HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 1/ 4 Email: dangnhatlong.com@gmail.com ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI, QUẬN TÂN PHÚ Bài 1: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau: H2, O2, không khí. Bài 2: (3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng và phân loại phản ứng: 1) Fe + H2SO4 → ? + ? 2) P2O5 + H2O → ? 3) ? + HCl → AlCl3 + ? 4) KClO3 9t ? + ? Bài 3: (1,5 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 1) Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3) 2) Chì (II) oxit + hiđro → chì + nước 3) Kẽm + axit clohiđric → kẽm clorua + khí hiđro Bài 4: (2,5 điểm) Cho 4,48 (l) khí hiđro (đktc) đi qua ống nghiệm chứa 23,3 (g) sắt từ oxit. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Sau phản ứng chất nào còn dư, dư bao nhiêu (g). 3) Tính khối lượng hơi nước thu được sau phản ứng. Bài 5: (1,5 điểm) Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình minh họa cho thí nghiệm trên: điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm. ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THCS ĐẶNG TRẦN CÔN, QUẬN TÂN PHÚ Bài 1: (1 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng. Bài 2: (3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng. 1) Na + H2O → ? + ? 2) BaO + H2O → ? 3) SO3 + H2O → ? 4) H2 + FeO 9t ? + ? 5) P + O2 9t ? 6) KClO3 9t ? + ? Bài 3: (2 điểm) Phân loại và đọc tên các chất sau: NaOH, SO2, N2O5, Na2CO3. Bài 4: (1 điểm) Cho biết các phản ứng sau thuộc loại phản ứng gì? 1) Al + HCl → AlCl3 + H2 2) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu 3) C + O2 → CO2 4) HgO 9t ? + ? Bài 5: (3 điểm) Hòa tan 19,5 (g) kẽm Zn vào dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro H2. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc). 3) Tính khối lượng muối sinh ra. 4) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hết lượng khí hiđro ở trên. ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN, ĐỀ 1, QUẬN TÂN PHÚ Bài 1: (1 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng đến 4000C. Bài 2: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng). 1) Al + ? → AlCl3 + ? 2) Ba + H2O → ? + ? 3) Na2O + ? → NaOH 4) P2O5 + H2O → ? Bài 3: (2 điểm) Hoàn thành ô trống: CTHH Phân loại Tên gọi H3PO4 HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 2/ 4 Email: dangnhatlong.com@gmail.com Fe(OH)3 Bari sunfat Kali hiđroxit Bài 4: (1 điểm) Nhận biết dung dịch: HNO3, NaCl, Mg(OH)2. Bài 5: (3 điểm) Hòa tan Magie vào dung dịch có chứa 18,25 (g) axit clohiđric HCl. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc). 3) Tính khối lượng muối sinh ra. 4) Dùng lượng khí hiđro sinh ra trong phản ứng trên dẫn qua CuO, nung nóng. Tính khối lượng kim loại đồng thu được. ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN, ĐỀ 2, QUẬN TÂN PHÚ Bài 1: (2 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau đây (ghi điều kiện của phản ứng nếu có). Kali clorat → oxi → sắt từ oxit → sắt → sắt (II) sunfat. Bài 2: (1 điểm) 1) Viết phương trình điều chế dung dịch axit photphoric. 2) Viết phương trình điều chế hiđro từ nhôm và axit sunfuric. Bài 3: (1 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình khi cho Natri vào cốc chứa nước. Bài 4: (1 điểm) Nhận biết dung dịch: canxi hiđroxit, nước, axit nitric. Bài 5: (2 điểm) 1) Phân loại và gọi tên các chất sau: Ca(HCO3)2, Fe(OH)2. 2) Viết công thức hóa học và phân loại các chất sau: Bari sunfat, axit flohiđric. Bài 6: (3 điểm) Hòa tan 16,25 (g) kẽm tác dụng với 7,3 (g) axit clohiđric HCl. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng. 2) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc). 3) Dùng lượng khí hiđro sinh ra trong phản ứng trên dẫn qua 3 16 (g) oxit kim loại, nung nóng (kim loại có hóa trị III) thì thu được chất rắn và nước. Xác định công thức của oxit kim loại. ĐỀ SỐ 5: QUẬN TÂN PHÚ Bài 1: (1,5 điểm) Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau và cho biết mỗi phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng hóa học nào? 1) P + O2 → P2O5 2) Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 3) KClO3 → KCl + O2 Bài 2: (1,5 điểm) Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 1) Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + Hiđro 2) Natri + nước → Natri hiđroxit + Hiđro 3) Canxi + Oxi → Canxi Oxit Bài 3: (2 điểm) Đốt nóng bột đồng (II) oxit và cho luồng khí hiđro (tinh khiết) đi qua. Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Bài 4: (2 điểm) 1) Dung dịch là gì? Cho ví dụ. 2) Tính độ tan của Na2CO3 biết rằng ở nhiệt độ 18 0C thì 250 (g) nước có thể hòa tan 53 (g) Na2CO3 để tạo dung dịch Na2CO3 bão hòa. Bài 5: (3 điểm) Cho sắt tác dụng vừa đủ với 300 (g) dung dịch axit sunfuric (H2SO4) nồng độ 19,6%. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính khối lượng muối sinh ra? 3) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)? HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 3/ 4 Email: dangnhatlong.com@gmail.com ĐỀ SỐ 6: QUẬN TÂN BÌNH Bài 1: (2 điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? 1) P2O5 + H2O → ? 2) ? + H2O → NaOH + H2↑ 3) ? 0t K2MnO4 + MnO2 + O2↑ 4) ? + ? → K2O Bài 2: (3 điểm) Cho các chất KClO3, CaO, Fe, SO3, Cu, Fe2O3. Hãy viết phương trình hóa học của: 1) Chất tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh. 2) Chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. 3) Chất bị nhiệt phân hủy. Gọi tên các sản phẩm. Bài 3: (2 điểm) Hãy trình bày cách nhận biết các khí: Cacbonic (CO2), Oxi (O2), khí hiđro (H2). Bài 4: (3 điểm) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe2O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. 1) Tính thể tích khí Oxi (đktc) cần dùng để chế 46,4 (g) oxit sắt từ. 2) Tính số (g) Kali permanganate KMnO4 cần để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên. HÓA HỌC 8 www.luyenthi24h.com Biên soạn : Đặng Nhật Long Trang 4/ 4 Email: dangnhatlong.com@gmail.com ĐỀ SỐ 7: QUẬN PHÚ NHUẬN – THCS NGÔ TẤT TỐ Bài 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học: 1) Al + ? → AlCl3 + ? 2) N2O5 + H2O → 3) Fe2O3 + H2 → ? + ? 4) K + ? → KOH + ? Bài 2: (3 điểm) 1) Viết các phương trình thực hiện dãy sau: H2 → H2O → H2SO4 Al2(SO4)3 NaOH 2) Phân loại và gọi tên các công thức sau: SO3, Mg(OH)2, Ba(H2PO4)2, H2CO3. Bài 3: (2 điểm) 1) Nhận biết các chất bột sau: P2O5, K2O. 2) Nêu hiện tượng và viết phương trình khi cho chất bột màu trắng canxi oxit vào nước, sau đó cho giấy quỳ tím vào dung dịch thu được sau phản ứng? Bài 4: (1 điểm) 1) Cách viết sau có ý nghĩa gì? SNaCl (60 0 C) = 38g. 2) Tính khối lượng NaCl và khối lượng H2O có trong 250 g dung dịch bão hòa NaCl ở nhiệt độ trên. 3) Tính nồng độ phần trăm dung dịch bão hòa NaCl ở nhiệt độ trên. Bài 5: (2 điểm) Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl). Sau phản ứng thu được lượng muối và 3,36 (l) khí hiđro (đktc). 1) Tính số mol khí hiđro thoát ra. 2) Tính khối lượng axit clohiđric đã phản ứng. 3) Cho lượng khí hiđro trên tác dụng được sắt (II) oxit nung nóng thì có thể thu được bao nhiêu (g) sắt?
Tài liệu đính kèm: