Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt (Phần đọc hiểu) Lớp 5 - Năm học: 2018-2019

doc 11 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 3757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt (Phần đọc hiểu) Lớp 5 - Năm học: 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt (Phần đọc hiểu) Lớp 5 - Năm học: 2018-2019
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Phần đọc hiểu
Họ tên HS:..................................................:................................................
Giọt sương
	Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh nó mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
“Tờ - rích, tờ - rích” Một chị vành khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây!
Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai.
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
(Theo Trần Đức Tiến)
	Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Giọt sương được miêu tả như thế nào? 
	A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá.
	B. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức có thể soi mình vào đó. 
	C. Giọt sương giống hạt mưa đậu trên lá mồng tơi.                                 
Câu 2. Khi soi mình vào giọt sương ta thấy điều gì?
	A. Ta thấy được hình ảnh của chính mình.
	B. Ta thấy được hình ảnh của chim vành khuyên.
	C. Ta thấy được vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Câu 3. Giọt sương biết được điều gì sắp đến với mình?
	A. Khi mặt trời lên cao, nó sẽ trở nên lấp lánh hơn.
	B. Nó sẽ không tồn tại được lâu vì khi mặt trời lên cao nó sẽ tan biến vào không khí.
	C. Nó sẽ bay vào không khí, trở thành đám mây lơ lửng.
Câu 4. Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy vành khuyên?
	A. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó sinh ra không phải là vô ích.
	B. Vì giọt sương quý vành khuyên nên chỉ muốn được gặp vành khuyên trước khi bị tan biến.
	C. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên.
Câu 5. Vì sao tác giả viết “Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.”?
.
.
.
Câu 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
.
.
.
.
Câu 7. Khi miêu tả giọt sương, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
	A. So sánh
	B. Nhân hóa.
	C. Cả so sánh và nhân hóa.
Câu 8. Câu sau có mấy quan hệ từ ? Ghi lại các quan hệ từ đó.
	Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, dòng sông và bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
	A. Ba quan hệ từ. Đó là: .......................................................................................
	B. Bốn quan hệ từ. Đó là: .....................................................................................
	C. Năm quan hệ từ. Đó là: ....................................................................................
Câu 9.  Phân tích cấu tạo câu sau: 
	Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. 
Câu 10. Điền tiếp vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh. 
	Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu nhưng ............................................
..........................................................................................................................................
Phần II. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút
Phần III. Tập làm văn ( 35 phút ) 
Đề bài: Hãy tả một người bạn thân mà em yêu quý. ( làm vở)
I. Đọc thầm 
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
 Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
 Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : « Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? ». Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 
 « Cháu hát hay quá ! ». một giọng nói vang lên : « Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ ». Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
 Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
 « Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay. » - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe ?
 Hoàng Phương
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Vì sao cô bé bị thâỳ giáo loại khỏi dàn đồng ca ?
 a. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
 b. Vì cô không có quần áo đẹp.
 c. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng , cũ và bẩn.
 Câu 2: Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì ?
 a. Suy nghĩ và khóc một mình.
 b. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
 c. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
 Câu 3: Cụ già đã làm gì cho cô bé ?
 a. Cụ nói : “ Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
 b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
 c. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
 Câu 4: Tình tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ và xúc động nhất ?
Câu 5: Câu “ Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.”
 Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu?
a. Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ trong câu.
c. Ngăn cách để thay thế cho quan hệ từ.
Câu 6: Đặt hai câu có từ tai, một câu mang nghĩa gốc,một câu mang nghĩa chuyển.
Câu 7: Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu: “ Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.”
a, Một ca sĩ
b, Cô bé
c, Cô bé đã trưởng thành
Câu 8: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ vui vẻ? 
a. vui tươi, vui mắt, mừng vui
vui mừng, vui sướng, vui vầy
vui cười, vui tính, vui lòng
Câu 9: Từ ghép nào dưới đây được tạo ra từ các cặp tiếng có nghĩa trái ngược nhau?
A. Béo gầy B. Đoàn kết C. Thấp bé D. Nhân ái
Câu 10 : Từ hay trong hai câu sau là tính từ, động từ hay quan hệ từ:
a. Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi.
 b. Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời.
B. Chính tả ( Học sinh nghe – viết)
C. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em. 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Phần chính tả 
 (Thời gian 15 phút )
Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết
Mùa xuân
           Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.
	Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.
