66 Chủ đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Kha Văn Lập

pdf 378 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 713Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "66 Chủ đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Kha Văn Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66 Chủ đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Kha Văn Lập
66 CHỦ ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG HÓA 8 
KHA VĂN LẬP – NGUYỄN CHÍNH BÌNH 
Chương 1 34 Hiệu suất phản ứng 
1 Phân biệt vật chất với vật thể. 35 Xác định công thức kim loại hoặc oxit. 
2 Tách chất và nhận biết. 36 Xác định công thức của hợp chất qua 
phản ứng đốt cháy 
3 Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử Chương 5 
4 Tính số hạt 37 Phân loại các hợp chất 
5 Khối lượng nguyên tử 38 Viết PTHH 
6 Phân biệt đơn chất và hợp chất 39 Nhận biết, tách chất 
7 CTHH của đơn chất và hợp chất - PTK 40 Thí nghiệm và hiện tượng thực tế 
8 Hóa trị 41 Các bài toán cơ bản 
9 Lập CTHH 42 Bài toán hỗn hợp 
10 Kỹ năng viết CTHH của đơn chất và 
hợp chất 
43 Bài toán sử dụng ĐLBTKL và ĐLBTNT 
Chương 2 44 Xác định kim loại 
11 Phân biệt HTVL và HTHH Chương 6 
12 Phương trình chữ của phản ứng 45 Độ tan 
13 Định luật bảo toàn khối lượng 46 Lượng chất kết tinh 
14 Điều kiện để PƯHH xảy ra 47 Tính nồng độ và các đại lượng liên quan 
15 Dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra 48 Pha loãng và cô đặc dung dịch 
16 Lập PTHH 49 Pha trộn dung dịch không xảy ra phản 
ứng 
17 Kỹ năng viết PTHH 50 Bài tập về nồng độ dung dịch có xảy ra 
phản ứng 
18 Một số phương pháp cân bằng PTHH 16 chủ đề quan trọng 
Chương 3 51 Cấu tạo nguyên tử 
19 Tính số mol khi biết số hạt 52 Bài tập tính theo CTHH 
20 Tính số mol khi biết khối lượng 53 Tính theo PTHH – Lượng dư và hiệu suất 
phản ứng. 
21 Tính số mol khi biết thể tích. 54 Phương pháp giá trị trung bình 
22 Tỉ khối chất khí và khối lượng mol 55 Bài tập vận dụng ĐLBTKL 
23 Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp. 56 Bài tập vận dụng ĐLBTNT 
24 Tính theo công thức hóa học. 57 Tăng giảm khối lượng 
25 Tính theo PTHH và hiệu suất phản ứng 58 Phương pháp quy đổi 
26 Bài tập về lượng dư 59 Khoảng biến thiên giá trị 
Chương 4 60 Khử oxit kim loại và khử nước 
27 Tên gọi và công thức của oxit 61 Tự chọn lượng chất 
28 PTHH và phân loại phản ứng 62 Thí nghiệm, thực tiễn, điều chế, làm khô 
chất 
29 Thí nghiệm và hiện tượng thực tế 63 Nhận biết 
30 Nhận biết – tách chất 64 Thí nghiệm hóa học 
31 Tính theo PTHH 65 Tách chất và làm sạch chất 
32 Bài toán về lượng chất dư 66 Lập luận xác định CTHH của chất 
33 Khối lượng, thể tích và % mỗi chất 
trong hỗn hợp 
 2 
CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ 
CHỦ ĐỀ 1: PHÂN BIỆT CHẤT VỚI VẬT THỂ 
A. Lý thuyết & phương pháp giải 
1. Vật thể 
- Vật thể là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian. 
- Vật thể gồm hai loại: 
+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. 
+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra. 
2. Chất 
- Chất là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. 
- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất. 
- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gốm tính chất vật lí, tính chất hóa học 
+ Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ 
nóng chảy, khối lượng riêng. 
+ Tính chất hóa học: là khả năng bị biến đổi thành chất khác. 
Lưu ý: Chất nguyên chất hay còn gọi là chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có 
tính chất vật lí và hóa học nhất định. 
B. Ví dụ minh họa 
Ví dụ 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ, đôi 
giày. Số vật thể nhân tạo là 
A. 4. 
B. 2. 
C.5. 
D. 3. 
Lời giải: 
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo nên. 
Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe máy, máy bay, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày 
Chọn C 
Ví dụ 2: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết? 
A. Nước suối. 
B. Nước cất. 
C. Nước khoáng. 
D. Nước đá từ nhà máy. 
Lời giải: 
Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định. 
Chọn B 
Ví dụ 3: Trong các vật thể sau, đâu là vật thể tự nhiên? 
A. Chậu nhựa. 
B. Hộp bút. 
C. Không khí. 
D. Máy điện thoại 
Lời giải: 
 3 
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. 
Chọn C 
C. Bài tập tự luyện 
1) TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể tự nhiên 
A. Cây mía, con ếch, xe đạp. 
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút. 
C. Cây tre, con cá, con mèo. 
D. Máy vi tính, cái cặp, radio. 
Đáp án: Chọn C 
Câu 2: Chất tinh khiết là 
A. Chất lẫn ít tạp chất. 
B. Chất không lẫn tạp chất. 
C. Chất lẫn nhiều tạp chất. 
D. Có tính chất thay đổi. 
Đáp án: Chọn B 
Câu 3: Mọi vật thể được tạo nên từ 
A. Chất liệu. 
B. Vật chất. 
C. Vật liệu. 
D. Chất. 
Đáp án: Chọn D 
Câu 4: Vật thể nào sau đây không phải là vật thể nhân tạo 
A. Sách vở. 
B. Quần áo. 
C. Động vật. 
D. Bút mực. 
Đáp án: Chọn C 
Câu 5: Khi ta quan sát kỹ một chất thì có thể biết được 
A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. 
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. 
C. Tính tan trong nước, khối lượng riêng. 
D. Trạng thái, màu sắc. 
Đáp án: Chọn D 
Câu 6: Trong các vật thể sau đây, vật thể nào được làm bằng nhôm? 
A. Chảo nhôm. 
B. Bịch nilon. 
C. Ruột bút bi. 
D. Ống nghiệm. 
Đáp án: Chọn A 
Câu 7: Hãy cho biết điểm giống nhau về tính chất giữa nước khoáng và nước cất 
 4 
A. Dùng để pha chế thuốc tiêm. 
B. Trong suốt, không màu. 
C. Có lẫn các tạp chất khác. 
D. Sử dụng trong phòng thí nghiệm. 
Đáp án: Chọn B 
Câu 8: Hãy cho biết đâu không phải là tính chất của chất 
A. Hình dạng. 
B. Nhiệt độ nóng chảy. 
C. Tính tan. 
D. Nhiệt độ sôi. 
Đáp án: Chọn A 
Câu 9: Cho các từ sau: dây điện, chất dẻo, lốp xe, cái bàn. Hãy cho biết từ nào chỉ chất? 
A. Dây điện. 
B. Chất dẻo. 
C. Lốp xe. 
D. Cái bàn. 
Đáp án: Chọn B 
Câu 10: Trong các ý sau đây, hãy chỉ ra những từ chỉ vật thể 
a. Lốp, ruột xe làm bằng cao su. 
b. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram (vonfram là kim loại chịu 
nóng). 
c. Cây mía chứa nước, đường saccarozơ và bã. 
A. Cao su, thủy tinh, cây mía, nước. 
B. Ruột xe, đường saccarozơ, đồng, cây mía. 
C. Lốp, ruột xe, bóng đèn điện, cây mía. 
D. Đồng, cao su, thủy tinh, lốp. 
Đáp án: Chọn C 
Câu 11: Vật thể nhân tạo là 
A. con trâu. 
B. con sông. 
C. xe đạp. 
D. con người. 
Lời giải: 
Vật thể nhân tạo là xe đạp. Vì xe đạp là do con người chế tạo ra, còn con trâu, con sông 
hay con người không thể chế tạo ra được. 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 12: Vật thể tự nhiên là 
A. hộp bút. 
B. máy điện thoại. 
C. nồi cơm điện. 
D. mặt trời. 
Lời giải: 
 5 
Vật thể tự nhiên là mặt trời. Vì mặt trời con người không thể tạo ra được. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 13: Chất tinh khiết là chất 
A. có tính chất không đổi. 
B. có lẫn thêm vài chất khác. 
C. gồm những phân tử đồng dạng. 
D. không lẫn tạp chất. 
Lời giải: 
Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 14: Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết? 
A. Nước cất 
B. Nước suối 
C. Nước khoáng 
D. Nước đá từ nhà máy 
Lời giải: 
Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết: Nước cất 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 15: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết? 
A. nước suối. 
B. nước cất. 
C. nước khoáng. 
D. nước đá từ nhà máy. 
Lời giải: 
Chất tinh khiết là: nước cất 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 16: Đâu là chất tinh khiết trong các chất sau? 
A. Nước khoáng 
B. Nước mưa 
C. Nước lọc 
D. Nước cất 
Lời giải: 
Nước cất là chất tinh khiết 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 17: Cho những hiện tượng sau: 
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa. 
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần. 
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí. 
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ. 
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,) gây ô 
nhiễm môi trường rất lớn. Những hiện tượng vật lí là 
A. 1, 2. 
 6 
B. 4, 5. 
C. 2, 4. 
D. chỉ có 2. 
Lời giải: 
Những hiện tượng vật lí là 
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa. 
2) Mặt trời mọc, sướng bắt đầu tan dần. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 18: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên? 
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét 
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng 
C. Bút chì, thước kẻ, tập, sách 
D. Nước biển, ao, hồ, suối 
Lời giải: 
Dãy gồm toàn vật thể tự nhiên là: D. Nước biển, ao, hồ, suối. 
Loại A vì: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét là các vật thể nhân tạo 
Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất. 
Loại C vì : Bút chì, thước kẻ, tập, sách là các vật thể nhân tạo 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 19: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo 
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét 
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng 
C. Cây cối, bút, tập, sách 
D. Nước biển, ao, hồ, suối 
Lời giải: 
Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. 
Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất. 
Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên. 
Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 20: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất? 
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo 
B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất 
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng 
D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang 
Lời giải: 
Dãy các chất là: Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất 
Loại A vì bàn ghế là vật thể 
Loại C vì bút chì, thước kẻ là vật thể 
Loại D vì chảo gang là vật thể 
Đáp án cần chọn là: B 
 7 
Câu 21: Cho các câu sau: 
a) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì 
b) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su. 
Trong 2 câu trên vật thể là: 
A. Than chì; sắt, nhôm, ca su 
B. Than chì, xe đạp 
C. Lõi bút chì, xe đạp 
D. Lõi bút chì; sắt, nhôm, ca su 
Lời giải: 
Trong 2 câu trên vật thể là: Lõi bút chì, xe đạp 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 22: Nước sông hồ thuộc loại: 
A. Đơn chất 
B. Hợp chất 
C. Chất tinh khiết 
D. Hỗn hợp 
Lời giải: 
Nước sông hồ thuộc loại: hỗn hợp 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 23: Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở 
khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích. 
A. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên 
chất. 
B. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc 
nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn 
kim loại bằng thiếc. 
C. Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn. 
D. Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. 
Lời giải: 
Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 
1800C. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc 
nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn 
kim loại bằng thiếc. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 24: Câu sau đây ý nói về nước cất : « Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C ». Hãy 
chọn phương án đúng trong số các phương án sau: 
A. Cả 2 ý đều đúng 
B. Cả 2 ý đều sai 
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai 
D. Ý 1 sai, ý 2 đúng 
Lời giải: 
Nước cất là chất tinh khiết => đúng 
 8 
Sôi ở 1020C là sai vì nước cất sôi ở 1000C 
=> ý 1 đúng, ý 2 sai 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 25: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây? 
A. Lọc 
B. Dùng phễu chiết 
C. Chưng cất phân đoạn 
D. Đốt 
Lời giải: 
Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi 
hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn. 
Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất. 
Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác. 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 26: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách 
quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm: 
A. Màu sắc. 
B. Tính tan trong nước. 
C. Khối lượng riêng. 
D. Dẫn nhiệt, dẫn điện. 
Lời giải: 
Màu sắc có thể quan sát bằng mắt thường. 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 27: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là: 
A. Đường và muối. 
B. Bột than và bột sắt. 
C. Cát và muối. 
D. Giấm và rượu 
Lời giải: 
Cát và muối hòa tan vào trong nước dư →→ lọc phần chất rắn không tan thu được cát 
Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi →→ thu 
được muối khan 
Do vậy tách riêng được cát và muối 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 28: Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách: 
A. Thêm muối 
B. Thêm nước 
C. Đông lạnh 
D. Đun nóng 
Lời giải: 
Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách: Đun nóng thì nước sẽ bay hơi 
hết còn muối thì kết tinh không bay hơi → thu được muối 
 9 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 29: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? 
A. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất 
B. Biết cách sử dụng chất 
C. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất 
D. Cả ba ý trên 
Lời giải: 
Hiểu các tính chất của chất chúng ta có thể 
+ Phân biệt chất này với chất khác 
+ Biết sử dụng chất an toàn 
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 30: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau? 
A. 2 chất trở lên 
B. 3 chất 
C. 4 chất 
D. 2 chất 
Lời giải: 
Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất 
thành phần 
Đáp án cần chọn là: A 
2) TỰ LUẬN 
Bài 1. Phân biệt vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất (những từ in nghiêng) trong các câu 
sau: 
a. Một chiếc smartphone thường có vỏ làm từ chất dẻo, ngoài ra bên trong mạch điện thoại 
có cả kim loại rất quí như: tungsten, vàng 
b. Quả nho chứa nước, đường glucozơ 
c. Khung ghế được làm bằng nhôm và mặt ghế được làm bằng chất dẻo. 
d. Thủy tinh có thể dùng làm bát, đĩa. 
e. Thân cây tre có thành phần chính là xenlulozơ 
Lời giải 
 Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Chất 
a Smartphone chất dẻo, tungsten, vàng 
b quả nho nước, đường 
c Khung ghế, mặt ghế nhôm, chất dẻo 
d Bát, đĩa thủy tinh 
e thân cây tre Xelulozơ 
Bài 2. Lấy 2 thí dụ về vật thể được tạo nên từ 
a. Đường ăn 
b. Chất dẻo 
c. Vitamin C. 
 10 
Lời giải 
a) Vật thể làm từ đường: cây mía, viên kẹo 
b) Vật thể làm chất dẻo: ống nước, thau nhựa 
c) Vật thể làm từ vitamin C: quả chanh, viên C sủi. 
Bài 3. Siêu xe Bugatti La Voatio Noire là mẫu xe đắt nhất thế giới hiện nay có giá khoảng 
19 triệu đô la. Nó được làm từ nhiều vật liệu đắt tiền và có những công nghệ vô cùng hiện 
đại. Em hãy kể tên 4 chất tạo nên chiếc siêu xe này 
Lời giải 
4 chất làm nên chiếc xe là: sắt, nhôm, cao su, thủy tinh. 
Bài 4. Hãy chỉ ra vật thểtự nhiên, vật thể nhân tạo, chất trong các ý sau: 
a. Chiếc flycam có vỏ làm bằng chất dẻo, động cơ bằng kim loại như: sắt, đồng 
b. Mặt trời là một quả cầu khí khổng lồ được cấu tạo chủ yếu bởi hiđro và heli 
c. Tinh bột có thể dùng để điều chế rượu hoặc dùng làm bánh mì 
d. Quả cam có chứa nhiều nước, đường, vitamin C 
e. Nhựa PVC có thể dùng làm ống nước 
Lời giải 
 Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Chất 
a flycam chất dẻo, sắt, đồng 
b mặt trời Hiđro, heli 
c bánh mì tinh bột, rượu 
d quả cam nước, đường, vitamin C 
e ống nước Nhựa PVC 
Bài 5. Hãy kể tên 2 chất có trong 
a. Ipad b. Xe tay ga 
Lời giải 
2 chất có trong ipad: chất dẻo, đồng 
2 chất có trong xe tay ga: sắt, nhôm 
Bài 6. Hãy kể tên bốn vật thể được tạo nên từ: 
a. Đồng. b. Thủy tinh. 
Lời giải 
Tên bốn vật dụng làm bằng: 
a. Đồng: lõi dây điện, đèn đồng, nồi đồng, chiêng đồng 
b. Thủy tinh: Bình nước, cốc, chén, kính chiếu hậu. 
 11 
CHỦ ĐỀ 2: TÁCH CHẤT VÀ NHẬN BIẾT 
A. Lý thuyết & Phương pháp giải 
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất). Mỗi chất tinh khiết có những 
tính chất vật lý và hóa học xác định. 
- Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 
Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dùng các phương pháp: 
1- Các phương pháp vật lý 
Phương pháp vật lý dựa vào sự khác biệt về tính chất vật lý như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt 
độ sôi, tính tan trong nước, khối lượng riêngđể tách riêng chất. 
Cụ thể: 
- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng 
- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) 
ra khỏi hỗn hợp chất lỏng 
- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ 
vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi 
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất 
- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ 
đông đặc của chúng cách nhau lớn. 
2- Phương pháp hóa học 
Nguyên tắc: 
- Bước 1. Chọn chất X chỉ tác dụng với A (mà không tác dụng với B) để chuyển A thành 
dạng A1 (kết tủa, bay hơi, hoặc hòa tan); tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách. 
- Bước 2. Điều chế lại chất A từ chất A1 (nếu cần thiết) 
Sơ đồ tách 
Phản ứng được chọn để tách phải thoã mãn 3 yêu cầu sau: 
-Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách 
-Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp 
-Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu (nếu cần thiết). 
3. Nhận biết 
 - Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý và hóa học để ta nhận biết chất 
 + Dung dịch axit (VD: nước chanh, giấm ăn): làm quì tím hóa đỏ 
 + Dung dịch bazơ (VD: nước vôi trong, dung dịch natri hiđroxit ): làm quì tím hóa 
xanh 
 + Khí oxi làm que đóm bùng cháy 
 + Khí hiđro cháy với ngọn lửa xanh 
 + Cồn cháy với ngọn lửa xanh mờ 
 12 
 + Khí cacbonic làm đục nước vôi trong 
B. Ví dụ minh họa 
Ví dụ 1: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát. 
Hướng dẫn giải: 
Hoà tan hỗn hợp trên vào nước. Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối riêng còn 
cát ở trên giấy. Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn 
khan. 
Minh họa bằng hình ảnh: 
Ví dụ 2: Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu 
hỏa? 
Hướng dẫn giải: 
Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho 
hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách 
nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt. 
Minh họa bằng hình ảnh 
C. Bài tập vận dụng 
1) TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết? 
A. Không tan trong nước. 
B. Có vị ngọt, mặn, chua. 
C. Không màu, không mùi, không vị. 
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi. 
Đáp án: Chọn D 
Do: Chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học nhất định. 
Câu 2: Chất tinh khiết là 
A. Chỉ 1 chất. 
 13 
B. Nhiều chất. 
C. Một nguyên tố. 
D. Một nguyên tử. 
Đáp án: Chọn A 
Do: Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất). 
Câu 3: Hỗn hợp là: 
A. Nhiều nguyên tử. 
B. Một chất. 
C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 
D. Nhiều chất để riêng biệt. 
Đáp án: Chọn C 
Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 
Câu 4: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất”. 
A. vật lý và hoá học nhất định. 
B. thay đổi. 
C. vật lý nhất định, hoá học thay đổi. 
D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi. 
Đáp án: Chọn A. 
Câu 5: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây? 
A. Lọc 
B. Chiết. 
B. Chiết. 
D. Dùng nam châm hút. 
Đáp án: Chọn C 
Cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan. 
Câu 6: Cho nhận định: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 150oC". Nhận xét đúng là: 
A. Cả 2 vế của nhận định đều đúng. 
B. Cả 2 vế của nhận định đều sai. 
C. Vế 1 sai, vế 2 đúng. 
D. Vế 1 đúng, vế 2 sai. 
Đáp án: Chọn D 
Vế 1 đúng: nước cất là chất tinh khiết. 
Vế 2 sai do nước cất sôi ở 100oC. 
Câu 7: Không khí là: 
A. chất tinh khiết. 
B. hỗn hợp. 
C. tập hợp các vật thể. 
C. tập hợp các vật thể. 
Đáp án: Chọn B 
Không khí là hỗn hợp của nhiều khí: CO2, O2  
Câu 8: Rượu etylic là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3oC và tan nhiều trong nước. 
 14 
Phương pháp tách riêng được rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước là 
A. lọc. 
B. chiết. 
C. cô cạn. 
D. chưng cất. 
Đáp án: Chọn D 
Chưng cất hợp rượu và nước. Từ 78,3 độ C, ta sẽ bắt đầu thu được hơi rượu. Ngưng tụ hơi 
rượu thu được rượu lỏng. 
Câu 9: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người 
ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi 
ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là 
A. lọc. 
B. chiết. 
C. cô cạn. 
D. chưng cất. 
Đáp án: Chọn D 
Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 
Hạ thấp nhiệt độ xuống -200°C để hóa lỏng không khí. Sau đó nâng nhiệt độ của không 
khí lỏng đến -196°C , nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến -183°C mới sôi, 
tách ra được hai khí. 
Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau 
đây? 
A. Hòa tan vào nước. 
B. Lắng, lọc. 
C. Dùng nam châm để hút. 
D. Tất cả đều đúng. 
Đáp án: Chọn C 
Sắt bị nam châm hút còn đồng thì không. 
2) TỰ LUẬN 
Bài 1. Tách 2 chất rắn bằng phương pháp vật lý 
1. Vàng có lẫn cát. Hãy trình bày phương pháp để tách riêng vàng. 
2. Đường bị lẫn một ít cát. Hãy trình bày phương pháp để làm sạch đường. 
3. Trình bày cách để tách riêng từng chất trong hỗn hợp gồm vụn gỗ và vụn sắt. 
Lời giải 
1. Cho nước vào hỗn hợp, khuấy đều, cát nhẹ hơn nên ở trên, vàng nặng hơn nên ở dưới, 
sau đó lắng gạn nhiều lần thì cát nhẹ hơn sẽ theo nước trôi ra ngoài, ta sẽ thu được vàng 
còn lắng lại ở đáy. 
2. Hòa tan hỗn hợp đường và cát vào nước khuấy lên. Khi đó đường bị tan vào nước còn 
lại cát không tan. Đổ hỗn hợp vào phễu có giấy lọc, lọc và thu phần nước lọc, đem cô cạn 
phần nước lọc ta thu được đường. 
3. Dùng thanh nam châm (đã bọc nilon), chà nhiều lần lên hỗn hợp. Do sắt có tính nhiễm 
từ nên bị hút vào thanh nam châm, còn gỗ thì không bị hút do không có tính nhiễm từ. Làm 
đi làm lại nhiều lần ta thu được sắt riêng, gỗ riêng. 
 15 
Bài 2. Tách 2 chất lỏng bằng phương pháp vật lý 
1. Dựa vào tính chất khác nhau của nước và rượu, làm thế nào để tách hỗn hợp gồm nước 
và rượu etylic? Biết nhiệt độ sôi của rượu là 78,3 0C. 
2. Một hỗn hợp gồm xăng có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi xăng? 
Lời giải 
1. Đun nóng hỗn hợp cồn và nước đến khoảng 80°C. Cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay 
ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt cồn lỏng. Giữ cho 
nhiệt độ ở trên 80°C một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại. 
2. Cho hỗn hợp vào phễu chiết, vì xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên dầu nổi 
ở trên, nước ở dưới. Mở khoá phễu chiết để tháo nước ra ngoài cho đến hết thì đóng khoá 
lại, ta được nước và xăng riêng biệt. 
Bài 3. Tách chất khí 
1. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kỹ thuật người ta có 
thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng hai khí. Biết nitơ hóa lỏng ở -196 độ C, oxi hóa lỏng ở -
183 độ C. Làm thế nào có thể tách riêng khí oxi và nitơ từ không khí. 
2. Tách khí oxi (O2) ra khỏi hỗn hợp khí gồm oxi và khí cacbon đioxit (CO2). Biết khí 
cacbon đioxit hoà hợp được với nước vôi trong tạo thành canxi cacbonat kết tủa. 
Lời giải 
1. Hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên đến -
1960C nitơ lỏng sôi và bay hơi lên trước, tiếp theo nâng nhiệt độ đến -1830C thì oxi lỏng 
sôi và bay hơi như vậy ta đã tách riêng được hai chất khí. 
2. Dẫn hỗn hợp khí lội qua nước vôi trong dư, khí cacbon đioxit phản ứng hết, ta thu được 
khí oxi thoát ra. 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
Bài 4. Nhận biết 
1. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: nước cất, nước đường, nước muối, nước vôi 
trong. Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ. 
2. Có 4 lọ mỗi lọ đựng một chất khí sau: khí cacbon đioxit (CO2), khí oxi (O2), khí ga, 
không khí. Làm thế nào để phân biệt từng khí. 
Lời giải 
1. Trích mỗi chất một ít để thử 
- Cho quì tím vào từng mẫu, nếu quì tím hóa xanh là nước vôi trong 
- Đun sôi 3 mẫu còn lại, nếu 
+ bay hơi hết là nước cất 
+ còn lại chất rắn màu trắng là nước đường và nước muối 
- Tiếp tục đun 2 chất rắn nếu chuyển sang màu đen là nước đường, không chuyển màu là 
nước muối. 
2. Dẫn các khí ra ống dẫn 
- Cho từng khí vào nước vôi trong nếu làm đục nước vôi trong là khí cacbon đioxit. 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
- Dùng que đóm còn tàn đỏ thử ở đầu ống dẫn, nếu que đóm bùng cháy là khí oxi. 
- Đốt 2 khí còn lại, nếu 
+ cháy là khí ga 
 
 
 16 
+ không cháy là không khí. 
Bài 5. Làm thế nào để tách vụn sắt ra khỏi vụn đồng ? 
Lời giải 
Dùng nam châm để hút vụn sắt, vụn đồng không bị hút. Như vậy có thể tách được vụn sắt 
ra khỏi vụn đồng. 
Bài 6. Muối ăn có lẫn bột lưu huỳnh, làm thế nào để thu được muối ăn sạch ? 
Lời giải 
Hoà tan hỗn muối ăn và lưu huỳnh vào nước, dùng đũa khuấy cho muối ăn ta hết. Sau đó 
cho hỗn hợp hoà tan vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, bột lưu huỳnh bị giữ lại ở trên, cô cạn 
dung dịch nước muối thu được muối ăn. 
Bài 7. Bột CuO bị lẫn bột than. Hãy trình bày phương pháp vật lý để tách riêng bột CuO. 
Lời giải 
Cho hỗn hợp bột CuO lẫn bột than vào cốc, thêm nước vào, khuấy đều rồi lắng cặn. Làm 
đi làm lại nhiều lần bột than nhẹ sẽ trôi theo nước ra ngoài, ta thu được bột CuO lắng ở 
đáy. 
Bài 8. Một hỗn hợp gồm nước và dầu ăn, làm thế nào để tách từng chất riêng biệt ? 
Lời giải 
Cho hỗn hợp dầu ăn và nước vào phễu chiết, để hợp chất đứng yên trong một thời gian và 
mở khoá phễu sẽ tách được nước và dầu riêng biệt (vì dầu ăn không tan trong nước). 
Bài 9. Khí axetilen có lẫn khí cacbonic, làm thế nào để thu được khí axetilen tinh khiết ? 
Lời giải 
Dẫn hỗn hợp khí lội qua dung dịch nước vôi trong, khí cacbonic bị nước vôi trong giữ lại, 
thu được khí axetilen tinh khiết. 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
Bài 10. Trong dầu hoả người ta thấy có lẫn cát và nước, làm thế nào để tách cát và nước ra 
khỏi dầu hoả ? 
Lời giải 
- Tách cát: Để lắng, cát nặng và không tan trong nước sẽ chìm xuống dưới, nước và dầu 
hoả ở phía trên. Sau đó gạn để tách nước và dầu hoả ra khỏi cát. 
- Tách nước: Đổ hỗn hợp dầu hoả và nước vào phễu chiết. Do dầu hoả không tan trong 
nước và nhẹ hơn nước nên nổi thành một lớp ở trên, nước tạo thành một lớp ở dưới. Mở 
khoá phễu cho nước chảy ra từ từ. Khi nước chảy ra hết thì đóng khoá phễu lại. 
Bài 11. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: nước cất, nước muối, nước cốt chanh(chứa 
axit citric), cồn. Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ ? 
Lời giải 
Trích mỗi chất một ít để thử và đánh số thứ tự. 
- Cho quì tím vào từng mẫu, nếu quì tím hóa đỏ là nước cốt chanh. 
- Đốt 3 mẫu còn lại nếu cháy là cồn. 
- Cô cạn 2 mẫu còn lại. 
+ bay hơi hết là nước cất. 
+ còn lại chất rắn màu trắng là nước muối. 
Bài 12. Có 3 lọ mỗi lọ đựng một chất khí sau: khí cacbon đioxit (CO2), khí nitơ, khí hiđro. 
Làm thế nào để phân biệt từng khí ? 
 
 17 
Lời giải 
Dẫn các khí ra ống dẫn 
- Cho từng khí vào nước vôi trong nếu làm đục nước vôi trong là khí cacbon đioxit. 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
- Đốt 2 khí còn lại, nếu cháy là khí hiđro, không cháy là khí nitơ. 
 
 18 
CHỦ ĐỀ 3: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 
A. Lý thuyết & phương pháp giải 
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. 
- Nguyên tử gồm: vỏ và hạt nhân 
+ Vỏ: tạo bởi một hay nhiều electron (hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và 
chuyển động xung quanh hạt nhân). 
+ Hạt nhân: gồm proton (kí hiệu là p, mang điện tích dương) và nơtron (kí hiệu là n, không 
mang điện tích). 
- Trong nguyên tử có số p = số e. 
- Tổng số hạt trong nguyên tử là: p + n + e. 
Lưu ý: Một số công thức liên quan đến bài tập xác định thành phần các hạt có trong nguyên 
tử. 
- Tổng số hạt của nguyên tử là: p + n + e. 
- Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử là: p + n. 
- Tổng các hạt trong nguyên tử là: p + e. 
B. Ví dụ minh họa 
Ví dụ 1: Nguyên tử X có tổng số hạt là 48. Số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang 
điện. Xác định số hạt proton trong nguyên tử. 
A. 16. 
B. 17. 
C. 18. 
D. 15. 
Lời giải: 
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 48 nên: p + n + e = 48, mà nguyên tử trung hòa về điện 
nên p = e. 
Suy ra 2p + n = 48 (1). 
Trong nguyên tử X, số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện hay 
e + p = 2n mà e = p nên 2p = 2n hay p = n (2). 
Thay (2) vào (1), ta có: 2p + p = 48 suy ra p = 16. 
Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 16. 
Chọn A 
Ví dụ 2: Nguyên tử trung hòa về điện vì 
A. Số proton = số electron. 
B. Số proton = số nơtron. 
C. Số nơtron = số electron. 
D. Có cùng số proton. 
Lời giải: 
Nguyên tử trung hòa về điện vì có số proton = số electron. 
Chọn A 
Ví dụ 3: Cho các phát biểu sau: 
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron. 
(2) Trong nguyên tử số electron bằng số proton. 
 19 
(3) Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron. 
(4) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. 
B. 2. 
C. 3. 
D. 4. 
Lời giải: 
 (1) Sai vì như Hidro không có nơtron. 
(2) Đúng. 
(3) Sai vì hạt nhân không có electron. 
(4) Đúng. 
Chọn B 
C. Bài tập tự luyện 
Câu 1: Đặc điểm của electron là 
A. Không mang điện tích. 
B. Mang điện tích dương và chuyển động xung quanh hạt nhân. 
C. Mang điện tích âm và không có khối lượng. 
D. Mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân. 
Đáp án: chọn D 
Câu 2: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt 
không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử lần lượt là 
A. 17 và 18. 
B. 18 và 19. 
C. 16 và 17. 
D. 19 và 20. 
Đáp án: Chọn A 
Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52 
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e  2p + n = 52 (1). 
Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không 
mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16  n = 2p – 16 (2). 
Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52  p = 17 
Thay p = 17 vào (2)  n = 18. 
Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18. 
Câ

Tài liệu đính kèm:

  • pdf66_chu_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_kha_van.pdf