Kiểm tra học kì I môn: Lịch sử - Khối 6 thời gian 45 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Lịch sử - Khối 6 thời gian 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I môn: Lịch sử - Khối 6 thời gian 45 phút
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử- Khối 6
Thời gian 45 phút 
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Đặc điểm tiến hóa của người tối cổ và người tinh khôn.
- Xã hội cổ đại Phương Đông và Phương Tây.
- Thời kì nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
- Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
b. Về kĩ năng:	
- Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, phân tích, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử tiêu biểu
c. Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về những sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Yêu thích học tập lịch sử.
2. Chuẩn bị:
a. CB của GV: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
b. CB của HS: Học bài ở nhà
+ Ma trận đề:
Tên Chủ đề 
(nội dung chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cao
Phần I:
Lịch sử nguyên thủy và cổ đại
Chủ đề 1:
Xã hội nguyên thủy
HS hiểu và so sánh được sự khác nhau về đặc điểm tiến hóa của người tối cổ và người tinh khôn
(C1)
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu : 
Số điểm :
 Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Số câu : 
 Số điểm 
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Chủ đề 2: 
Xã hội cổ đại
HS biết đặc điểm kinh tế và các tầng lớp trong xã cổ đại Phương Tây (C2) 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm :3
30%
Số câu : 
Số điểm :
Số câu : 
Sốđiểm 
Số câu 1
Số điểm: 3
30%
Phần II:
Lịch sử VN từ nguồn đến thế kỉ X
Chủ đề 2:
Thời kì Văn Lang, Âu Lạc
HS biết ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước
(C3)
HS vẽ hoàn thiện được sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang và nhận xét về nhà nước đó (C4)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm : 2
20%
Số câu : 
Số điểm :
Số câu : 1
Số điểm:3
30%
Số câu 2
Số điểm:5
50%
Tổng số câu
Tổng sốđiểm
Tỉ lệ %
Số câu:2 
(C2,3)
Số điểm: 5
50 %
Số câu: 1 (C1)
Số điểm: 2
20 %
Số câu: 1 (C4)
Số điểm:3
30 %
Số câu: 4
Số điểm:10
100%
+ Đề kiểm tra:
Câu 1: (2.0 điểm) So sánh sự khác nhau về đặc điểm tiến hóa của người tối cổ và người tinh khôn?
Câu 2: (3.0 điểm) Nêu đặc điểm kinh tế và các tầng lớp trong xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Tây?
Câu 3: (2.0 điểm) Sự ra đời thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào?
Câu 4: (3.0 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang từ cấp trung ương đến địa phương và nhận xét về tổ chức nhà nước đó?
+ Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (2.0 điểm) So sánh sự khác nhau về đặc điểm tiến hóa của người tối cổ và người tinh khôn?
- Ở Người tối cổ: Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn, dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước, thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3. (1.0 điểm)
- Ở Người tinh khôn: Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não lớn hơn 1.450 cm3. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm) Nêu đặc điểm kinh tế và các tầng lớp trong xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Tây?
- Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, ). Ngoài ra còn trồng trọt cây lâu niên như nho, ô liu, cam,...(1.0 điểm)
- Xã hội có 2 giai cấp chính là : 
+ Chủ nô gồm các chủ xưởng thủ công, thuyền buôn, trang trại..., rất giàu và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ. (1.0 điểm)
+ Nô lệ với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo. (1.0 điểm)
Câu 3: (2.0 điểm) Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào?
- Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong chế tác công cụ sản xuất, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt và cả vũ khí của người Việt cổ, làm cho sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội có bước phát triển cao hơn trước. (1.0 điểm)
- Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hóa của con người , từ đây con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn , cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần. (1.0 điểm)
Câu 4: (3.0 điểm): Vẽ hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang từ cấp trung ương đến địa phương? 
SƠ ĐỒ NHÀ NƯỚC VĂN LANG
HÙNG VƯƠNG
LẠC HẦU - LẠC TƯỚNG
(trung ương)
 0.25 điểm
LẠC TƯỚNG
 (bộ)
LẠC TƯỚNG
 (bộ)
 0.25 điểm
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
 0.5 điểm
- Nhận xét: 
+ Vua nắm mọi quyền hành trong nước, đời đời cha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương. (1.0 điểm)
+ Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. (1.0 điểm)
Phòng GD & ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2015 - 2016
Trường THCS Bình Giang Môn: Lịch sử Khối: 6
Lớp 6/.... Thời gian 45 phút (không kể giao đề) 
Họ và tên: ........................................
Điểm
Lời nhận xét 
Đề bài
Câu 1: (2.0 điểm) So sánh sự khác nhau về đặc điểm tiến hóa của người tối cổ và người tinh khôn?
Câu 2: (3.0 điểm) Nêu đặc điểm kinh tế và các tầng lớp trong xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Tây?
Câu 3: (2.0 điểm) Sự ra đời thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào?
Câu 4: ( 3.0 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang từ cấp trung ương đến địa phương và nhận xét về nhà nước đó?
Bài làm
Giới hạn ôn sử 6- HKI năm hoc 2015-2016
Bài 3: Xã hội nguyên thủy
Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây
Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Bài 12: Nước Văn Lang
 Người giới hạn
 Nguyễn Thanh Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docde_HKI_su.doc