Các bài Tập làm văn giữa học kì I - Lớp 4

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các bài Tập làm văn giữa học kì I - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bài Tập làm văn giữa học kì I - Lớp 4
TLV 4 HKI Đề: Hãy tả cái trống của trường em.
	Cái trống có mặt ở ngôi trường em học không biết đã bao năm rồi; nghe chú bảo vệ nói ít nhất cũng đã mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt.
Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục hai đầu thon lại, thân to, hai học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu dày, phẳng màu vàng ngà hơi cũ. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẳm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ, trước giờ vào học, chú bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và tỏa vào không trung những âm thanh vang dội: Tùng! Tùng! Tùng! Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu giờ học, giờ ra chơi, giờ ra về. Những lúc đi học trễ, nghe trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết giờ học, em mừng vui. Ngược lại, đôi khi đang tung tăng chạy nhảy, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu kết thúc năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi bất cứ nơi nào trên đất nước, song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm.
 Đề bài: Tả chiếc bút chì của em.
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương.
Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hông Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ.
Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt.
Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em. Khi dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy.
 Đề bài: Tả chiếc cặp của em.
Hồi còn bé, nhìn chiếc cặp sách của anh, em ao ước được một cái như vậy. Lên lớp hai mẹ đã tặng em một chiếc cặp và nó đã cần mẫn theo em cho đến tận bây giờ.
Đó là một chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh lá cây. Nó được làm bằng một thứ vải dù có pha ni lông rất bền và đẹp. Phía trước có in hình những chú “POKEMON” trông rất ngộ nghĩnh. Quai cặp được làm bằng nhựa dẻo nên khi xách rất mềm mại. Hàng ngày em có thể đeo chiếc cặp sau lưng bằng hai chiếc dây đeo khá chắc chắn.
“Tách! Tách! Tách” Hai mắt khoá mạ kền sáng loáng bật ra khi em mở cặp. Trong cặp có ba ngăn cách nhau bằng tấm nhựa cứng. Hai ngăn lớn xếp sách giáo khoa và vở viết. Còn ngăn bé hơn, em luôn để đồ dùng học tập rất thuận tiện.
 Chiếc cặp ngày ngày cùng em chăm chỉ đến trường. Em seõ giöõ gìn chieác caëp thaät caån thaän ñeå duøng ñöôïc beàn laâu.Thật thương cho các bạn học sinh nghèo vẫn luôn ao ước cho mình một chiếc cặp.
TẢ CÂY BÚT MÁY
Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Ôi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao!
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp úp làm bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ trung quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon laijn như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng bóp mạnh để lấy không khí trong ruột gà ra ngoài nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên dầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.
Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà kì diệu này ! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em. Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong việc của mình là cây bút được nằm gon trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.
 Đề: Em hãy tả món quà sinh TẢ BÚP BÊ
Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi.
Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh.
Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.
Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.
 TẢ CON RÔ BỐT
Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười vừa qua, em được bố tặng một con rô-bốt đồø chơi rất tuyệt. 
Con rô-bốt này trông ngộ nghĩnh như một chú bé tí hon. Chú chỉ cao chừng hai gang tay em, được làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ màu xanh dương bóng loáng.
Cái đầu to như cái hộp vuông được đặt lên thân, trông không thấy cổ khiến chú trông bướng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi đăng-ten mọc rẽ ra hai bên như hình chữ C. Hai tai to như hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng như cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đường vẽ trang trí nổi cộm lên trông như chú mặc chiếc áo giáp sắt. Sau lưng có một ngăn trũng nhỏ đựng vừa hai viên pin, sát gần cúi núm công tắc nhựa màu đen. Hai bàn tay và hai chân cũng do những cái hộp vuông nhỏ nối vào nhau và gắn vào thân bởi những con ốc vít to. Nhờ vậy, tay chân chú có thể xoay về các hướng dễ dàng.
Em bật núm công tắc lên, lập tức chú rô-bốt hoạt động ngay. Từ trong bụng chú, những tiếng rè rè phát ra cùng lúc hai chân chú bắt đầu bước đi. Chân bước từng bước oai vệ, tay chú cũng vung vẩy theo nhịp bước. Buồn cười nhất là cái đầu cứ quay nhìn bên phải, rồi lại quay sang bên trái như tìm kiếm truy bắt kẻ địch. Đang đi, đụng phải chân bàn hay góc tủ, chú tự động tránh sang hướng khác. Tiếng rè rè và bước chân của chú khiến mấy con thằn lằn trên tường hốt hoảng chạy trốn.
Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú như là một người bạn nhỏ hiếu động và thông minh.
 Đề bài: Em hãy kể về một tấm gương vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
          Em đã được đọc nhiều câu chuyện về gương hiếu học nhưng Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương hiếu học, vượt khó để đạt được thành công trong học tập, làm em vô cùng cảm phục.
 Nguyễn Ngọc Ký sinh ra từ một gia đình nghèo khó. Lên 7 tuổi, cậu đã biết làm tất cả những công việc mà các cậu bé phải làm. Nhưng có ai ngờ rằng, cậu làm những việc đó bằng đôi chân, đôi chân cần mẫn thay thế cho cánh tay tật nguyền. Sống trong số phận nghiệt ngã, không biết tự bao giờ, cậu đã nuôi ước mơ được học tập như các bạn cùng trang lứa. Cậu bé nghèo bèn xin phép cha mẹ được đi học, nhưng vì nhà không có tiền cho con đi học, và cũng chẳng ai tin được rằng chú bé này, với đôi chân khẳng khiu có thể theo kịp các bạn của mình, nên họ không đồng ý. Dù thất vọng, nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn luôn ấp ủ ước mơ. Ngày ngày, dù nắng mưa nhọc nhằn, cậu vẫn đứng trước cửa lớp, chăm chú nghe giảng, chăm chú ngắm nhìn từng chữ cái được viết trên trang vở của các bạn. Rồi cậu về nhà, kẹp những cành cây khô trong ngón chân và miệt mài kẻ chữ. Rồi một ngày, Cô giáo vô tình nhìn thấy một cậu bé áo quần rách rưới, lấm lem, đang nắn nót viết chữ bằng đôi bàn chân đã tím lại vì những vết chai. Cảm động trước tinh thần của chú bé nghèo, Cô đã đến nói chuyện với cha mẹ cậu, và ngỏ ý được dạy cậu học. Thế là hôm sau, bước vào lớp là một cậu bé dù không có đôi tay, nhưng vẻ mặt rạng ngời sung sướng. Với trí thông minh và lòng quyết tâm, cậu đã theo kịp các bạn và trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng cũng không ít khó khăn, để viết được những dòng chữ đẹp, đôi chân cậu đã tê tái và đau buốt. Nhưng cậu luôn cố gắng học tập, vì thầy cô, bạn bè động viên và cũng vì một ước mơ mới. Đó là được làm một thầy giáo tốt như Cô giáo cậu. Cuối cùng, Nguyễn Ngọc Ký đã thành công, ông đã trở thành một tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo.
 Nhờ câu chuyện về tấm gương hiếu học này, em đã biết mình thật sung sướng được học tập. Em sẽ cố gắng học, để được trở thành một người đáng kính như Nguyễn Ngọc Ký.
 Đề bài: Em hãy kể về một tấm gương vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
          Em đã được đọc nhiều câu chuyện về gương hiếu học nhưng Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương hiếu học, vượt khó để đạt được thành công trong học tập, làm em vô cùng cảm phục.
 Nguyễn Ngọc Ký sinh ra từ một gia đình nghèo khó. Lên 7 tuổi, cậu đã biết làm tất cả những công việc mà các cậu bé phải làm. Nhưng có ai ngờ rằng, cậu làm những việc đó bằng đôi chân, đôi chân cần mẫn thay thế cho cánh tay tật nguyền. Sống trong số phận nghiệt ngã, không biết tự bao giờ, cậu đã nuôi ước mơ được học tập như các bạn cùng trang lứa. Cậu bé nghèo bèn xin phép cha mẹ được đi học, nhưng vì nhà không có tiền cho con đi học, và cũng chẳng ai tin được rằng chú bé này, với đôi chân khẳng khiu có thể theo kịp các bạn của mình, nên họ không đồng ý. Dù thất vọng, nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn luôn ấp ủ ước mơ. Ngày ngày, dù nắng mưa nhọc nhằn, cậu vẫn đứng trước cửa lớp, chăm chú nghe giảng, chăm chú ngắm nhìn từng chữ cái được viết trên trang vở của các bạn. Rồi cậu về nhà, kẹp những cành cây khô trong ngón chân và miệt mài kẻ chữ. Rồi một ngày, Cô giáo vô tình nhìn thấy một cậu bé áo quần rách rưới, lấm lem, đang nắn nót viết chữ bằng đôi bàn chân đã tím lại vì những vết chai. Cảm động trước tinh thần của chú bé nghèo, Cô đã đến nói chuyện với cha mẹ cậu, và ngỏ ý được dạy cậu học. Thế là hôm sau, bước vào lớp là một cậu bé dù không có đôi tay, nhưng vẻ mặt rạng ngời sung sướng. Với trí thông minh và lòng quyết tâm, cậu đã theo kịp các bạn và trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng cũng không ít khó khăn, để viết được những dòng chữ đẹp, đôi chân cậu đã tê tái và đau buốt. Nhưng cậu luôn cố gắng học tập, vì thầy cô, bạn bè động viên và cũng vì một ước mơ mới. Đó là được làm một thầy giáo tốt như Cô giáo cậu. Cuối cùng, Nguyễn Ngọc Ký đã thành công, ông đã trở thành một tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo.
 Nhờ câu chuyện về tấm gương hiếu học này, em đã biết mình thật sung sướng được học tập. Em sẽ cố gắng học, để được trở thành một người đáng kính như Nguyễn Ngọc Ký.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_bai_tap_lam_van_giua_hoc_ki_i_lop_4.doc