di chuyển pitong sang trái 2cm? Sang phải 2cm? Bỏ qua ma sát giữa pitong và xilanh, coi quá trình là đẳng nhiệt. Câu 8: ống thủy tinh dài 60cm thẳng đứng, đầu kín ở phía dưới, đầ hở ở trên. Cột không khí cao 20cm trong ống bị giam bởi cột thủy ngân cao 40cm. Áp suất khí quyển là 80cmHg. Nhiệt độ không đổi khi ống bị lật ngược lại. Tìm độ cao của cột thủy ngân trong ống Tìm chiều dài của ống để toàn bộ cột thủy ngân không chảy ra ngoài. Câu 9: một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình dãn nở đẳng nhiệt. Biết ban đầu khối khí có áp suất 20Pa, thể tích 100cm3 và sau khi dãn nở áp suất của khối khí giảm đi một nữa. Thể tích của khối khí ở trạng thái sau là bao nhiêu? Ngay sau đó khối khí thực hiện quá trình đẳng tích, biết nhiệt độ của khối khí tăng lên gấp 3. Xác định áp suất của nó ở trạng thái sau cùng. Câu 10: một lượng khí lý tưởng ban đầu có thể tích 20lit, áp suất 0,5atm và nhiệt độ 27 độ C. Người ta chuyển khí này sang trạng thái 2 bằng cách nén đẳng nhiệt làm thể tích chỉ còn 1 nửa. ở trạng thái 2, khối khí bị nung nóng đẳng tích đến nhiệt độ 327 độ C để tới trạng thái 3. Xác định đầy đủ các thông số ở trạng thái 2 và 3. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên các hệ trục tọa độ. Câu 11: khi truyền nhiệt lượng 6.10^6J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pitong lên làm thể tích khí tăng thêm 0,50m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí biết áp suất khí là 8.10^6 N/m2 không đổi trong quá trình thực hiện công. Nội năng đã tăng lên hay giảm đi? Câu 12: một lượng oxi trong một bình kín đang ở trạng thái có thể tích 4lit, áp suất 2amt, nhiệt độ 27độ C. Làm biến đổi oxi trong bình qua các quá trình liên tiếp tạo thành chu trình sau: (1): dãn khí đẳng áp,thể tích tăng 3 lần. (2): làm lạnh khí đẳng tích , nhiệt độ giảm một nữa. (3): nén khí đẳng áp. (4): nén khí đẳng nhiệt về trạng thái đầu Xác định thông số trong mỗi trạng thái và vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trong hệ (pV).
Tài liệu đính kèm: