Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019

docx 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019
MA TRẬN RA ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ 1 LỚP 5
TT
Chủ đề 
Mạch KT, KN
Mức 1
Mức 2
Mức 3 
Mức 4 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu 
văn bản
Số câu
2
2
Câu số
1,2
3,4
Số điểm
1
1,5
2
Kiến thức 
Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
Câu số
5
6
7
8
9
Số điểm
0,5
1
Tổng
Số câu
3
3
1
1
1
Số điểm
1,5
2,5
1
1
1
PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY AN
BÀI KIỂM TRA CUÓI HỌC KÌ I - LỚP 5
NĂM HỌC: 2018- 2019
MÔN: TIẾNG VIỆT
 Họ và tên: .............................................................. Lớp ......................
Trường: Tiểu học Thủy An
ĐIỂM
PHẦN NHẬN XÉT VÀ KÝ TÊN (GHI RÕ HỌ TÊN) CỦA GV
Đọc
Viết
Chung
A. Bài kiểm tra viết
I. Chính tả : Nghe - viết: 15 phút.
Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. ( Từ Y Hoa lấy trong gùi ra. đến hết.)
 ( SGK TV 5 tập 1 trang 145)
II. Tập làm văn: (35phút)
Hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
B. Bài kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và làm bài tập: (20 phút)
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
 Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân a ? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
   À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
 Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa ? Khỏi đau chưa ? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.
 Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
 Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
 -   Chúng em đi nhé ! Chúng em đi nhé ! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên !...
Theo TÔ HOÀI
1. Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:	
Câu 1: (M1- 0.5đ): Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào?
Mùa xuân B. Mùa hạ
C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2: (M1- 0.5đ): Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu?
đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.
nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.
Câu 3: (M2- 0.5đ): Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì?
	A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.
	B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.
	C. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.
 D. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.
Câu 4: (M2- 1đ): Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn?
	A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
	B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.
	C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.
 D. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.
Câu 5: (M1- 0,5đ): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”?
cảm tình B. cảm xúc
 C. rung động D. xúc động
Câu 6: (M2- 1đ): Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? 
 A. cây bằng lăng/ cây thước kẻ
	B. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan
	C. tìm bắt sâu/ moi rất sâu
 D. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh
2, Tự luận
Câu 7: (M 2- 1đ): Tìm một từ đồng nghĩa với “bảo vệ”. Đặt câu với từ vừa tìm được
Câu 8: (M3- 1đ): Em hãy viết chủ ngữ và vị ngữ của câu sau vào chỗ chấm: “Trước mặt tôi, vịt mẹ che chở cho đàn con.”
- Chủ ngữ:...
- Vị ngữ:..................................................................................................................
Câu 9: (M4- 1đ): Hãy đặt câu có sử dụng cặp từ “ Vì....nên...” nói về tình cảm của em đối với gia đình, thầy cô
II. Đọc thành tiếng: (3 Điểm)
 Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. 
 Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. 
PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY AN
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI HKI LỚP 5
NĂM HỌC: 2018 - 2019
 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5
I. Phần viết ( 10 điểm)
1. Chính tả : 2 điểm 
- Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét  ( một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm)
- Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn  toàn bài trừ không quá 0,5 điểm
2. Tập làm văn: 8 điểm 
 	- Nội dung đủ  3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài ) 
+ Mở bài : Giới thiệu người em định tả, người đó có ấn tượng gì với em ?
(1 điểm )
+ Thân bài : Tả ngoại hình và tả hoạt động người em muốn tả ( 5 điểm )
+ Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ của em về người đó ( 1 điểm )
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ ( 0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp ( 0,5 điểm)
- Viết bài có sáng tạo ( 1 điểm)
- Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm
- Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm :  6; 5 ; 4 ;3
II. Phần Đọc hiểu
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
C
B
D
C
Điểm 
0,5
0,5
0,5
1
0,5
1
Câu 7: (mỗi ý đúng được 0,5đ)
Đồng nghĩa với Bảo vệ là ”giữ gìn, che chở, che chắn, ngăn cản,....”
Ví dụ: Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch sẽ.
Câu 8: ( mỗi câu đúng được 0,5 đ)
Chủ ngữ: Vịt mẹ
Vị ngữ: Che chở cho đàn con
Câu 9: ví dụ
Vì yêu gia đình của mình nên em cần cố gắng học tốt hơn nữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018.docx