Bài kiểm tra học kì 1 – Lớp 12 THPT môn: Sinh học

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì 1 – Lớp 12 THPT môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kì 1 – Lớp 12 THPT môn: Sinh học
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Trường THPT Thoại Ngọc Hầu
(Đề thi có 4 trang)
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – LỚP 12 THPT
Môn: Sinh Học
Khóa ngày 15/12/2015
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Họ và tên học sinh: .............................................................. Lớp: 12A ...
Mã đề 134
Câu 1: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 2: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tối đa:
A. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.	B. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
C. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.	D. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.
Câu 3: Hình ảnh sau đây mô tả kết quả của quá trình tiến hóa nào?
A. Hình A – tiến hóa nhỏ; Hình B – tiến hóa lớn.
B. Hình A – tiến hóa đồng quy; Hình B – tiến hóa phân li.
C. Hình A – tiến hóa nhỏ; Hình B – tiến hóa song hành.
D. Hình A – tiến hóa lớn; Hình B – tiến hóa nhỏ.
Câu 4: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. lai khác thứ.	B. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
C. lai xa.	D. lai khác dòng.
Câu 5: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
	Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (1), (2).	B. (3), (4). 	C. (1), (4).---------	D. (2), (3).
Câu 6: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có chiều dài 510 nm, số nu loại A chiếm 20% tổng số nu. Số nu mỗi loại của phân tử ADN này là
A. A = T = 900; G = X = 700.	B. A = T = 600; G = X = 900.
C. A = T = 900; G = X = 600.	D. A = T = 800; G = X = 600.
Câu 7: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống
A. dưa hấu.	B. lúa.	C. nho.	D. cà chua.
Câu 8: Hình ảnh sau đây mô tả giai đoạn nào của kỹ thuật chuyển gen?
A. Tạo ADN tái tổ hợp.	
B. Tạo nhiễm sắc thể tái tổ hợp.
C. Tạo tế bào tái tổ hợp.	
D. Tạo sinh vật tái tổ hợp.
Câu 9: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
A. đột biến gen trội nằm ở nhiễm sắc thể giới tính X.
B. đột biến gen trội nằm ở nhiễm sắc thể giới tính Y.
C. đột biến gen lặn nằm ở nhiễm sắc thể thường.
D. đột biến gen trội nằm ở nhiễm sắc thể thường.
Câu 10: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một gen có hai alen quy định.
Cho biết không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?
A. Alen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
B. Alen gây bệnh là alen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. Alen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Alen gây bệnh là alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 11: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là
A. chúng có hình thái khác nhau.	B. chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường.	D. chúng cách li sinh sản với nhau.
Câu 12: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
A. nghiên cứu tế bào học.	B. nghiên cứu phả hệ.
C. nghiên cứu di truyền phân tử.	D. nghiên cứu di truyền quần thể.
Câu 13: Qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau:
	(1) Tạo dòng thuần chủng.
	(2) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
	(3) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Trình tự đúng của các bước trong qui trình này là:
A. (2) ® (1) ® (3).	B. (2) ® (3) ® (1).	C. (1) ® (3) ® (2).	D. (1) ® (2) ® (3).
Câu 14: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?
A. 36%AA: 28%Aa: 36%aa.	B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa.
C. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa.	D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa.
Câu 15: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là
A. 7680.	B. 2560.	C. 320.	D. 5120.
Câu 16: Người mắc hội chứng Đao tế bào có
A. nhiễm sắc thể số 21 bị mất đoạn.	B. 3 nhiễm sắc thể số 18.
C. 3 nhiễm sắc thể số 21.	D. 3 nhiễm sắc thể số 13.
Câu 17: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là
A. công nghệ gen.	B. công nghệ vi sinh vật.
C. công nghệ tế bào.	D. công nghệ sinh học.
Câu 18: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
	1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 
	2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 
	3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
	4. Lai các dòng không thuần chủng với nhau. 
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 1, 2, 4.	B. 4, 1, 2.	C. 2, 3, 1.	D. 3, 1, 2.
Câu 19: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.	B. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.
C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.	D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 20: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?
A. Cho quần thể sinh sản hữu tính.	B. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.
C. Cho quần thể tự phối.	D. Cho quần thể giao phối tự do.
Câu 21: Hình ảnh sau đây mô tả bằng chứng tiến hóa nào?
A. Cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan thoái hóa.
C. Cơ quan tương tự.
D. Cơ quan chuyên hóa.
Câu 22: Hình ảnh sau đây mô tả kết quả của quá trình tạo giống nào?
A. Dung hợp tế bào trần.	
B. Gây đột biến.
C. Công nghệ gen.
D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 23: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên.	(2) Giao phối ngẫu nhiên.	
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.	(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.	(6) Di – nhập gen.
	Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần KG của quần thể là:
A. (1), (3), (4), (5).	B. (2), (4), (5), (6).	C. (1), (4), (5), (6).	D. (1), (2), (4), (5).
Câu 24: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.	
(2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.	 
(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 25: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. loài.	B. quần thể.	C. phân tử.	D. cá thể.
Câu 26: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
A. 0,7 ; 0,3.	B. 0,8 ; 0,2.	C. 0,3 ; 0,7.	D. 0,2 ; 0,8.
Câu 27: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. kiểu hình của quần thể.	B. vốn gen của quần thể.
C. kiểu gen của quần thể.	D. thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 28: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
A. siêu trội.	B. bất thụ.	C. thoái hóa giống.	D. ưu thế lai.
Câu 29: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
C. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
D. Các a.a trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
Câu 30: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
A. = ; = hoặc = ; = .
B. = ; = hoặc = ; = .
C. =; = hoặc = ; = .
D. = ; = hoặc = ; = .
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 12_SINH HOC 12 - CUOI KI I_134.doc