ĐỌC – HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 PHỤ LỤC STT NGỮ LIỆU TRANG Bài ca dao “Anh đi anh nhớ ” 3 Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung 4 Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung 6 Nguồn Internet 8 Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, 10 Nguồn Internet 12 Nguồn Internet 18 Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng 21 Trích “Đất vỡ hoang”- Sôlôkhôp 24 Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002 25 “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh 27 Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo 30 Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm 33 Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân 37 Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước 40 Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973 42 Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985 44 Lương Đình Khoa - Mùa thu và mẹ 46 Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang 49 Thầy – Ngân Hoàng 52 ĐỌC – HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 STT TÊN VĂN BẢN SỐ ĐỀ SỐ TRANG Cổng trường mở ra 4 55 Mẹ tôi 4 62 Cuộc chia tay của những con búp bê 7 73 Chủ đề: Ca dao – dân ca 9 84 Sông núi nước Nam 3 99 Phò giá về kinh 2 104 Thiên Trường vãn vọng 1 107 Bánh trôi nước 3 109 Qua đèo Ngang 3 114 Bạn đến chơi nhà 3 118 Tĩnh dạ tứ 1 125 Vọng Lư Sơn bộc bố 1 127 Cảnh khuya - Rằm tháng giêng 3 130 Tiếng gà trưa 5 137 Một thứ quà của lúa non: Cốm 2 145 Sài Gòn tôi yêu 2 149 Mùa xuân của tôi 4 153 Chủ đề: Tục ngữ 6 160 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 8 167 Đức tính giản dị của Bác Hồ 5 179 Ý nghĩa văn chương 2 187 Sống chết mặc bay 5 191 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 2 198 Ca Huế trên sông Hương 2 201 BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 ĐỀ SỐ 1: Phần I: Phần đọc –hiểu: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó Câu 4. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì? Câu 5: Có ý kiến nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. GỢI Ý Phần Câu Nội dung Phần I ĐỌC HIỂU 1 - Thể thơ: Lục bát 2 - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương 3 - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. 4 - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. 5 Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ ,ca dao, dân cathể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân. Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” - Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên - Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đimùng mười tháng ba,Bầu ơi thương lấymột giàn) - Tình cảm gia đình + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có tổcó nguồn, Ngó lên nuột lạt báy nhiêu.) + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi là đạo con, Ơn cha nặng cưu mang, chiều chiều chín chiều) + Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân đỡ đần, Chị ngã em nâng.) + Tình cảm vợ chồng (Râu tôm khen ngon, Thuận vợ thuận chồngcũng cạn) + Tình thầy trò( Muốn sangthầy ) + Tình yêu đôi lứa (Qua đình.bấy nhiêu) - Đánh giá khái quát lại vấn đề - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ ĐỀ SỐ 2: Phần I: Phần đọc – hiểu: Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt? Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích? Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì? Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì? Câu 5: Từ đoạn thơ trên, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẹ. GỢI Ý Câu 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Câu 2 - Từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. Câu 3 - BPTT: Điệp ngữ (Mẹ dành). Câu 4 - Các từ và, vì, để là: Quan hệ từ Câu 5 Có một tình yêu thương cao cả và vĩ đại nhất trên đời – không phai nhạt theo tháng năm – đó là tình yêu của người mẹ dành cho con. Không có thứ tình cảm nào thiêng liêng và mạnh mẽ bằng tình mẹ đối với con. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ. Tình yêu của người mẹ mang đến cho mỗi chúng ta là miễn phí và sự yên bình tốt nhất mà không đâu có được. Nó không cần bạn phải đạt được, nó không cần bạn phải xứng đáng. Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con. Đừng phụ tình mẹ bởi mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở. Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Bổn phận của mỗi đứa con là phải thấu hiểu sự hi sinh của mẹ, ghi nhớ công ơn của mẹ đến suốt cuộc đời. Biết chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ, sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Tình thương yêu của người mẹ là nguồn năng lượng cho phép một người bình thường có thể làm những chuyện phi thường, là nơi để để mỗi chúng ta trở về nương tựa khi vấp ngã. Bởi thế, đừng ngỗ nghịch hay bất hiếu với mẹ bởi đó là hành vi trái với đạo đức làm người, là đánh mất lương tâm, đánh mất chính mình, phủ nhận nguồn gốc. Không có gì đáng chê trách và khinh bỉ bằng một đứa con bất hiếu. ĐỀ SỐ 3: Câu 1. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Câu 2. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu Phần Yêu cầu 1 a - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. b - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. c - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 2 1 Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 2 Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. - Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. ĐỀ SỐ 4: Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.” Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Trong đoạn trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? Câu 3: Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay? Câu 4: Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 đến 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em? GỢI Ý: 1 Nghị luận. 2 Việc đọc sách có tác dụng sau: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. 3 Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay: Giới trẻ hiện nay thờ ơ với việc đọc sách. Chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách. Giớí trẻ không mặn mà với các loại sách văn học . Một số ít đọc theo phong trào ,chưa xác định được mục đích của việc đọc sách Giới trẻ ngày nay hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại vì mạng intơnet.Nói cách khác văn hóa đọc của giới trẻ 4 Tên tác phẩm, tác giả Vì sao thích? Tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em: Tác dụng về cung cấp tri thức, hiểu biết. Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách đạo đức. Rèn luyện ngôn ngữ, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. Năng cao kĩ năng sống.. ĐỀ SỐ 5: Phần I. Đọc hiểu văn bản Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải. Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”. (Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, www.goctamhon.com) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân vật. Câu 3. Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý nghĩa gì? Câu 4: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, em hãy và một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. GỢI Ý: Phần I. ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: tự sự 2 - Cậu bé quan sát tấm vải qua khung cửa sổ, thấy tấm vải màu đen sạm và kết luận người chủ tấm vải bẩn thỉu, không biết cách giặt giũ... => cậu là người tinh ý, biết quan tâm, nhận xét thế giới quanh mình. Thậm chí cậu còn nghĩ tới cả giải pháp giúp người khác thay đổi. Đấy là điểm tích cực ở cậu. - Tuy nhiên, đến một ngày, cậu bé thấy tấm vải trắng sáng và cậu bé thay đổi cách nghĩ về người chủ của nó => cậu có cái nhìn chủ quan, đầy định kiến của mình. 3 Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình" là một lời giải đáp, giải thích điều cần thay đổi không phải là tấm vải hay người chủ của nó, điều cần thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé. => Ý nghĩa mà câu nói của mẹ muốn truyền đạt cho người con: Trước khi phê bình ai, ta nên kiểm tra trước phẩm chất cái nhìn của ta. Ta xuất phát từ động cơ gì, từ thiện chí ra sao đối với người khác. Đừng xét nét, hẹp hòi với người khác cũng như vội vàng đánh giá, kết luận về họ mà chưa soi lại cách nhìn nhận, đánh giá của mình. 4 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. Trong cuộc sống mỗi người đều có một cách nhìn khác nhau trong bất cứ sự vật sự việc nào, nhưng nếu có một cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực thì sự chuyển biến luôn theo hướng tốt hơn với bạn. Hoặc Sự khác biệt giữa người có thái độ sống tích cực với người có thái độ sống tiêu cực biểu hiện rất rõ trong cách cư xử thường nhật. Bàn luận vấn đề - Giải thích: Sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng thích tích cực chính là cách chúng ta rèn luyện một thái độ sống tích cực, luôn giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một niềm tin vào cuộc sống tương lai. - Đây là cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Khi đối mặt với khó khăn luôn nghĩ cách tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề - Tạo dựng được thái độ sống tích cực sẽ giúp ta có được phẩm chất đáng quý của con người, một lối sống đẹp. - Giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại. + Người biết thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực sẽ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. + Xây dựng những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. Bài học nhận thức và hành động: Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. ĐẾ SỐ 6: Câu 1. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. II. Phần làm văn Câu 1. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2. Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. GỢI Ý: Câu Phần Yêu cầu 1 a - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. b - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. c - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 2 1 Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 2 Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. - Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. 3 1 Yêu cầu chung: - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp. 2 Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: a. Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động. b. Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ. Mở bài 1: Hình tượng người nông dân lao động là đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ cổ chí kim, từ dân ca, ca dao đến tục ngữ, từ văn học Trung đại đến văn học Hiện đại. Đó có thể là người lao động như thân phận cái cò, cái vạc, như con kiến con tằm...có thể là nỗi bất hạnh là người nông dân bần cùng hoá như Chí phèo (Nam Cao), có thể là cuộc đời đắng cay, đen tối với bao nỗi áp bức đoạ đày như chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (bước đường cùng)Và một lần nữa cuộc đời của họ được thể hiện một cách rõ nét, chân thực qua chùm ca dao than thân và văn bản “sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Mở bài 2: Tác giả Nguyễn Văn Siêu từng cho rằng: “Văn chương có 2 loại, đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú về văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú về con người”. Đúng vậy. một tác phẩm nghệ thuật muốn sỗng mãi với thời gian, năm tháng, muốn ở mãi trong tâm trí người đọc thì tác phẩm đó phải hướng đến cuộc sống con người, vì cuộc sống con người. Vì thế hình ảnh người lao động trong văn chương bao giờ cũng được tái hiện một cách chân thực đến đáng thương, nhất là trong ca dao than thân và văn bản sống chết mặc bay của PDT Luận điểm 1: Trước hết đó là hình ảnh người dân lao động trong được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân. Đó là hình ảnh người lao động gian khổ vất vã, nhọc nhằn, gian khổ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn đợc mấy phải đi tìm mồi Phân tích từ thương thay (cụm từ này có thể phân tích sau cùng) Lũ kiến li ti là hình ảnh ẩn dụ cho người lao động thấp cổ, bé họng... + Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách. +) Đó còn là hình ảnh người lao động bị bòn rút sức lực đến cạn kiệt. Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ + Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra. +) Ca dao còn phản ánh hình ảnh người lao động + Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ. + Đánh giá: (3 ý) a. Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ. b. Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương c. Đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. Luận điểm 2: Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: + Làm nổi bật 2 bức tranh tương phản cuộc sống của người dân lao đọng và tên quan phụ mẫu và đám tuỳ tùng. + Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. + Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc. + Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết. + Đánh giá: (3 ý) a. Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú. b.Lòng cảm thương cho số phận của người nông dân lao động thấp cổ bé họng - Lên án, vạch trần tội ác, lòng lang dạ thú của tên quan và cả XHPK bất công, vô nhân tính =>c. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tâm, vô nhân tính. e. Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học. ĐỀ SỐ 7: Câu 1: Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? [] a. Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện. b. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. c. Câu chuyện muốn gửi đến thông điệp gì ? d. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. GỢI Ý: Câu 1 - Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng... - Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người. => Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương... 2. Bàn luận về vấn đề: Luận điểm 1 : Trước hết những điều ngọt ngào sẽ làm nên tình yêu thương. - Dẫn chứng và phân tích. (những lời ngọt ngào của thầy cô dành cho học sinh, lời của cha mẹ dành cho co cái trước mỗi việc làm và sự tiến bộ) - TẠI SAO ? Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm... (Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương. - LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ. Có phải khi nào ngọt ngào cũng làn nên yêu thương không ? Có phải yêu thương là phải ngọt ngào không ? Luận điểm 2 Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (Phân tích Dẫn chứng truyện cổ tích Lưu Bình Dương Lễ- xem trên mạng ) Luận điểm 3 : Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương. - Dẫn chứng : Chỉ vì lỡ lời mà một em học sinh phải đón nhận 231 cái tát của cô giáo và bạn bè. - Chỉ vì - Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối... (HS lấy dẫn chứng, phân tích........) Luận điểm 3 : Mỗi chứng ta cần nhận thức đúng tình yêu thương chân thành để có cách đón nhận phù hợp (Bài học nhận thức và hành động) (Phần này cho:2,0 điểm) - Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình... - Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh... - Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình. (Liên hệ bản thân) 3. Kết bài : Đánh giá câu nói Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?đúng nhưng chưa đủ. Vì tình yêu thương đôi khi còn được xây dựng từ những điều cay đắng và sự nghiêm khắc. Vì thế mỗi bản thân... ĐỀ SỐ 8: Câu 1: Cho đoạn văn sau: “ Ngót ba mơi năm, bôn tẩu bốn phơng trời, Ngời vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một ngời Việt Nam. Ngôn ngữ của Ngời phong phú, ý vị nh ngôn ngữ của một ngời dân quê Việt Nam. Ngời khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thờng có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Ngời thích lối ca dao vì ca dao việt Nam cũng nh núi Trờng Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mời vàng.” (Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng) a. Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? tác dụng? b. Chuyển đổi câu: “Ngừời khéo dùng từ ngữ, hay nói ví, thờng có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể mà ít làm tổn hại đến ý chính của câu. Câu 2: Viết đoạn văn ( không quá 15 dòng) làm rõ tình cảm bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà tra” của Xuân Quỳnh ( Ngữ Văn 7 tập 1). Câu 3: Chứng minh rằng: Ca dao luôn bồi đắp cho tuổi thơ chúng ta tình yêu tha thiết đối với đất nước, quê hương . GỢI Ý: Câu 1 a Các phép tu từ đợc sử dụng trong đoạn văn + So sánh: - Ngôn ngữ của Ngời.nh ngôn ngữ ngời dân - Ca dao là Việt Nam cũng nh núi Trờng Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mời. + Liệt kê: - Phong độ, ngôn ngữ, tính tình - Phong phú, ý vị => Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác tron
Tài liệu đính kèm: