Bài tập ôn tập vật lý lớp 10 - Bài tập về Một số nội dung cơ bản về Chất rắn - Sự chuyển thể

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2710Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập vật lý lớp 10 - Bài tập về Một số nội dung cơ bản về Chất rắn - Sự chuyển thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn tập vật lý lớp 10 - Bài tập về Một số nội dung cơ bản về Chất rắn - Sự chuyển thể
Lop10.7.1 Bài tập về Một số nội dung cơ bản về Chất rắn - Sự chuyển thể
I-Biến dạng cơ học
Ví dụ 1: Một sợi dây bằng kim loại dài 2m, đường kính 0,75mm. Khi kéo bằng 1 lực 30N thì sợi dây dãn ra thêm 1,2mm. 
	a. Tính suất đàn hồi của sợi dây. 
	b. Cắt dây thành 3 phần bằng nhau rồi kéo bằng 1 lực 30N thì độ dãn ra là bao nhiêu?
Ví dụ 2: Một thanh thép dài 4m, tiết diện 2cm2. Phải tác dụng lên thanh thép một lực kéo bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 1,5mm? Có thể dùng thanh thép này để treo các vật có trọng lượng bằng bao nhiêu mà không bị đứt? Biết suất Young và giới hạn hạn bền của thép là 2. 1011Pa và 6,86. 108PA. 
II- Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Ví dụ 3 Một dây nhôm dài 2m, tiết diện 8mm2 ở nhiệt độ 20oC. Cho biết suất đàn hồi và hệ sô nở dài tương ứng của dây là E = 7. 1010Pa; 
	a. Tìm lực kéo dây để nó dài ra thêm 0,8mm. 
	b. Nếu không kéo dây mà muốn nó dài ra thêm 0,8mm thì phải tăng nhiệt độ của dây lên đến bao nhiêu độ? 
Ví dụ 4: Ở một đầu dây thép đường kính 1,5mm có treo một quả nặng. Dưới tác dụng của quả nặng này, dây thép dài ra thêm một đoạn bằng khi nung nóng thêm 30oC. Tính khối lượng quả nặng. Cho biết . 
Ví dụ 5 Tính lực cần nén dọc thanh thép có tiết diện S = 10cm2 để thanh thép không thay đổi chiều dài khi bị đốt nóng từ 20oC lên 50oC, cho biết . 
III- Sự chuyển thể các chất
Ví dụ 6 Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4. 105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg. K và của nước lăJ/kg. K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế. 
Ví dụ 7 Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg. K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4. 105J/kg, nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg. K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. 
Ví dụ 8 lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg. K. Tính nhiệt hóa hơi của nước. 
IV- Bài tập vận dụng 
Bài tập 1: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có hệ số đàn hồi k = 250N/m để nó dãn ra = 1cm. Lấy g = 10m/s2. 
	b. Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng một lực 25N thì thanh dãn ra một đoạn bằng 1mm. Xác định suất lâng của đồng thau. 
Bài tập 2 một dây thép có chiều dài 2,5m, tiết diện 0,5mm2, được kéo căng bởi một lực 80N thì thanh thép dài ra 2mm. tính: 
	a. Suất đàn hồi của sơi dây. 
	b. Chiều dài của dây thép khi kéo bởi lực 100N, coi tiết diện day không đổi. 
Bài tập 3 Một thanh trụ tròn bằng đồng thau dài 10cm, suất đàn hồi 9. 109 Pa, có tiết diện ngang 4cm. 
	a. Tìm chiều dài của thanh khi nó chịu lực nén 100000N. 
	b. Nếu lực nén giảm đi một nửa thì bán kính tiết diện phải là bao nhiêu để chiều dài của thanh vẫn là không đổi. 
 Bài tập 4 Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Tìm chiều dài hai thanh ở 00C. Biết hệ số nở dài của sắt và kẽm là 1,14. 10-5K-1 và 3,4. 110-5K-1
Bài tập 5 Tính độ dài của thanh thép và thanh đồng ở 0oC sao cho ở bất kỳ nhiệt độ nào thanh thép cũng dài hơn thanh đồng 5cm. Cho hệ số nở dài của thép và đồng lần lượt là và . 
Bài tập 6 Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg. K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. 
Bài tập 7 Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2kg nước đá ở -20oC tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103J/kg. K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.103J/kg. K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. 
------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLop1071_Bai_tap_Su_no_vi_nhiet_Chat_ran_Su_chuyen_the.doc