Đề thi thử tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A, B - Mã đề thi 945

doc 15 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 556Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A, B - Mã đề thi 945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A, B - Mã đề thi 945
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 60 câu trắc nghiệm, gồm 15 trang)
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 
MÔN: HÓA HỌC; KHỐI A, B
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 945
Họ và tên thí sinh :...................................................	Số báo danh : ...................
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố:
H = 1, C = 12, Li = 7, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag =108, Pb = 207, Au = 197, Sn = 119, Al = 27, S = 32, Mn = 55, Cr = 52, Br = 80, Mg = 24, Rb = 85, Sr = 88, Cs = 133, He = 4, Ni = 58, Cl = 35,5. 
Câu 1: - Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, phenol, o-crezol, p-xilen, isopren, alanin, catechol, axit benzoic, khí sunfurơ, xiclobutan, khí clo, anilin, ancol anlylic. Số chất phản ứng được với nước brom là x.
- Cho các phản ứng hóa học sau: 	
(1) CH2=CH-OCOC6H5 + KOH 	(2) CH3CH2OH + CuO 
(3) CH2=CH2 + O2 	(4) CH3-C ≡ C-CH3 + H2O 
(5) CH3-CH2-CH(OH)-CH3 + O2 	(6) CH ≡ CH + H2O 
(7) 1,1-đicloetan + NaOH 	(8) CH3COOCH=CH2 + KOH
(9) CH4 + O2 	(10) CH2=CH-CH3 + H2O 
(11) 1,2,3-triclopropan + NaOH 	(12) propenyl clroua + KOH 
Số phản ứng tạo ra anđehit là y.
Tổng giá trị (x + y) là
A. 17. 	B. 19. 	C. 20. 	D. 18.
Câu 2: Cho các cặp chất sau:
(1) Khí H2 và khí O2.	(2) Dung dịch AgNO3 và FeCl3.
(3) Dung dịch KHCO3 và BaCl2.	(4) Kim loại Li và khí N2.
(5) Hg và S.	(6) Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(7) Khí SO2 và H2S.	(8) Khí NH3 và dung dịch AlCl3.
(9) FeCl3 và khí H2S.	(10) NaHSO4 và BaCl2.
(11) propan - 1,2 - điol và dung dịch Cu(OH)2.	(12) Etyl benzen và dung dịch KMnO4.
(13) Phenyl clorua và dung dịch KOH.	(14) Metanal và khí H2.
(15) Khí H2 và Br2.	(16) Bột Al và oxit sắt từ Fe3O4.
(17) MnO2 và HCl.	(18) Na2S2O3 và dung dịch H2SO4.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 11. 	B. 9. 	C. 8. 	D. 10.
Câu 3: Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl. 	
(2) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, graphit).
(3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng. 	
(4) Nhiệt phân Ca(NO3)2.
(5) Cho khí CO2 tác dụng với H2O có ánh sáng mặt trời, clorofin.                            	
(6) H2O2 tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4.
(7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.               	
(8) Điện phân NaOH nóng chảy.
(9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ.                                
(10) Nhiệt phân KMnO4.
(11) Thêm MnO2 vào muối KClO3 đun nóng.	
(12) Nhiệt phân muối NH4HCO3.
(13) Hấp thụ Na2O2 vào nước, đun nóng.
(14) Điện phân dung dịch HCl.
(15) Cho MnO2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
Số thí nghiệm thu được khí oxi là
A. 8.                                  B. 9.                                  	C. 10.                                	D. 11.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
KHSO3 + FeS + HNO3 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O.
CH3-C≡CH + KMnO4 + KOH → CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + H2O.
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong hai phương trình phản ứng trên là m. 
Cho các phát biểu sau:
(1) Ứng với công thức C3H4 có 3 đồng phân cấu tạo.
(2) Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn các đường ray có thành phần là Al và Fe2O3.
(3) Số hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa tác dụng với H2 (xúc tác Ni, toC), vừa phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là 5.
(4) H2SO4 và H2CrO4 là những axit có tính oxi hóa mạnh.
(5) Nguyên liệu để điều chế phân lân là quặng apatit và quặng photphoric.
(6) Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm cho phenolphtalein hóa hồng thì y > 2x.
(7) Tính oxi hóa, axit của HClO đều mạnh hơn HBrO.
(8) Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là moocphin.
(9) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon; các tiểu phân Ar, K+ và Cl– có cùng số điện tích hạt nhân.
(10) Ure-fomanđehit, tơ tằm, nilon-6,6 đều chứa nhóm –NH-CO-.
(11) Dãy các chất tan được trong dung dịch NaOH loãng và HCl loãng là: Zn(OH)2, NaCl, NH4Cl, Zn, Al2O3.
Số phát biểu sai là e.
Tổng giá trị (m + e) là
A. 106.                                B. 107.                                C. 105.                                	D. 108.
Câu 5: Hỗn hợp A gồm hai anken (ở thể khí) liên tiếp trong cùng 1 dãy đồng đẳng hợp nước tạo thành 2 ancol (một ancol có dạng mạch nhánh). Biết thể tích hỗn hợp là V lít, hiệu suất đều bằng 40%. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau. Cho Na tác dụng với phần 1 thu được 2,464 lít H2 (ở 27,3oC, 1atm). Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc tạo 3,852 gam hỗn hợp 3 ete. Biết 50% lượng ancol có số nguyên tử cacbon ít hơn và 40% lượng ancol có số nguyên tử cacbon nhiều hơn đã tạo thành ete. Tỉ lệ khối lượng của hai anken trong A là
A. m1 : m2 = 1 : 4.              B. m1 : m2 = 2 : 1.              C. m1 : m2 = 1 : 1.              	D. m1 : m2 = 1 : 3.
Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH ở toC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Giá trị của a là
A. 12,88 mol.	B. 9,97 mol.	C. 5,60 mol.	D. 6,64 mol.
Câu 7: Thực hiện 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Điện phân nóng chảy 13,3 gam muối clorua của kim loại kiềm thổ thu được 3,136 lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Hòa tan lượng kim loại sinh ra vào dung dịch HNO3 2M, khuấy đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít khí A ở đktc và dung dịch chứa 21,52 gam muối khan, biết lượng HNO3 đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết trong quá trình. Thể tích dung dịch HNO3 2M cần dùng là V1.
- Trường hợp 2: Từ 388,8 gam khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được V2 ml rượu 690 (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml hiệu suất chung của cả quá trình là 80%).
Giá trị của (V1 + V2) là
A. 200 ml. 	B. 224 ml. 	C. 244 ml. 	D. 184 ml.
Câu 8: - X là este có công thức phân tử C9H10O2 (hợp chất thơm, chứa vòng benzen). a mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì có 2a mol NaOH phản ứng. Số đồng phân của X thỏa mãn tính chất trên là x.
Cho các phản ứng sau:
(1) Đốt PbS trong không khí;	(2) Cho Al tác dụng với bột MgO nung nóng;
(3) Nhiệt phân muối Cu(NO3)2;	(4) Nung ZnCO3;
(5) Đốt Ag2S trong không khí;	(6) Nhiệt phân quặng malachit;
(7) Dẫn khí NH3 qua CuO, nung nóng;	(8) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(9) Cho Zn tác dụng với FeCl3 dư;	(10) Điện phân nóng chảy KOH;
(11) Cho bột than C tác dụng với SnO2, đun nóng;	(12) Điện phân dung dịch CuCl2;
(13) Cho Al tác dụng với Cr2O3, nhiệt độ;	(14) Đun nóng quặng cancopirit trong không khí;
Số phản ứng tạo kim loại là y.
Tổng giá trị (x + y) là
A. 18. 	B. 19. 	C. 20. 	D. 21.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm axit acrylic, metyl fomat, axetanđehit, alanin và etyl amin. Biết 35,35 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được 47,35 gam hợp chất hữu cơ. Mặt khác đốt cháy hết 35,35 gam A cần dùng 37,24 lít khí O2 (ở đktc) thu được 59,4 gam CO2 và 2,8 lít khí N2 (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng của axit acrylic có trong hỗn hợp A là
A. 27,16%. 	B. 20,37%. 	C. 30,55%. 	D. 10,18%.
Câu 10: Cho 6,50 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 20% tạp chất trơ vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho ngay dung dịch KMnO4 0,1 M từ từ vào dung dịch X, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần 100 ml dung dịch KMnO4 0,1 M. Mặt khác cho 7,80 gam mẫu quặng trên vào dung dịch H2SO4 loãng dư, được dung dịch Y, sau đó sục V lít khí SO2 vào dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 192 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Giá trị của V là
A. 224 ml. 	B. 672 ml. 	C. 403,2 ml. 	D. 560 ml.
Câu 11: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hủy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích V(N2) : V(kk) = 1 : 3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị của m là 
A. 12,60 gam. 	B. 11,65 gam. 	C. 12,78 gam. 	D. 10,82 gam.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch axit HNO2 0,1M có pH = 1. 	
(2) Dùng nước và dung dịch BaCl2 để nhận biết 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3 và BaSO4.
(3) Theo thuyết bronsted thì các ion HCO3–, H2PO4– và HS– đều thể hiện tính lưỡng tính khi tham gia phản ứng hóa học.	
(4) Buten-1, propin, anlen và metylxiclopropan đều làm mất màu dung dịch brom.
(5) Clo hóa trimetylbenzen (ánh sáng 1 : 1) thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất.
(6) Tên gọi hiđrocacbon có công thức cấu tạo CH3-CH2-CH[CH(CH3)2]-CH2-C(CH3)2-CH3 là 4-isopropyl-2,2-đimetylhexan.
(7) CrO3, SnO2, SO2 và Cl2O7 đều phản ứng được với dung dịch NaOH loãng.
(8) Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: phenylclorua, propyl clorua, anlylclorua.
(9) Tách nước hoàn toàn ancol butan-2-ol (H2SO4 đặc, 1700C) thu được ba anken là đồng phân cấu tạo của nhau.
(10) Trong phân tử CO, NH4Cl, HNO3 và P2O5 có liên kết cho nhận (liên kết phối trí).
(11) Đồng trùng hợp butađien và acryonitrin (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) thu được cao su Buna - N.
(12) Lực bazơ được sắp xếp tăng dần trong dãy (từ trái sang phải) C6H5NH2, p-O2N-C6H4NH2, p-CH3-C6H4NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH.
(13) Amophot là hỗn hợp của hai muối (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
(14) Nhỏ vài giọt HNO3 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng đặc trưng.
(15) SO2, SO3, vinylbenzen và H2S đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
(16) Để phân biệt axit acrylic và axit fomic, người ta dùng thuốc thử là dung dịch brom.
(17) Trong thực tế, phenol dùng để sản xuất axit picric, nhựa novolac, chất diệt cỏ 2,4 - D và salixanđehit.
(18) Giống như stiren và etylbenzen, naphtalen cũng bị oxi hóa bởi thuốc tím KMnO4.
Số phát biểu không đúng là
A. 9.	B. 8.	C. 7.	D. 10. 
Câu 13: Hỗn hợp A gồm tripeptit Ala-Gly-X và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-X (X là α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp A, sau phản ứng thu được 93,184 lít khí CO2 (đktc) và 50,94 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp A trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m gam muối khan. Tổng khối lượng muối glyxin và muối X trong m là
A. 13,412 gam. 	B. 9,729 gam. 	C. 10,632 gam. 	D. 9,312 gam.
Câu 14: - Cho các chất sau: NaClO, KMnO4, CaOCl2, Na2CO3, Mg(HCO3)2, Na2ZnO2, HCOONH4, NH4ClO4, Na2C2O4, (NH4)2SO3, CH3OH, NaCrO2, FeS, K2S, Al4C3, AgNO3, (NH2)2CO và CrO. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là 
- Cho các chất Al, Fe và các dung dịch Fe(NO3)2, AgNO3, HCl, NaOH lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một. Số phản ứng oxi hóa khử khác nhau nhiều nhất xảy ra là b.
Tổng giá trị (a + b) là
A. 26.	B. 27.	C. 25.	D. 24.
Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(1) Sục khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3; 
(2) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Mn(NO3)2;
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;
(4) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phenyl amoniclorua;
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(7) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4;
(8) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2;
(9) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(10) Sục luồng khí NH3 vào dung dịch CuSO4 dư;
(11) Sục khí etin vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
(12) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaCrO2.
(13) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch kali phenolat đun nóng.
(14) Nhỏ từ từ dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol.
(15) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
(16) Sục khí H2S qua dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit, đun nóng.
(17) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch NiCl2.
(18) Cho dung dịch CuCl2 vào dung dịch NaF.
(19) Cho natri sterat tác dụng với Ca(HCO3)2, đun nóng
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 15.	B. 17.	C. 16.	D. 14.
Câu 16: Một hỗn hợp khí gồm ankan A và 2,24 lít khí Cl2 được chiếu sáng tạo ra hỗn hợp X gồm 2 sản phẩm thế monoclo và điclo ở thể lỏng có khối lượng 4,26 gam và hỗn hợp khí Y có thể tích 3,36 lít. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 200 ml dung dịch có tổng nồng độ mol các muối tan là 0,6M, còn lại một khí Z thoát ra khỏi bình có thể tích 1,12 lít. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm theo khối lượng của A trong hỗn hợp là
A. 17,58%.	B. 22,02%.	C. 18,39%.	D. 29,70%.
Câu 17: Cho các phát biểu sau: 
(1) Fe, Ba, Na và Rb có thể tác dụng được với nước ở nhiệt độ cao.
(2) Saccarozơ, tinh bột, amilozơ, policaproamit, tripanmitin và protein đều có thể bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
(3) Glucozơ, fructozơ, sobitol đều tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(5) Trong phân tử amylopectin và mantozơ chỉ chứa liên kết α - 1,4 - glicozit.
(6) Tất cả các este đều tạo thành từ axit và ancol tương ứng.
(7) Dãy các chất: axit salyxilic, axit picric, p-crezol đều là các hợp chất của phenol. 
(8) Lực axit tăng dần theo thứ tự: C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH. 
(9) Số đipeptit được tạo thành từ các aminoaxit: H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH và H2NCH2CH2COOH là 9 đipeptit.
(10) Metylxiclopentan và isopentan khi tác dụng với Cl2 (ánh sáng khuếch tán, tỉ lệ mol 1 : 1) đều thu được 4 loại dẫn xuất monoclo khác nhau.
(11) Số liên kết hiđro được hình thành từ hỗn hợp lỏng ancol etylic và phenol là 2 liên kết.
(12) Cl2, NO2 và CO2 khi tác dụng với KOH, sản phẩm luôn tạo ra hai muối.
(13) Anđehit axetic làm mất màu dung dịch brom trong CCl4.
(14) Ancol etylic, axetanđehit, metanol có thể trực tiếp tạo ra được axit axetic (trong điều kiện xúc tác thích hợp).
(15) Dùng NaNO3 rắn và HCl đặc để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
(16) Giống như anilin, khi nhỏ từ từ dung dịch brom đến dư vào phenol, thì thu được kết tủa màu trắng.
(17) Trong dãy các chất: vinyl benzen, stiren, toluen, vinyl axetilen, anilin và anđehit acrylic. Số chất phản ứng cộng với dung dịch brom là 5.
(18) Dãy các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), HCOONa, NaCl, NH4NO3. Tổng số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh lần lượt là: 7 và 5.
(19) Phản ứng giữa poliisopren với HCl (xúc tác, nhiệt độ cao) là phản ứng phân cắt mạch polime.
(20) Ở -800C khi cộng HBr vào buta-1,3-đien thu được sản phẩm chính có tên gọi là: 3-brom-but-1-en.
Số phát biểu đúng là
A. 9.	B. 8.	C. 11.	D. 10. 
Câu 18: Một hợp chất hữu cơ A gồm C, H, O có 50% oxi về khối lượng. Cho A qua ống đựng 10,4 gam CuO nung nóng thu được hai chất hữu cơ B, C và 8,48 gam chất rắn. Mặt khác cho hỗn hợp hai chất hữu cơ trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra hỗn hợp hai muối và 38,88 gam Ag. Cho hỗn hợp hai muối trên tác dụng với NaOH và đun nhẹ thu được khí E. Thể tích khí E thoát ra ở đktc là
A. 13,440 lít.	B. 12,544 lít.	C. 10,304 lít.	D. 8,064 lít.
Câu 19: Cho các phản ứng sau: 
(1) MnO2 + HCl 	(2) Cu2O + H2SO4 loãng 
(3) PbO2 + HCl 	(4) NH3 + O2 (xúc tác Pt, nhiệt độ cao) 
(5) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C 	(6) Cu2O + Cu2S 
(7) SiO2 + C 	(8) Mg + SO2 
(9) K2MnO4 + H2O 	(10) Điện phân có màng ngăn dung dịch CaCl2 →
(11) HClO3 + HCl →	(12) CaOCl2 + CO2 
(13) Nhiệt phân muối (NH4)2Cr2O7 	(14) P + NH4ClO4 
(15) CH4 + F2 (ánh sáng) 	(16) NaI + H2SO4 (đặc) 
(17) CuSO4 + KI 	(18) NH4NO3 
Số phản ứng thu được đơn chất là
A. 12. 	B. 13. 	C. 14. 	D. 15.
Câu 20: - Trong dãy các chất sau: phenyl amoniclorua, natri phenolat, vinyl clorua, tơ lapsan, anlylclorua, benzylclorua, phenylclorua, phenylbenzoat, propylclorua, ancol benzylic, alanin, gly-ala-ala, m-crezol, o-xilen, PVA, NO2, K2HPO4, poliisopren và KPO3. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng, nóng là p.
- Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng.
(4) Ngâm ngập 1 đinh sắt được quấn 1 đoạn dây đồng trong dung dịch NaCl.
(5) Để 1 vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm 1 thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(7) Thả 1 viên sắt vào dung dịch chứa đồng thời Al2(SO4)3 và H2SO4.
(8) Đốt dây Fe trong bình chứa khí O2.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là k.
Giá trị của (p + k) là
A. 19. 	B. 16. 	C. 17. 	D. 18.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Cu-Ag thì nồng độ dung dịch [Ag+] giảm dần, đồng thời nồng độ dung dịch [Cu2+] tăng dần.
(2) Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẩm.
(3) Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, tất cả các muối cacbonat của kim loại kiềm thổ đều bị phân hủy.
(4) Thứ tự giảm dần bán kính ion từ trái qua phải là O2–, F–, Na+, Mg2+, Al3+.
(5) Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để bảo quản thực phẩm là CO2 rắn.
(6) Hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl.
(7) Dãy các chất BaSO4, NaOH, CH3COONa, C2H5ONa là những chất điện ly mạnh khi tan trong nước.
(8) Trong pin điện hóa Zn - Pb, ở anot xảy ra sự oxi hóa Zn.
(9) Dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được 3 chất rắn Fe, FeO và FeS.
(10) Cho các chất Fe, Cu, Ag vào các dung dịch HCl, FeCl2, FeCl3, CuSO4 thì số cặp chất xảy ra phản ứng là 5.
(11) Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô các khí N2, CO2, H2 và H2S.
(12) Để điều chế nước Javen trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
(13) Trong các phân tử BCl3, CaO, NH3 thì NH3 có độ phân cực nhỏ nhất.
(14) Ứng với công thức C7H8 (mạch hở) có tất cả 8 đồng phân tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được kết tủa vàng nhạt.
(15) Hoạt động của núi lửa, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp, sinh hoạt và nồng độ cao các ion Pb2+, Cu2+, Hg2+ là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
(16) Photpho đỏ hoạt động hóa học yếu hơn photpho trắng.
(17) Phản ứng giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động tự nhiên là Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
(18) Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: áp suất, nhiệt độ, nồng độ, chất xúc tác, kích thước hạt và thời gian xảy ra phản ứng.
Số phát biểu không đúng là
A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 10.
Câu 22: - Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu, C, FeO, AlBr3, K2SO3, Fe3O4, Cu2O và Fe2O3. Số chất trong dãy tác dụng với H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2 là a.
- Cho các phản ứng sau:
(1) Tinh bột + H2O (xúc tác, toC) →	(2) Policapromit + H2O (xúc tác H+, toC) →
(3) Polienantamit + H2O (xúc tác H+, toC) →	(4) Poliacrionitrin + Cl2 (as) →
(5) Poliisopren + nS →	(6) Cao su buna-N + Br2 (CCl4) →
(7) Poli (metyl acrylat) + NaOH (đun nóng) →	(8) Nilon-6 + H2O (xúc tác H+, toC) →
(9) Amilozơ + H2O (xúc tác H+, toC) →	(10) Cao su thiên nhiên (toC) →
(11) Nilon-6,6 + H2O (xúc tác H+, toC) →	(12) Rezol (150oC) →
Số phản ứng thuộc loại cắt mạch polime là k.
Giá trị của (a + k) là
A. 15.	B. 16.	C. 18.	D. 17.
Câu 23: Cho các nhận định sau:
(1) Tương tự K và Ba, kim loại crom cũng có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(2) Dùng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.
(3) Luyện thép bằng phương pháp lò điện sẽ thu được thép có chất lượng cao nhất.
(4) Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, grapfit), ở catot xảy ra sự oxi hóa ion Cu2+..
(5) Dung dịch NaCN, nước cường toan có thể hòa tan được vàng.
(6) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2Cr2O7 thu được kết tủa màu da cam.
(7) Các hợp chất H2S, SO2, SO3 là chất khí ở điều kiện thường.
(8) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử là K, Mg, Si, N.
(9) Phân tử CO2 và SO2 có liên kết cộng hóa trị, phân tử của chúng không phân cực.
(10) K2CO3 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thủy tinh.
(11) Iot, photpho đỏ và H2O có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, dễ bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy thấp.
(12) Nhúng thanh Fe vào các dung dịch FeCl3, ZnCl2, HCl, CuCl2, số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là 2.
(13) Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp3, còn trong phân tử C2H4, cacbon ở trạng thái lai hóa sp2.
(14) Poli vinyl clorua, poli etylen, polistiren và nilon - 6 là những polime tổng hợp.
(15) Cho các chất sau: H2O, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là H2O, C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.
(16) Axit linolenic là axit béo có công thức phân tử C17H29COOH và naphtalen là hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen, có công thức phân tử C10H8.
(17) Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là 3 đồng phân.
(18) Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa bột than hoạt tính.
(19) Etyl amin, axit axetic, ancol etylic và trimetylamin là những hợp chất có liên kết hiđro giữa các phân tử của chúng.
(20) Trong điều kiện thích hợp, propan tác dụng với clo, số dẫn xuất điclo có thể tạo ra là đồng phân cấu tạo của nhau là 4.
Số phát biểu đúng là
A. 8. 	B. 6. 	C. 7. 	D. 5.
Câu 24: Cho hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 21. Hỗn hợp Y gồm CH4, C2H4 và C3H4 có tỉ khối so với He là 6,4. Để đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp A cần V1 (lít, ở đktc) hỗn hợp Y.
- Trường hợp 2: Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch HCl 1,5M vào X, thu được dung dịch Y và 1,008 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa. Nếu cho từ từ dung dịch X vào bình đựng 100 ml dung dịch HCl 1,5M thì thể tích khí CO2 lớn nhất thoát ra là V2 (lít, ở đktc). 
Giá trị của (V1 + V2) là
A. 6,384 lít.	B. 5,208 lít. 	C. 7,560 lít.	D. 6,888 lít.
Câu 25: Cho hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Cho m gam xenlulozơ tác dụng với 500 ml dung dịch anhiđrit axetic 0,52M, sau phản ứng thu được a gam xenlulozơ axetat và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với 300 ml dung dịch NaOH 1,0M thu được 23,76 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
- Trường hợp 2: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho 5,6 gam Fe vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thấy khối lượng Z giảm 13,1 gam. Khối lượng dung dịch Y là b gam.
