8 Đề thi học kỳ 2 tự luận Hóa 11

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4025Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "8 Đề thi học kỳ 2 tự luận Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 Đề thi học kỳ 2 tự luận Hóa 11
BỘ 37 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 TỰ LUẬN 
HÓA 11 CÁC TRƯỜNG THPT TPHCM
ĐỀ SỐ 1: BÌNH HƯNG HÒA (2014-2015)
Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng: 
Câu 2: (2 điểm) Nhận biết các chất khí không màu: hiđro, butan, but−2−in, but−1−in, sunfurơ.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 2,7 (g) H2O.
(1,25 điểm) Xác định 2 ankin, viết công thức cấu tạo của 2 ankin đó. 
(0,75 điểm) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi ankin trong hỗn hợp A. 
(1điểm) Dẫn 6,72 (l) hỗn hợp A qua dung dịch bạc nitrat trong amoniac dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 4: (2 điểm) Hỗn hợp khí X gồm propan, propen, propin. Dẫn từ từ 3,136 (l) hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thì thấy có 22,4 (g) brom phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 3,136 (l) hỗn hợp khí X rồi dẫn sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong thì thu được 42 (g) kết tủa trắng. Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
Câu 5: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,15 (mol) hỗn hợp metan, etilen, propin, vinyl axetilen rồi dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc. Tính khối lượng bình đựng H2SO4 tăng lên.
ĐỀ SỐ 2: GÒ VẤP (2014-2015)
A. LÝ THUYẾT (7 điểm) 
Câu 1: (1 điểm) Từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết có đủ viết các phản ứng điều chế phenol.
Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Axetilen etilen ancol etylic anđehit axetic ancol etylic etyl clorua 
	Axetilen vinyl clorua; 	ancol etylic etilen etyl clorua 
Câu 3: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: stiren, anđehit fomic, axit axetic, phenol.
Câu 4: (1 điểm) Nhỏ vào ống nghiệm 3−4 giọt dung dịch CuSO4 và 2−3 giọt dung dịch NaOH. Lắc nhẹ, sau đó tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm 3−4 giọt glixerol. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng. 
Câu 5: (1 điểm) Hiđrocacbon X có 150 < MX < 170. Đốt cháy hoàn toàn a (g) X thì thu được a (g) H2O. X không làm mất màu dung dịch brom cũng không phản ứng với brom khi có bột Fe, đun nóng xúc tác nhưng lại phản ứng với clo khi chiếu sáng tạo một dẫn xuất monocle duy nhất. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X. 
B. BÀI TOÁN (3 điểm) 
	Cho 6,2 (g) hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế tiếp nhau thuộc dãy đồng đẳng của ancol metylic tác dụng với Na vừa dư, sau phản ứng thu được 1,68 (l) khí (đktc).
Xác định công thức phân tử của 2 ancol.
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Nếu cho 6,2 (g) hỗn hợp ancol trên phản ứng với CuO dư, đun nóng. Toàn bộ sản phẩm thu được đem tráng gương thì lượng bạc lớn nhất thu được là bao nhiêu (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn)?
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn) (7 điểm) 
Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Câu 2: (2 điểm) Viết công thức cấu tạo thu gọn và đọc tên các đồng phân anđehit có cùng công thức phân tử C5H10O. 
Câu 3: (1,25 điểm) Từ canxi cacbua (CaC2), các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế CH3CHO, C2H5OH, C6H6, C6H6Cl6.
Câu 4: (1,75 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất lỏng sau: phenol, anđehit axetic, etanol, benzen. Viết phương trình hóa học minh họa.
B. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Câu 5: Dành cho A1 đến A5 Cho 19,35 (g) hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na dư thu được 4,2 (l) khí H2 (đktc).
Xác định công thức phân tử hai ancol.
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X.
Nếu đun hỗn hợp X ở 1700C (xúc tác H2SO4 đặc) thì thu được tối đa bao nhiêu anken? Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 6: Dành cho A6 Chia hỗn hợp Y gồm glixerol và một ancol no, đơn chức A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: cho Y tác dụng vừa đủ với 7,35 (g) Cu(OH)2.
Phần 2: Cho Y phản ứng hết với Na dư thu được 8,4 (l) khí H2 (đktc).
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Y.
Xác định công thức phân tử ancol A.
Tính m (g) tinh bột cần dùng để điều chế lượng etanol trong Y. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. 
ĐỀ SỐ 4: LÝ TỰ TRỌNG (2014-2015)
Câu 1: (2,25 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có): 
	Natri axetat metan axetilen etyl clorua ancol etylic polietilen (P.E)
Câu 2: (1,75 điểm) Nhận biết các lọ đựng trong các chất lỏng sau bằng phương pháp hóa học: glixerol, etanol, phenol.
Câu 3: (2 điểm) Viết công thức cấu tạo các đồng phân ancol và gọi tên thay thế của C4H10O.
Câu 4: (2 điểm) Cho 18,6 (g) hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng hết với Na, thu được 3,36 (l) khí H2 (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong A. 
Câu 5: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon mạch hở X, thu được 26,4 (g) CO2 và 14,4 (g) H2O. Xác định công thức phân tử của X.
ĐỀ SỐ 5: MẠC ĐỈNH CHI (2014-2015)
Câu 1: (1,75 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có):
	Glucozơ (C6H12O6) C2H5OH 
Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các chất lỏng chứa trong các lọ mất nhãn sau: axit axetic (CH3COOH), glixerol (C3H8O3), anđehit axetic (CH3CHO) và ancol etylic (C2H5OH). Viết các phương trình hóa học minh họa. 
Câu 3: (2,5 điểm) 
Cho các chất sau: anđehit acrylic (CH2=CH−CHO), axit axetic (CH3COOH), ancol anlylic (CH2=CH−CH2−OH). Viết các phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) và ghi rõ điều kiện xảy ra khi cho các chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2, Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường), H2 (dư).
Từ propan−1−ol điều chế propan−2−ol theo sơ đồ sau: 
Propan−1−ol X propan−2−ol.
Câu 4: (1,25 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học giải thích các thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẫu phenol, lắc nhẹ.
Thí nghiệm 2: Thêm tiếp mấy giọt dung dịch NaOH vào dung dịch thu được ở thí nghiệm 1, lắc nhẹ. 
Thí nghiệm 3: Sục khí CO2 vào dung dịch thu được ở thí nghiệm 2.
(Dùng công thức cấu tạo để viết phương trình phản ứng).
Câu 5: (1,75 điểm) Chất X là một ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun 25,5 (g) X với H2SO4 đặc ở 1700C thu được 17,85 (g) anken.
Xác định công thức của X.
Lấy 52,5 (g) dung dịch 40% (chứa ancol X ở trên) cho tác dụng với Na dư thì thu được khí Y. Tính thể tích khí Y ở đktc.
Câu 6: (1,25 điểm) Cho dung dịch chứa m (g) hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic (CH3COOH) tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 39,72 (g) kết tủa 2,4,6−tribrom phenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 (ml) dung dịch NaOH 1M. Tính m.
ĐỀ SỐ 6: MARIE CURIE (2014-2015)
A. LÝ THUYẾT (7 điểm) Tất cả các chất hữu cơ phải viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn 
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Etan (1 mol) + Cl2 (1 mol)
Propilen + Br2 (dung dịch)
Axetilen + dung dịch AgNO3/NH3
Propan−1−ol + CuO
Câu 2: (2 điểm) Thực hiện chuỗi phương trình phản ứng hóa học sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
	Buta−1,3−đien 3−brom but−1−en 2−brom butan butan−2−ol but−2−en 
Câu 3: (2 điểm)
	Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm 3−4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2−3 (ml) dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. 
Thí nghiệm 2: Nhỏ vào ống nghiệm của thí nghiệm 1 3−4 giọt etilen glycol (etan−1,2−điol), lắc nhẹ. Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. 
