Đề kiểm tra học kì II môn vật lí 9

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn vật lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn vật lí 9
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 9
A.TRẮC NGHIỆM:
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
 	A. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.
 	B. Cho cuộn dây đứng yên trước thanh nam châm.
 	C. Cho cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.
 	D. Khi giữ cho từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.
2. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
 	A. Luôn luôn tăng.
 	B. Luôn luôn giảm.
 	C. Luân phiên tăng giảm.
 	D. Luôn luôn không đổi.
3. Dòng điện xoay chiều là dòng điện :
 	A. Đổi chiều liên tục không theo chu kì.
 	B. Luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì.
 	C. Lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại.
 	D. Luôn theo một chiều xác định.
4. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
 	A. Nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn nối với hai cực nam châm.
 	B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối với nam châm điện.
 	C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
 	D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
5. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
 	A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
 	B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
 	C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
 	D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
6. Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? Hãy chỉ ra kết luận không chính xác. 
 	A. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học.
 	B. Tác dụng quang.
 	C. Tác dụng từ.
 	D. Tác dụng sinh lí.
7. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện.
 	A. Tác dụng nhiệt.
 	B.Tác dụng từ.
 	C. Tác dụng quang.
 	D. Tác dụng sinh lí.
8. Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa ? 
Chọn câu sai trong các câu sau:
 	A.Vì nơi sản xuất điện năng tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau 
 	B.Vì điện năng sản xuất ra không thể để dành trong kho được
 	C.Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay
 	D. Vì điện năng không thể nằm yên
9. Khi truyền tải điện năng đi xa hao phí đáng kể khi điện năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
 	A. Hóa năng
 	B. Năng lượng ánh sáng
 	C. Nhiệt năng
 	D. Năng lượng từ trường 
10. Một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí có:
 	A. Góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
 	B. Góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.
 	C. Góc khúc xạ r gấp 2 lần góc tới i.
 	D. Góc khúc xạ r bằng góc tới i.
11. Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh giảm dần góc tới độ lớn góc khúc xạ thay đổi như thế nào?
 	A. Tăng dần.
 	B. Giảm dần.
 	C. Không thay đổi.
 	D. Lúc đầu giảm sau đó tăng.
12. Câu nào sau đây là câu sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ ?
 	A. Tia tới đến quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
 	B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
 	C. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
 	D. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song trục chính.
13. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
 	A. Ảnh thật ngược chiều với vật.
 	B. Ảnh thật cùng chiều với vật.
 	C. Ảnh ảo ngược chiều với vật.
 	D. Ảnh ảo cùng chiều với vật.
14. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của TKHT và nằm trong khoảng tiêu cự của TK . Ảnh A’ B’ của AB qua TK là:
 	A. Ảnh thật ngược chiều với vật.
 	B. Ảnh thật cùng chiều với vật.
 	C. Ảnh ảo ngược chiều với vật.
 	D. Ảnh ảo cùng chiều với vật.
15. Dùng TKPK hứng áng sáng mặt trời theo phương song song với trục chính của TK. Thông tin nào sau đây là đúng ?
 	A. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của TK.
 	B. Chùm tia ló là chùm song song. 
 	C. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
 	D. Chùm tia ló vừa song song vừa hội tụ.
16. Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì ?
 	A. Làm tăng độ lớn của vật.
 	B. Làm ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
 	C. Làm tăng khoảng cách đến vật.
 	D. Làm giảm khoảng cách đến vật.
17. Thấu kính nào sau đây có thể làm kính cận thị:
 	A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.
 	B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.
 	C. Thấu kính hội tụcó tiêu cự 50 cm.
 	D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
18. Khi đeo kính để khắc phục tật mắt lão thì ảnh của vật qua kính có đặc điểm gì ?
 	A. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
 	B. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
 	C. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật.
 	D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật.
19. Khi nhìn vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm gì?
 	A. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
 	B. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
 	C. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật.
 	D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật.
20. Chập hai tấm lọc màu xanh và màu đỏ nhìn tờ giấy trắng qua hai tấm lọc màu đỏ tờ giấy có màu gì?
 	A. Màu trắng. 
 	B. Màu đen.
 	C. Màu xanh.
 	D. Màu đỏ.
21. Khi tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện lên 2 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện sẽ:
 	A. Không thay đổi.
 	B. Tăng 8 lần.
 	C. Giảm 8 lần.
 	D. Giảm 4 lần.
22. Để truyền tải cùng một công suất điện nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
 	A. Tăng 2 lần.
 	B. Tăng 4 lần.
 	C. Giảm 2 lần.
 	D. Không tăng không giảm.
23. Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: 
A. Tăng 2 lần. 
 	B. Giảm 2 lần.
 	C. Tăng 4 lần.
 	D. Giảm 4 lần.
24. Để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện, trong thực tế người ta dùng cách nào?
 	A. Giảm điện trở của dây dẫn.
 	B. Giảm công suất của nguồn điện.
 	C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.
 	D. Tăng tiết diện của dây dẫn.
25. Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế nào?
 	A. Hiệu điện thế một chiều.
 	B. Hiệu điện thế nhỏ.
 	C. Hiệu điện thế lớn.
 	D. Hiệu điện thế lớn xoay chiều. 
26. Vật AB đặt trước thấu kính có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’ B’ ngược chiều và cao bằng vật AB . Câu nào sau đây là đúng nhất?
 	A. OA = f 
 	B.OA = 2f
 	C. OA > f
 	D. OA < f
 27. Vật AB đặt trước TKHT có tiêu cự f và cách TK một khoảng OA= f/2 cho ảnh A’B’ có đặc điểm gì sau đây?
 	A. Là ảnh ảo cùng chiều cao gấp 2 lần vật.
 	B. Là ảnh thật ngược chiều cao gấp 2 lần vật.
 	C. Là ảnh ảo ngược chiều cao gấp 2 lần vật.
D. Là ảnh thật cùng chiều cao gấp 2 lần vật.
28. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của TKPK ảnh A’B’ của AB qua TK là:
 	A. Ảnh ảo cùng chiều với vật.
 	B. Ảnh thật cùng chiều với vật.
 	C. Ảnh thật ngược chiều với vật.
 	D. Ảnh ảo ngược chiều với vật.
29. Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6 m đứng cách máy 4m, chiều cao của ảnh là bao nhiêu?
 	A. 3,5cm. 	
 	B. 2,5 cm.
 	C. 2,025 cm. 	
 	D. 4cm.
30. Phim của máy ảnh phải lắp trong buồng tối bởi vì:
 	A. Phim ảnh dể bị hỏng.
 	B. Phim ảnh làm bằng nhựa.
 	C. Phim ảnh sẽ hỏng khi gặp ánh sáng chiếu vào nó.
 	D. Phim ảnh phải nằm sau vật kính.
31. Kính lúp có số bội giác 2,5 x thì có tiêu cự bằng bao nhiêu?
 	A. 10 cm. 
 	B. 20 cm. 
 	C. 500 cm 
 	D. 100 cm.
32. Quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể nước ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?
 	A. Phản xạ ánh sáng.
 	B. Khúc xạ ánh sáng.
 	C. Luôn truyền thẳng.
 	D. Không tuân theo hiện tượng nào.
33. Ánh sáng Mặt Trời đi qua vật nào dưới đây không bị tách ra các màu?
 	A. Giọt nước đọng trên lá cây.
 	B. Bong bóng xà phòng.
 	C. Tấm thủy tinh mỏng.
 	D. Váng dầu mỡ. 
34. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng trắng?
 	A. Hiện tượng cầu vồng.
 	B. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng.
35. Để có ánh sáng màu hồng nhạt phải trộn hai màu nào với nhau?
