Đề tham khảo học kỳ I năm học 2015 -2016 môn vật lý – lớp 6 thời gian 45 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 937Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo học kỳ I năm học 2015 -2016 môn vật lý – lớp 6 thời gian 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo học kỳ I năm học 2015 -2016 môn vật lý – lớp 6 thời gian 45 phút
PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ TÂY NINH.
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC 
ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN VẬT LÝ – LỚP 6
Thời gian 45 phút.
Ngày soạn: 2/11/ 2015
Người soạn: Nguyễn Thị Thanh
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 	 1.Kiến thức .
	- Từ tiết 1 đến tiết thứ 15 theo PPCT ( sau khi học xong bài 16: Mặt phẳng nghiêng).
- Nội dung kiến thức: Chương I: Cơ học 
 	 2.Kỹ năng
	_ Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. 
 II. TRỌNG TÂM.
	- Kiến thức trọng tâm ở chương I 
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Tên chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Công 
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Chương 1.
Cơ học 
1.Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN.
2. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
3. Nêu được đơn vị lực.
4. Nêu được máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
5.Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động.
6.Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
7.Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
8.So sánh được độ mạnh, yếu của đàn hồi dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
9.Đo được lực bằng lực kế.
10.Vận dụng được công thức P = 10.m
10.Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng và viết được công thức : D = .
11.Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
12. Tác dụng của các máy cơ .
13. Vân dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản..
Tổng số câu hỏi
C1,C3,C4
3
C6, C7, C11.
 3
C10,C12
2
C13
1
10
TS điểm 
5(50%)
2(20%)
3( 30%)
10 (100%)
IV. ĐỀ KIỂM TRA
	Câu 1: Hãy kể tên hai loại thước dùng để đo chiều dài mà em biết? Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là đơn vị nào? 
	Câu 2: Người ta dùng dụng cụ nào để đo khối lượng của một vật? Khi sử dụng bất kì loại dụng cụ đo nào ta cần phải biết gì? 
	Câu 3: Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào của lực, trong lượng riêng : N; m3; kg; Kg/m3; N/m3. 
	Câu 4: Kể tên hai vật có tính đàn hồi, hai vật không có tính đàn hồi.
 Câu 5: Những trường hợp nào sau đây được coi là chuyển động của vật bị biến đổi?
Xe đang chạy trên đường, tài xế hãm phanh, xe chạy chậm dần.
Xe chạy trên đường trường với vận tốc không đổi.
Xe ngựa đang đứng yên, sau đó ngựa kéo làm xe bắt đầu chuyển động và chạy nhanh dần.
Máy bay đang bay ở chế độ ổn định.
Câu 6: Qủa bóng phồng to khi em thổi vào. Quả bóng có chịu tác dụng của lực không?
	Câu 7: Người lái xe muốn chuyển các thùng hàng lên xe, người lái xe nên dùng máy cơ đơn giản nào? 
	Câu 8. Một vật có khối lượng 20kg thì có trọng lượng bao nhiêu?
 Câu 9. Một vật A có thể tích 0,0002 m3, khối lượng 0,5kg. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi đó. 
 C. ĐÁP ÁN
Đáp án
Biểu điểm
 Câu 1: Hai loại thước dùng đề đo chiều dài: Thước dây, thước xếp. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m ).
 Câu 2: Dùng cân để đo khối lượng. Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN. 
 Câu 3: Đơn vị đo lực là Niu tơn. ( N )
 - Đơn vị đo trọng lượng riêng : (N/m3 )
 Câu 4: Hai vật có tính đàn hồi : Lò xo, nệm cao su.
 - Hai vật không có tính đàn hồi: khúc gỗ, thanh sắt.
 Câu 5: Trường hợp sau đây được coi là chuyển động của vật bị biến đổi.
 a, c.
 Câu 6: Quả bóng bị biến dạng do có lực tác dụng.
 Câu 7: Mặt phẳng nghiêng.
 Câu 8: Một vật có khối lượng 20kg thì trọng lượng là 200N.
 Câu 9: Khối lượng riêng của vật là:
 D = kg/m3
 - Trọng lượng riêng của viên bi sắt là:
 d = 10D = 10. 2500 = 25000N/m3
 Đáp số : D = 2500kg/m3; d = 25000N/m3. 
1điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm.
1 điểm
1điểm
1 điểm
Thành phố, ngày 31 tháng 10 năm 2015
 GVBM

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tham_khao_hoc_ky_I_mon_Ly_lop_6.doc