Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018

doc 7 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 653Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018
Họ và tên .............................................................
 Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2018
Lớp : 5....... Trường TH Trần Hưng Đạo 
	BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2017– 2018 
MÔN TIẾNG VIỆT 
 (Thời gian 60 phút – Không kể thời gian đọc thành tiếng ) 
ĐIỂM
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH
Đọc tiếng:
Đọc hiểu:
Chính tả:
Tập làm văn:
Tổng:
I – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
 a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.
b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
 Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
Ba Vì. b. Nghĩa Lĩnh. c. Sóc Sơn. d. Phong Khê.
 Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?
Phú Thọ. b. Phúc Thọ. c. Hà Nội. d. Hà Tây
 Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
 a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
 b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
 c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.
 Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?
Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.
d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.
 Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. d. Dùng quan hệ từ.
 Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
 a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
 b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
 c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn. 
 d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
 Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
 a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
 c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
 d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
 Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”? 
 Viết câu của em :
 II - Phần viết :
 1 . Chính tả : (Nghe – viết)
Bài viết : (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83) 
(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu .. đến và bắt đầu thổi cơm.)
2 . Tập làm văn : (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau :
 2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
 2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Bài làm
BẢNG THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – GIỮA KÌ II
TT
Chủ đề
Mạch KT, KN
Mức 1
(28%)
Mức 2
(28%)
Mức 3
(22%)
Mức 4
(22%)
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
02
01
01
01
05
Câu số
1,2
6
3
 4
Số điểm
2,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
4 điểm
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
02
01
01
03
01
Câu số
5, 8
9
7
Số điểm
1,5 đ
1,0 đ
0,5 đ
2 điểm
1 điểm
Tổng số câu
02
03
01
01
02
08
01
Tổng số
02 câu
03 câu
02 câu
02 câu
09 câu
Tổng số điểm
2,0 điểm
2,0 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
7,0 điểm
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GKH II – Phần đọc hiểu & KT TV
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ý ĐÚNG
b
a
c
b
a
a
d
b
VD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.
HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT
	A/ KIỂM TRA ĐỌC : (10Đ)
 	I.: Đọc thành tiếng (3đ )
	 - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1,5 điểm.
( Đọc sai từ 2-4 tiếng : 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng : 0,5 điểm.)
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 0,5 điểm.
 ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ : 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên : 0 điểm.)
 - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 0,5 điểm.
 ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm.)
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá : 1 phút ) : 0,5 điểm. ( Đọc trên 1-2 phút : 0,5 điểm.)
	II. Đọc thầm (7đ) 
 Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào? b. Nghĩa Lĩnh. 
 Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào? a. Phú Thọ. 
 Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
 c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
 Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ? b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
 Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. 
 Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
 a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
 Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
 b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
 Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”? 
 Viết câu của em :
VD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.
 B. KIỂM TRA VIẾT : (10Đ) 
 I. Viết chính tả : ( 2đ) 	
 Bài viết : (2 điểm) 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn : 2,0 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ : 0,25 điểm.
* Lưu ý : Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.
	 II - Tập làm văn : (8đ) 
 2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
 2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
- Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm : 7,5 – 7 ; 6,5 – 6 ; 5,5 - 5 ; 4,5 – 4 ; 3,5 - 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_chat_luong_giua_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc