BỘ 38 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 (HÓA 10) CÁC TRƯỜNG THPT TPHCM (NĂM 2014 – 2015) ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG TẠ QUANG BỬU, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: Cho 3 nguyên tố N, O, P. Viết cấu hình electron của 3 nguyên tố trên. So sánh tính chất của 3 nguyên tố trên. Câu 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất sau: CO2, N2, HClO3. Câu 3: Cho ion N3−, Fe2+ (biết Fe có Z = 26). Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion trên từ đơn chất. Viết cấu hình electron của các ion trên. Câu 4: Viết phương trình phản ứng biểu diễn sự di chuyển electron khi tạo thành hợp chất sau từ các đơn chất: CaO, K2S. Câu 5: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O. S + KOH → K2S + K2SO3 + H2O. Câu 6: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất R chiếm 40% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R. Câu 7: Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào dung dịch axit HCl dư thì thu được 7,84 lít khí (đktc). Tìm tên hai kim loại. ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: Cation X3+ và anion Y− có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y. Xác định tên nguyên tố X, Y. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của Y trong bảng tuần hoàn (không giải thích). Viết công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) của nguyên tố X. Hãy sắp xếp các nguyên tố X, Y, 19K, 12Mg theo chiều tính kim loại giảm dần. Câu 2: Cho các phân tử NH3, K3N, P2O3. Dự đoán kiểu liên kết của các phân tử trên. Viết sơ đồ hình thành liên kết các phân tử trên. Câu 3: Nguyên tố B thuộc nhóm IIA. Trong công thức oxit cao nhất của B, có chứa 40% khối lượng oxi. Định tên nguyên tố B. Tính thành phần % theo khối lượng của B trong công thức hiđroxit của B. Câu 4: Cho phương trình phản ứng: KI + KBrO3 + HCl → KBr + I2 + KCl + H2O. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử trên theo phương pháp cân bằng electron. Xác định chất khử và chất bị khử. Tính khối lượng I2 sinh ra, biết khối lượng KI phản ứng ban đầu là 3,32 gam. ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG NGUYỄN TRUNG TRỰC, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) và tính chất (kim loại, phi kim hay khí hiếm) không cần giải thích trong các trường hợp sau: X có cấu hình electron phân mức năng lượng cao nhất là 3d7. Ion Mn2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. Câu 2: So sánh tính chất: Cho Mg, Al, Ca, K. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại. Cho A (Z = 7), X (Z = 15), Y (Z = 14), D (Z = 8). Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần tính phi kim. Câu 3: Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử Mg3N2. Câu 4: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất sau: N2O3. b) CCl4. Câu 5: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong: Ion MnO42−. b) Hợp chất NaHCO3. Câu 6: Nguyên tố R có cấu hình electron phân mức năng lượng cao nhất là 3p5. Trong oxit cao nhất nguyên tố này chiếm 38,8% về khối lượng. Tìm tên nguyên tố R. Câu 7: Cân bằng phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa. P + H2SO4 đặc, nóng → H3PO4 + SO2 + H2O. KClO3 + NH3 → KNO3 + KCl + Cl2 + H2O. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 21,4 gam R(OH)3 thì cần vừa đủ 245 ml dung dịch H2SO4 10% (d = 1,2 g/ml). Xác định tên kim loại R. Câu 9: Cho phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tính thể tích dung dịch HNO3 1,5M cần dùng để hòa tan hoàn toàn 0,3 mol Al. ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG HÙNG VƯƠNG, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: Sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần của các nguyên tố sau, có giải thích Al, Mg, Ca, Si, Sr. Câu 2: Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong phân tử MgCl2. Viết phương trình hóa học có sự chuyển dời electron. Câu 3: Dựa vào quy tắc bát tử, viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau: HNO3, P2O5, SO2, C2H6. Câu 4: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2. Câu 5: Một nguyên tố R có hóa trị trong hợp chất oxit cao nhất gấp 3 lần hóa trị của R trong hợp chất khí với hiđro. Trong oxit cao nhất, oxi chiếm 60% về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Tính tỉ khối hợp chất khí với hiđro của R so với nitơ. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại kiềm A vào nước, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch X. Xác định tên kim loại A. Để trung hòa dung dịch X cần 200 gam dung dịch H2SO4. Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 cần dùng. ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG TÂY THẠNH, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: Tổng số hạt của một nguyên tố X là 82 hạt. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 4 hạt. Xác định kí hiệu của nguyên tử X. Cho giá trị độ âm điện: Al = 1,61; Ca = 1,00; Cl = 3,16. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy xác định loại liên kết trong CaCl2, AlCl3. Câu 2: Cho các nguyên tử của nguyên tố: X (Z = 14); Y (Z = 20). Xác định nhóm của X, Y trong bảng tuần hoàn. Cho biết công thức hiđroxit của X, Y (ghi rõ kí hiệu hóa học của nguyên tố trong công thức). Nguyên tử X hay nguyên tử Y có bán kính lớn hơn? Vì sao? Câu 3: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron (nêu rõ chất khử, chất oxi hóa). H2S + HClO3 → HCl + H2SO4. Cr2O3 + Na2CO3 + NaNO3 → Na2CrO4 + NaNO2 + CO2. Câu 4: Một nguyên tố có tổng số hạt mang điện trên các phân lớp s và phân lớp p là 18. Xác định số electron lớp ngoài cùng và cho biết nguyên tử này là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 5: Giải thích sự hình thành liên kết trong hợp chất khi cho nhôm tác dụng với oxi và viết phương trình biểu diễn sự di chuyển electron. Câu 6: Cho 5,46 gam Kali vào dung dịch HX lấy dư (X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA), sau phản ứng thu được 10,43 gam muối. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức HX. Câu 7: Tổng số hạng mang điện trong anion MOx2− là 78 hạng. Biết rằng M là nguyên tố thuộc nhóm A và x là số nguyên dương lẻ. Xác định công thức của ion trên. ĐỀ SỐ 6: TRƯỜNG TÂN BÌNH, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron, hãy cho biết chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa? KClO3 + HBr → Br2 + KCl + H2O. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Câu 2: Cấu hình electron của ion X2− giống cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z = 18). Viết cấu hình electron của nguyên tử X. Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm) giải thích? Ion R2+ có tổng số các loại hạt là 11. Trong ion R2+ số hạng mang điện bằng 1,2 lần số hạt không mang điện. Viết cấu hình electron của nguyên tử R? Câu 3: Cho các chất sau: Cl2, HCl, AlF3, CH4. Cho biết chất nào được hình thành từ liên kết ion? Viết sơ đồ tạo liên kết ion trong phân tử chất đó. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: C2H4, N2, NH3, CO2. Câu 4: Oxi cao nhất của R có dạng RO3. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Xác định nguyên tố R? Câu 5: Cho 2,55 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA thuộc hai chu kì liên tiếp nhau phản ứng với lượng nước có dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 1,008 lít khí H2 (đktc). Xác định hai kim loại? Để trung hòa hết dung dịch A cần dùng V ml dung dịch H2SO4 6% có khối lượng riêng là 1,03 g/ml. Tính V?
Tài liệu đính kèm: