Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Sơn Tiến

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Sơn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Sơn Tiến
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn : Tiếng Việt - Lớp 4 - Bài kiểm tra viết
(Thời gian làm bài:40 phút)
 Họ và tên học sinh:.................................. Lớp: 4B
 Trường Tiểu học Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
.....................................................................................................
.............................................................................................................
................................................................................................................
 1. Chính tả: Nghe – viết đoạn trong bài: Hoa sầu riêng ( từ Hoa sầu riêng .... đến tháng năm ta) – Sách Tiếng Việt 4, Tập II - trang 34.
 2. Tập làm văn: Em hãy tả một cây ăn quả mà em yêu thích nhất.
Bài làm
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn : Tiếng Việt - Lớp 4 - Bài kiểm tra đọc
(Thời gian làm bài:40 phút)
 Họ và tên học sinh:....................Lớp: 4B
 Trường Tiểu học Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
.........................................................................................
.................................................................................................
....................................................................................................
 A. Kiểm tra đọc thành tiếng:
 Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi trong các bài tập đọc thuộc chương trình Tiếng Việt 4 – Tập II từ tuần 19 đến tuần 28.
 B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra về từ và câu. 
 Đọc thầm bài sau và trả lời các câu hỏi.
Trống đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
	Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...
	Nổi bật trên nền hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,... Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
	Theo Nguyễn Văn Huyên
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):
Câu 1: Chất liệu để làm ra trống đồng Đông Sơn là:
A. Sắt	B. Vàng	 C. Đồng	 D. Nhôm
Câu 2: Hình ảnh có ở giữa mặt trống đồng là:
A. Ngôi sao năm cánh.	 B. Ngôi sao nhiều cánh.
C. Mặt trời	 D. Mặt trăng
Câu 3: Những hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng là:
A. Đánh cá, săn bắn	 	 B. Đánh trống, thổi kèn
C. Nhảy múa và cầm vũ khí chiến đấu	 D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Nền văn hóa Đông Sơn thuộc tỉnh nào?
A. Thanh Hóa	 B. Nghệ An
C. Hà Tĩnh	 D. Quảng Bình
Câu 5: Bộ phận chủ ngữ trong câu. "Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn." là:
A. Trống đồng 	 	 B. Đông Sơn	 
C. Trống đồng Đông Sơn	 	 D. Trống đồng Đông Sơn đa dạng 
Câu 6: Từ nào có nghĩa là "yêu thương và đề cao con người?
A. Thuần hậu 	 B. Hiền hòa 
C. Văn hóa 	 D. Nhân bản
Câu 7: Ghi lại bộ phận vị ngữ trong câu: "Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc.".
Vị ngữ là: ...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 8: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu văn sau: 
"Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh."
- Danh từ:..................................................................................................................
- Động từ: ..................................................................................................................
- Tính từ: ...................................................................................................................
Câu 9: Em hãy đặt một câu có từ "quê hương" làm chủ ngữ.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 10: Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài "Trống đồng Đông Sơn".
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đáp án Tiếng Việt 4B
1. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt:(7 đ)
Câu 1: (0.5 đ): C
Câu 2: (0.5 đ): B
Câu 3: (0.5 đ): D
Câu 4: (0.5 đ): A
Câu 5: (0.5 đ): C
Câu 6: (0.5 đ): D
Câu 7: (0,5 đ): Vị ngữ là: "con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc" 
Câu 8: (1,5 đ – tìm đúng mỗi loại cho 0,5 đ): 
- Danh từ: con người, vũ khí, quê hương, thần linh, chiến công
- Động từ: cầm, bảo vệ, nhảy múa, cảm tạ
- Tính từ: tưng bừng, mừng
Câu 9: (1 đ): HS đặt được câu văn đúng yêu cầu.
VD: Quê hương là nơi gắn bó với mỗi con người.
Câu 10: (1 đ): HS có thể nêu:
- Em rất tự hào với bộ trống đồng Đông Sơn độc đáo của dân tộc ta.
- Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
.......

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_201.doc