 Theo Vũ Nam 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Phần chính tả 
 (Thời gian 15 phút )
Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết
Mùa xuân
           Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.
	Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.
 Theo Vũ Nam 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Phần đọc thành tiếng
1. Đọc thành tiếng ( Bài đọc 1)
 Mùa thảo quả
 Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
2. Trả lời câu hỏi: 
 Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Phần đọc thành tiếng 
1. Đọc thành tiếng ( Bài đọc 2) 
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
	Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.
	Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. 
2. Trả lời câu hỏi.
 Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT TRÌ
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 7 điểm)	
Câu
1
2
3
4
7
8
P. án đúng
B
C
B
A
C
C (nếu, trong, ở và,với ) 
Số điểm 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 5:( 1,0 điểm ) 
	Vì giọt sương tuy bé nhỏ, lại không tồn tại được lâu nhưng nó đã giúp ích cho vành khuyên. Nó vẫn làm được việc có ích cho đời.
Câu 6: ( 1,0 điểm ) 
	Hãy luôn làm những việc có ích cho đời.
Câu 9: (1 điểm ) 
	Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó / sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. 
 TN TN CN VN
Câu 10: ( 0,5 điểm ) 
	Ví dụ: Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu nhưng nó không buồn.
II. Kiểm tra viết ( 10 điểm )
1. Chính tả ( 2 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm 
- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm 
2. Tập làm văn ( 8 điểm ) Điểm thành phần như sau: 
	a, Mở bài ( 1 điểm ) 
	b, Thân bài ( 4 điểm )
	c, Kết bài ( 1 điểm )
d, Chữ viết, chính tả ( 1 điểm )
e, Bài văn có sự sáng tạo ( 1 điểm )	
* Cụ thể : Độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên. Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 
a. Mở bài : ( 1 điểm ) 
- Giới thiệu được về một người bạn thân. ( 1, 2 câu): 0,5 điểm.
- Nêu được cảm nhận ban đầu của em về người bạn đó ( 1,2 câu) : 0,5 điểm.
b. Thân bài: ( 4 điểm ) 
- Nội dung bài ( 2,0 điểm )
+ Tả được những đặc điểm về hình dáng : 1 điểm 
+ Tả được những đặc điểm về tính nết gắn với hoạt động : 1 điểm 
- Kĩ năng ( 1 điểm )
+ Biết dùng đúng từ ngữ để miêu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính cách. Viết đúng ngữ pháp, dùng đúng các dấu câu, ngôn ngữ phù hợp. 
	- Cảm xúc ( 1 điểm )
+ Đảm bảo sự lôgic, liên kết chặt chẽ giữa các câu văn trong đoạn. Bài văn có hình ảnh gợi tả, giàu cảm xúc. 
c. Kết bài ( 1 điểm ) 
+ Nêu được câu kết thúc của bài văn : 0,5 điểm.
+ Có bình luận, nhận xét hoặc đánh giá thêm của người viết: 0,5 điểm. 
d. Chữ viết : 1 điểm
+ Chữ viết đều nét, rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ: 0,5 điểm
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả (toàn bài không sai quá 5 lỗi ): 0,5 điểm.
e. Sáng tạo: 1 điểm
+ Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh,..)trong bài làm: 0,5 điểm
+ Bài viết có ý sáng tạo, mới mẻ, cuốn hút,.. hoặc nhắc đến những việc làm thể hiện sự thân thiết trong tình cảm,..: 0,5 điểm. 
* (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để cho các mức điểm phù hợp: 7,0 – 6,5 – 6,0 – 5,5 – 5,0 – .) 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT TRÌ
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Phần : Đọc thành tiếng
1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm )
* Cách đánh giá:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ): 1 điểm. 
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 
2. Trả lời đúng câu hỏi: 
Bài đọc 1
Câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
Trả lời : Qua một năm, cây đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Bài đọc 2
Câu hỏi : Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
Trả lời : Mọi người đến chật ních, mặc quần áo như đi hội, trải tấm thảm bằng lông thú từ đầu cầu thang tới cửa bếp. Đón tiếp bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Phần đọc hiểu
TT
 Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1,2
3,4
5
6
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
7
9
8
10
Tổng số câu
2
3
1
1
1
2
10
Tổng số điểm
1,0
1,5
1,0
1,0
1,0
1,5
7,0

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_phan_doc_h.doc