A. 89,00 gam. 	B. 75,26 gam. 	C. 99,20 gam. 	D. 72,80 gam.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp gồm kim loại M (hóa trị n) và Al (có tỉ lệ mol tương ứng 5 : 3) trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí NO và N2O có tỉ khối so với He là 9,25. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,9 gam muối khan. Ở trong tự nhiên kim loại M có hai đồng vị là A và B (có phần trăm khối lượng tương ứng là 75% và 25%), hai số khối hơn kém nhau 1 đơn vị, biết nguyên tử khối trung bình của M là (MM + 0,25) đvC. Phần trăm theo khối lượng của đồng vị B có trong hợp chất M3(PO4)n là
A. 7,136%.	B. 7,156%.	C. 6,870%.	D. 6,850%.
Câu 27: Cho các phản ứng sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO.	(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(3) Cho beri tác dụng với dung dịch KOH.	(4) Cho Cr2O3 tác dụng với NaOH loãng, nóng.
(5) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với khí H2S.	(6) Cho SO3 tác dụng với H2SO4 đặc.
(7) Cho bột Al tác dụng với MgO.	(8) Sục khí CO2 vào dung dịch clorua vôi.
(9) Cho khí CO tác dụng với Cl2 có xúc tác.	(10) Cho dung dịch HCl tác dụng với Fe(NO3)2.
(11) Dung dịch Na2Cr2O7 tác dụng với NaOH. 	(12) Quặng Ag2S tác dụng với NaCN, nhiệt độ.
(13) Dung dịch NaAlO2 tác dụng với C6H5NH3Cl.	(14) Dung dịch Na2CO3 và phenol.
(15) Cho khí NH3 tác dụng với khí CO2 (xt, toC).	(16) Sục khí CO2 dư vào dung dịch CH3COONa.
(17) Cho khí Cl2 tác dụng với C2H5OH (xt, toC).	(18) Cho Sn(NO3)2 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(19) Cho Si tác dụng với HNO3 đặc, nóng.	(20) Cho PbS tác dụng với dung dịch H2O2.
Ở điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra được là
A. 17.	B. 15.	C. 16.	D. 14.
Câu 28: Hỗn hợp khí A gồm một ankan và hai anken là đồng đẳng liên tiếp. Cho 560 ml A đi qua ống chứa bột Ni nung nóng thu được 448 ml hỗn hợp khí A1, tiếp tục cho A1 lội qua bình nước brom thấy nước brom bị nhạt màu một phần và khối lượng bình brom tăng thêm 0,343 gam. Hỗn hợp khí A2 đi ra khỏi bình brom chiếm thể tích 291,2 ml và tỉ khối đối với không khí bằng 1,313. Biết hai anken có tốc độ phản ứng như nhau. Phần trăm theo khối lượng của ankan có trong hỗn hợp A là
A. 28,64%.                        B. 40,47%.                        C. 17,63%.                        	D. 28,16%.
Câu 29: Chia 4,38 gam hỗn hợp A gồm vinyl fomat, saccarozơ, mantozơ thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A (với hiệu suất thủy phân các chất lần lượt là 75%, 60% và 80% bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, phản ứng kết thúc được 4,0104 gam Ag.
- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn A thu được m gam H2O và V lít khí CO2. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 có nồng độ 0,05M và BaCl2 0,2M vào dung dịch A thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch C. Giá trị của m là
A. 1,26 gam.	B. 1,20 gam.	C. 1,40 gam.	D. 1,23 gam.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại R có hoá trị không đổi. Hoà tan 3,3 gam X trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hoà tan hoàn toàn 3,3 gam X trong dung dịch HNO3 1M lấy dư 10% thu được 896 ml hỗn hợp khí Y gồm N2O, NO (đktc) có tỉ khối so với C2H6 là 1,35 và một dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH thấy xuất hiện 4,77 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 0,74M.	B. 0,86M.	C. 0,84M.	D. 0,76M. 
Câu 31: X là hỗn hợp đồng nhất gồm hai kim loại Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 52,24% phần trăm khối lượng. Hòa tan 16,08 gam hỗn hợp X trong 113,4 gam dung dịch HNO3 40%. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Điện phân dung dịch Y với các điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A, trong thời gian 2 giờ 9 phút thì kết thúc điện phân. Độ tăng khối lượng của catot (giả thiết toàn bộ kim loại sinh ra bám lên catot):
A. 12,16 gam. 	B. 11,84 gam. 	C. 9,92 gam.	D. 14,40 gam.
Câu 32: Cho từ từ V lít khí H2S (đktc) vào 300 ml dung dịch CuCl2 0,1M và FeCl3 0,1M đến bão hòa, được dung dịch A và chất rắn B. Thêm 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M vào dung dịch A thấy còn lại chất rắn không tan là 1,44 gam, khí D duy nhất không màu hóa nâu ngoài không khí thoát ra và dung dịch E có màu vàng nhạt. Giá trị của V là
A. 1,344 lít.	B. 1,568 lít.	C. 1,792 lít.	D. 2,016 lít.
Câu 33: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 82 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp A gồm một oxit của X và kim loại Cu (biết số mol oxit của X lớn hơn số mol Cu) trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng thu được khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 19,6 gam muối khan. Khí SO2 sinh ra được hấp thụ toàn bộ vào dung dịch nước brom, phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Trung hòa dung dịch B bằng 400 ml dung dịch KOH aM thì thu được 11,42 gam chất tan. Giá trị của a là
A. 0,40M.	B. 0,30M.	C. 0,20M.	D. 0,15M. 
Câu 34: Thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Để hòa tan hết hỗn hợp X gồm Cr2O3, CuO, Fe3O4 cần vừa đủ 550 ml HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Một nữa dung dịch Y hòa tan hết tối đa 2,9 gam Ni. Cô cạn nửa dung dịch Y còn lại thì khối lượng muối khan thu được là m gam.
- Thí nghiệm 2: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88 gam chất rắn và dung dịch A. Thêm 2,925 gam Zn vào A, sau phản ứng thu được a gam chất rắn Z và dung dịch chứa 1 muối duy nhất. Hòa tan hết a gam Z vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 145,6 ml hỗn hợp khí gồm N2O và N2 có tỉ khối so với CH4 là 103/52 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được n gam muối khan.
Giá trị của (m - n) là
A. 19,52 gam. 	B. 19,68 gam. 	C. 19,40 gam. 	D. 19,44 gam.
Câu 35: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Trộn đều X rồi chia thành 2 phần:
 - Phần 1 (có khối lượng 14,49 gam) hoà tan hết vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,165 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5).
 - Phần 2 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thấy có 0,015 mol khí H2 thoát ra và còn lại 2,52 gam chất rắn. 
 Công thức của oxit sắt FexOy và giá trị của m là
A. Fe2O3; 19,32 gam.	B. Fe3O4; 28,98 gam.	C. Fe3O4; 19,32 gam.	D. Fe2O3; 28,98 gam.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4. 	(2) Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(3) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2). 	(4) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(5) Cho NH3 tác dụng với CrO3. 	(6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(7) Glyxerol tác dụng với Cu(OH)2. 	(8) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(9) Cho K2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc. 	(10) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI.
(11) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.	(12) Metanal tác dụng với AgNO3 trong NH3.
(13) Cho FeS tác dụng với H2SO4 loãng.	(14) Cho FeS2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(15) Cho saccarozơ tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.	(16) Lên men glucozơ.
(17) Ete hóa CH3OH (với xúc tác H2SO4 đặc, toC).	(18) Cho CaO tác dụng với C trong lò điện.
(19) Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HI, đun nóng.	(20) Cho FeCl2 tác dụng với AgNO3 vừa đủ.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 12.	B. 13.	C. 11.	D. 10.
Câu 37: Cho các phản ứng sau:
(1) Cho bari vào dung dịch H2SO4 loãng.	
(2) Cho dung dịc

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_TUYEN_SINH_DAI_HOC_MON_HOA_HOC_KHOI_A_B.doc