 	A. Đỏ với lục.
 	B. Đỏ với lam.
 	C. Đỏ với tím.
 	D. Đỏ với vàng.
 36. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng cuộn thứ cấp có 50 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một HĐT xoay chiều 6,6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có HĐT là bao nhiêu?
 	A. 9V. 
 	B. 4,5V. 	
 	C. 3V. 	
 	D. 1,5V.
37. Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:
 	A. 00. 	
 	B. 300 	
 	C. 600 	
 	D.900 
38. Một vật đặt vuông góc với trục chính của TKHT cho ảnh cao gấp 2 lần vật ảnh cách vật cao 45cm . Tiêu cự của TK là bao nhiêu?
 	A. 8cm. 	
 	B. 12cm. 	
 	C. 10cm. 	
 	D. 22,5cm.
 39. Một vật đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, cách TK 12cm. Tiêu cự của TK là 16cm. Ảnh cách thấu kính là bao nhiêu?
 	A. 24cm. 	
 	B. 36cm. 	
 	C. 18cm. 	
 	D.48cm.
40. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của TKPK có tiêu cự f = 16cm điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
 	A. 96cm. 	
 	B. 22cm. 	
 	C. 16cm. 	
 	D.6cm. 
41. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của một vật AB cao 120cm, đặt cách máy 12m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh A’B’ cao 3cm. Hỏi khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu? 
 	A. 12cm. 	
 	B. 8cm. 	
 	C. 4cm. 	
 	D. 3cm.
42. Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh là:
 	A. 3c.m 	
 	B. 2cm. 	
 	C. 1cm. 	
 	D. 4cm.
43. Một người bị cận thị khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu? 
 	A. 30cm. 	
 	B. 40cm. 	
 	C. 50cm. 	
 	D.60cm.
44. Độ bội giác của kính lúp là 5x. Tiêu cự của kính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
 	A. 5m. 	
 	B. 5cm. 	
 	C. 5mm. 	
 	D. 5dm. 
45. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, cách TK 16cm. Thấu kính có tiêu cự 12cm. Ảnh của vật tạo bởi TK cao gấp bao nhiêu lần vật?
 	A. 16 lần. 	
 	B. 12 lần. 	
 	C. 4 lần. 	
 	D. 3 lần.
B. TỰ LUẬN:
1. Vì sao không dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế?
2. Phân biệt hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ ánh sáng?
3.Trong nồi cơm điện, năng lượng nào được biến đổi chủ yếu thành nhiệt năng? 
4.Trong máy phát điện xoay chiếu Roto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
5.Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiếu.
6. Hãy giải thích vì sao đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều?
7. Bộ phận góp điện trong động cơ điện một chiều và máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ khác nhau?
8. lắp một bóng đèn dây tóc vào hai cực của một máy điện xoay chiều. khi máy quay, bóng đèn sáng tối (luân phiên sáng tối, xen kẽ). vì sao?
9. Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện. 
10. đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam – Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn? Giải thích thì sao?
11. Vì sao muốn truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn người ta lại phải dùng hai máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện. 
12. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu
13. Đặt một điểm sáng S’ của S tạo bởi thấu kính phân kỳ như hình vẽ bên
a) Dựng ảnh S’ của S tạo bởi thấu kính đã cho
b) S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? vì sao
14. Dựa vào tính chất chủ yếu nào của điện trở để chế tạo biến trở ?
15. Sự nhiễm từ của sắt thép khác nhau ở chổ nào? Nguyên tắc chế tạo nam châm vĩnh cửu.
16. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng
 	a. Máy đó là máy tăng thế hay hạ thế.
 	b. Đặt vào hai đấu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế 400V. tìm hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. 
 	c. Điện trở của đường dây truyền đi là 40, công suất truyền đi là 1000000W. tính công suất hao phí trên đường dây do tỏa nhiệt trên đường dây.
 	d. Muốn công suất hao phí giảm đi một nửa thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu? 
--- HẾT ---

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_9.doc