Câu 4: (1 điểm) Từ axetilen với chất vô cơ, xúc tác và điều kiện thích hợp ta có thể thực hiện trực tiếp một phương trình phản ứng hóa học điều chế vinyl clorua. Từ vinyl clorua điều chế được poli (vinyl clorua) thường được gọi là nhựa P.V.C và được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa Hãy viết phương trình phản ứng hóa học điều chế vinyl clorua và nhựa P.V.C từ axetilen.
B. BÀI TOÁN (3 điểm) 
	Đốt cháy hoàn toàn 9,25 (g) một ancol no, đơn chức, mạch hở X cần 16,8 (l) O2 (đktc).
Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và xác định công thức phân tử của X.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân của nhau ứng với công thức của X.
Y là một đồng phân khác X được điều chế từ ancol metylic và một ancol bậc 2 Z trong điều kiện có xúc tác H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 1400C. Xác định công thức cấu tạo của Z và Y; viết phương trình phản ứng hóa học điều chế Y. 
ĐỀ SỐ 7: NAM KỲ KHỞI NGHĨA (2014-2015)
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có):
	Metan axetilen benzen phenyl bromua natri phenolat phenol 
	Metan metanal ancol metylic etyl metyl ete
Câu 2: (2,5 điểm) 
Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho: 
Toluen vào dung dịch KMnO4 đun nóng.
Propanal vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac đun nóng.
Chất nào sau đây làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom: anđehit axetic, etilen, phenol.
Chất nào sau đây làm mất màu tím của dung dịch KMnO4: stiren, propen, axetilen. 
Câu 3: (2,5 điểm) 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (điều kiện phản ứng có đủ):
Benzen + HNO3 đặc (vừa đủ) 
Metanol + HBr
Ancol isopropylic + CuO
Đốt cháy hoàn toàn etanal 
Đun nóng butan−2−ol với H2SO4 đặc tới 1700C.
Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế polietilen.
Câu 4: (1 điểm) 
Hãy nêu 2 ứng dụng của anđehit fomic.
Hãy so sánh tính axit của phenol và axit cacboxylic viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 5: (2 điểm) 
Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong A.
Cho 7 (g) hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 đủ/H2SO4 đặc thì thu được bao nhiêu (g) axit picric (2,4,6−trinitro phenol).
ĐỀ SỐ 8: NGUYỄN CHÍ THANH (2014-2015)
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH
Câu 1: (1 điểm) Viết công thức cấu tạo các đồng phân của ancol bậc 1 có công thức cấu tạo C4H10O và gọi tên theo danh pháp thay thế.
Câu 2: (1,5 điểm) Viết phương trình phản ứng (các chất viết dạng công thức cấu tạo thu gọn) cho các trường hợp sau:
Trùng hợp buta−1,3−đien
Benzen tác dụng khí clo, ánh sáng
Phenol tác dụng kali hiđroxit
Đun buta−2−ol với H2SO4 đặc ở 1700C
Toluen tác dụng với brom, đun nóng
Propin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Câu 3: (1,5 điểm) Ba hợp chất A, B, C có cùng công thức phân tử C3H8O.
Chất A đun nóng với CuO tạo ra anđehit.
Chất B đun nóng với CuO tạo ra xeton.
Chất C có nhiệt độ sôi thấp nhất trong 3 chất. 
Viết công thức cấu tạo của A, B, C và gọi tên từng chất.
Câu 4: (1,5 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa các thí nghiệm sau (các chất viết dạng cấu tạo thu gọn):
Dẫn C2H2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3/NH3.
Cho Na vào bình chứa CH3OH.
Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 5: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết các chất lỏng sau: etanol, hexan, phenol, stiren. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 6: (2 điểm) Xác định công thức cấu tạo thu gọn các chất X, Y trong các thí nghiệm sau: 
Cho 9,2 (g) ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với Na dư, thu được 2,24 (l) H2 (đktc). 
Cho 10,8 (g) một phenol đơn chức Y trung hòa đủ bởi 50 (ml) dung dịch NaOH 2M.
Câu 7: (1 điểm) Hỗn hợp A gồm ancol etylic và phenol (C6H5OH) tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 (l) khí (đktc). Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 100 (ml) dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKII_HOA_11.docx