MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 4 Cuối học kỳ II năm học 2016 - 2017 1. Ma trận nội dung Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu Số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Kiến thức tiếng Việt - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Nhân hậu,đoàn kết. - Sử dụng được dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm tuỳ thuộc vào văn bản. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; biết sử dụng so sánh, nhân hoá để viết thành câu văn hay. - Biết xác định được các thành phần của câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. - Biết sử dụng tính từ phù hợp với từng sự vật. - Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 1,5 0.5 0.5 0.5 3 Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc cho sẵn. - Hiểu nội dung của các đoạn, bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc cho sẵn. - Giải thích được các chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được tính cách của các nhân vật có trong bài đọc, chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ với bản thân về cách sống và thực tế. Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 1 2 0.5 0.5 4 Tổng Số câu 3 3 2 2 10 Số điểm 2.5 2.5 1 1 7 2. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng việt 4 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 01 01 01 01 01 5 Câu số 1 3 2 4 5 2 Kiến thức tiếng việt Số câu 02 01 01 01 5 Câu số 6,8 7 9 10 Tổng số câu 03 02 01 01 01 02 Tổng số 03 03 02 02 10 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 4 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) 2.Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm) Thời gian 35 phút Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Chuyện loài hoa Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây cúc Đại Đoá. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn. Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn nhỡ gió bão Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời: - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phơn phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ. Sưu tầm Câu 1. Điều gì khiến Hoa Giấy không bị khát khi mùa khô đến? Ghi lại đáp án đúng: A. Cô mặc chiếc áo giản dị. B. Cô biết khuyên bạn tìm nước uống. C. Cô nhút nhát. D. Cô biết đâm rễ sâu và len lỏi xuống để phòng xa. Câu 2. Vì sao Cúc Đại Đoá lại bị khát khi mùa khô về? Viết câu trả lời của em vào giấy ô ly. 3. Viết lại câu sau và nhớ điền vào chỗ chấm từ ngữ nói lên tính cách của hai cô: Cúc Đại Đoá ..bao nhiêu còn Hoa Giấy lại .bấy nhiêu. Câu 4. Vì sao những con người sống như Hoa Giấy lại đáng quý ? Viết câu trả lời của em vào giấy ô ly. Câu 5. Em học được điều gì về cách sống từ câu chuyện trên? Viết câu trả lời của em vào giấy ô ly. Câu 6. Câu: “ Còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Câu 7. Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có trong câu: Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Câu 8. Chọn các tính từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm rồi viết lại vào giấy ô ly. a) Dòng sông chảy b) Bạn Lan lớp em rất .. c) Cô giáo luôn nhìn em với cặp mắt . d) Em nhớ nhất bà nội em có nụ cười . (hiền hậu, hiền lành, hiền từ, hiền hoà) Câu 9. Trong bữa ăn cơm cùng gia đình, có ông bà, bố mẹ và chị em của em ăn cùng. Em sẽ mời thế nào? Ghi lại câu mời của em. Câu 10 . Viết lại câu văn sau để gợi tả hơn bằng cách sử dung các biện pháp so sánh, nhân hoá, từ ngữ gợi tả. Trường em có một cây bàng già. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) Học sinh viết trên giấy ô ly 1. Chính tả nghe – viết (2điểm): Bài viết: Vương quốc vắng nụ cười (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 132). Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: “ từ đầu đến những mái nhà.” II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 4 Cuối học kì II năm học 2016 – 2017 KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm 2. Đọc hiểu và kiến thức Câu số Điểm Đáp án hoặc hướng dẫn 1 1 D 2 1 Vì nó mải chơi, chỉ thích ngắm vuốt, không nghe lời khuyên 3 1 đỏng đảnh . khiêm tốn Hoặc: lười biếng . chăm chỉ. 4 0,5 Vì hoa giấy giản dị, biết lo xa, biết quan tâm đến người khác. 5 0,5 Cần phải biết giản dị, khiêm nhường, biết tính lâu dài cho cuộc sống của mình và quan tâm đến người khác. 6 0,5 so sánh 7 1 CN: người ngựa: 0,5 điểm VN: dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. TN: Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, : 0,5 điểm 8 0,5 a) hiền hòa; b) hiền lành; c) hiền từ; d) hiền hậu 9 0,5 Câu mời phải thể hiện được sự kính trọng, lễ phép với người trên và mời được mọi thành viên trong gia đình. 10 0,5 Thay từ già bằng cách diễn đạt cho hay hơn. Phần kiểm tra viết: 10 điểm 1. Chính tả: 2 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm) - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) TT Điểm thành phần Điểm 1 Mở bài Giới thiệu được con vật yêu thích em định tả. 1 2 Thân bài (4 điểm) Nội dung: Tả được đặc điểm ngoại hình, một số hoạt động thể hiện tính nết con vật 1,5 Kĩ năng: Viết đúng kiểu bài tả con vật, mỗi đoạn phải đảm bảo được yêu cầu của đoạn. 1,5 Cảm xúc: Có tình cảm yêu thương con vật bằng việc làm cụ thể. 1 3 Kết bài Nêu được tình cảm, sự chăm sóc con vật và ngược lại tình cảm của con vật với người nuôi, người tả. 1 4 Chữ viết, chính tả Chữ viết đúng mẫu, cỡ chữ, không sai chính tả. 0,5 5 Dùng từ đặt câu Dùng từ đúng, câu đúng ngữ pháp. 0,5 6 Sáng tạo Bài viết có sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh, có các biện pháp tu từ, văn viết sinh động. 1
Tài liệu đính kèm: