Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lí – Khối lớp 6 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 677Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lí – Khối lớp 6 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lí – Khối lớp 6 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề A
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS TÂN LONG HỘI
KIỂM TRA HKI - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÍ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài : 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh :............................................................... Lớp : ...................
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Trắc nghiệm: (3đ) (Thí sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng.)
1. Đinh 5 phân có nghĩa là:
	A. Đinh dài 5cm.	B. Đinh dài 5dm.	C. Đinh dài 5mm.	D. Tất cả đều sai.
2. Một xị bằng:
	A. 0.25 lít.	B. 250 ml.	C. 250 cc.	D. Tất cả đều đúng.
3. Trên một bình chia độ có ghi cm3 đang chứa 60 cm3 nước. Khi thả viên bi sắt vào thì mực nước dâng đến 80 cm3. Vậy thể tích của viên bi đó là:
 A. 80 cm3	B. 60 cm3	C. 20 cm3	D. 140 cm3
4. Khi dùng bình tràn để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
	A.Thể tích nước chứa trong bình tràn.	B.Thể tích bình chứa.
	C.Thể tích nước tràn ra khỏi bình tràn.	D.Thể tích bình tràn..
5. Người thợ hồ dùng dây dọi để xác định:
 A. Phương nằm ngang.	B. Phương thẳng đứng.	C. Phương xiên.	D. Cả ba phương.
6. Một vật có trọng lượng 500N thì khối lượng của vật đó là:
	A. 500kg	B. 50kg	C. 5kg	D. 0.5kg
7. Đơn vị của lực là:
	A. Gam(g)	B. Mét khối (m3 ) 	C. Mét(m)	D. Niutơn (N)
8. Trọng lực là:
	A. Lực hút của hai vật với nhau.	B. Lực hút của Trái Đất.
	C. Lực hút của vật lên Trái Đất.	D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
 9. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc gọi chung là:
	A. Máy cơ đơn giản.	B. Lực kế.	C. Cả A,B đều đúng.	D. Cả A,B đều sai.
10. Một vật có khối lương 1,5kg sẽ có trọng lượng:
	A. 0,15N 	B. 150N 	C. 15N 	D. 1500N
11. Hãy chọn ví dụ đúng về hai lực cân bằng:
	A. Hai đội bóng đá khoẻ ngang nhau.	B. Hai đội kéo co khoẻ ngang nhau.
	C. Hai vận động viên cử tạ khoẻ ngang nhau.	D. Hai xe ô tô phóng nhanh như nhau.
12. Một quyển sách vật lý nằm yên trên bàn thì quyển sách:
	A. Không chịu tác dụng của lực nào.	B. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
	C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.	D. Chỉ chịu tác dụng lực đỡ của mặt bàn.
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1. (2đ) Một vật nặng được treo vào 1 sợi dây. Hỏi:
 a) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao vật đứng yên?
 b) Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
Câu 2.(1đ) Ở dốc cầu có ghi biển báo 8T. Hãy cho biết ý nghĩa của con số đó?
Câu 3. (3đ)
	a) Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng của một chất, ghi rõ kí hiệu, đơn vị của từng đại lượng?
	b) Áp dụng: Tính khối lượng riêng của chất làm quả nặng. Biết quả nặng đó có thể tích 20cm3 và khối lượng quả nặng là 54g?
Câu 4.(1đ) Chỉ có 2 thùng dung tích 5 lít và 3 lít. Hãy nêu cách tìm ra đúng 1 lít?
Đề B
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS TÂN LONG HỘI
KIỂM TRA HKI - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÍ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài : 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh :............................................................... Lớp : ...................
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Trắc nghiệm: (3đ) (Thí sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng.)
1. Đơn vị của lực là:
	A. Gam(g)	B. Mét khối (m3 ) 	C. Mét(m)	D. Niutơn (N)
2. Người thợ hồ dùng dây dọi để xác định:
 A. Phương nằm ngang.	B. Phương thẳng đứng.	C. Phương xiên.	D. Cả ba phương.
3. Đinh 5 phân có nghĩa là:
	A. Đinh dài 5cm.	B. Đinh dài 5dm.	C. Đinh dài 5mm.	D. Tất cả đều sai.
4. Trọng lực là:
	A. Lực hút của hai vật với nhau.	B. Lực hút của Trái Đất.
	C. Lực hút của vật lên Trái Đất.	D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
5. Trên một bình chia độ có ghi cm3 đang chứa 60 cm3 nước. Khi thả viên bi sắt vào thì mực nước dâng đến 80 cm3. Vậy thể tích của viên bi đó là:
 A. 80 cm3	B. 60 cm3	C. 20 cm3	D. 140 cm3
6. Một quyển sách vật lý nằm yên trên bàn thì quyển sách:
	A. Không chịu tác dụng của lực nào.	B. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
	C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.	D. Chỉ chịu tác dụng lực đỡ của mặt bàn.
7. Khi dùng bình tràn để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
	A.Thể tích nước chứa trong bình tràn.	B.Thể tích bình chứa.
	C.Thể tích nước tràn ra khỏi bình tràn.	D.Thể tích bình tràn..
8. Một vật có trọng lượng 500N thì khối lượng của vật đó là:
	A. 500kg	B. 50kg	C. 5kg	D. 0.5kg
9. Một vật có khối lương 1,5kg sẽ có trọng lượng:
	A. 0,15N 	B. 150N 	C. 15N 	D. 1500N
10. Một xị bằng:
	A. 0.25 lít.	B. 250 ml.	C. 250 cc.	D. Tất cả đều đúng.
11. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc gọi chung là:
	A. Máy cơ đơn giản.	B. Lực kế.	C. Cả A,B đều đúng.	D. Cả A,B đều sai.
12. Hãy chọn ví dụ đúng về hai lực cân bằng:
	A. Hai đội bóng đá khoẻ ngang nhau.	B. Hai đội kéo co khoẻ ngang nhau.
	C. Hai vận động viên cử tạ khoẻ ngang nhau.	D. Hai xe ô tô phóng nhanh như nhau.
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1. (2đ) Một vật nặng được treo vào 1 sợi dây. Hỏi:
 a) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao vật đứng yên?
 b) Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
Câu 2.(1đ) Ở dốc cầu có ghi biển báo 8T. Hãy cho biết ý nghĩa của con số đó?
Câu 3. (3đ)
	a) Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng của một chất, ghi rõ kí hiệu, đơn vị của từng đại lượng?
	b) Áp dụng: Tính khối lượng riêng của chất làm quả nặng. Biết quả nặng đó có thể tích 20cm3 và khối lượng quả nặng là 54g?
Câu 4.(1đ) Chỉ có 2 thùng dung tích 5 lít và 3 lít. Hãy nêu cách tìm ra đúng 1 lít?
HƯỚNG DẪN CHẤM LÍ 6
 I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐỀ A
A
D
C
C
B
B
D
B
A
C
B
B
ĐỀ B
D
B
A
B
C
B
C
B
C
D
A
B
II. TỰ LUẬN :(7đ)
Câu 1. 
a) Trọng lực và lực kéo của sợi dây. Vì 2 lực đó cân bằng. (1đ)
b) Vật sẽ rơi vì chỉ còn trọng lực tác dụng lên vật.(1đ)
Câu 2. Xe có trọng tải không quá 8 tấn mới được qua cầu. (1đ)
Câu 3. 
a) Khối lượng riêng của 1 chất được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích chất đó.(0.5đ)
	Công thức: D = m/V (0.5đ) Trong đó 	m: Khối lượng (kg)
 	V: Thể tích (m3)	(0.5đ)
	D: Khối lượng riêng (kg/m3)
b) Tóm tắt 
m = 54(g) 
 = 0,054(kg)	 (0,5đ)
V = 20 (cm3)
 = 0.00002 (m3) 	(0,5đ)
D = ? (kg/m3)
Giải
Khối lượng riêng của chất làm quả nặng:
D = = = 2700 (kg/m3) (0.5đ)
(Không đổi đơn vị chỉ giải ra D=2,7g/cm3 được 0,75đ)
Câu 4. Đổ đầy thùng 3 lít 2 lần, đổ sang đầy thùng 5 lít thì lần 2 còn lại 1 lít trong thùng 3 lít (1đ)
Lưu ý: học sinh giải cách khác đúng cho điểm tương đương.

Tài liệu đính kèm:

  • docLi6_HKI(1516).doc